Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Triệu chứng khó thở hụt hơi khi mang thai mà mẹ bầu nên đề phòng

Ngày 09/05/2022
Kích thước chữ

Triệu chứng khó thở hụt hơi khi mang thai có thể xảy ra trong những tháng đầu hoặc cả thời kỳ mang thai, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của mẹ bầu. Thực tế, khó thở và hụt hơi nhẹ chỉ là triệu chứng bình thường của thai kỳ và không gây hại cho mẹ và thai nhi.

Bị khó thở ở bà bầu là tình trạng khá phổ biến và thường do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, vẫn cần xem xét tình trạng khó thở có kèm theo các triệu chứng khác như bệnh hô hấp hoặc tim phổi hay không. Vì vậy, tìm hiểu khó thở là do đâu thì sẽ có cách làm giảm triệu chứng thích hợp để mẹ bầu thoải mái hơn.

Nguyên nhân xuất hiện triệu chứng khó thở hụt hơi khi mang thai

Mặc dù triệu chứng khó thở hụt hơi khi mang thai hoàn toàn phổ biến, nhưng bác sĩ không phải lúc nào cũng có thể xác định được nguyên nhân chính xác. Một số phụ nữ mang thai có thể nhận thấy những thay đổi trong nhịp thở gần như ngay lập tức, trong khi những người khác có thể chỉ cảm thấy những thay đổi này trong những tháng cuối thai kỳ.

Bị khó thở khi mang thai 3 tháng đầu

Trong thời gian này, thai nhi chưa đủ lớn để gây khó thở cho mẹ bầu, nhưng cơ hoành, một mô cơ ngăn cách tim, phổi và bụng sẽ tăng lên khoảng 4 cm trong những tháng đầu của thai kỳ. Sự chuyển động của cơ hoành giúp phổi hút nhiều không khí hơn, một số phụ nữ mang thai không nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào trong cách thở, nhưng số khác lại thấy không thể thở sâu như trước khi mang thai.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai thường thở nhanh hơn do thay đổi của hormone progesterone. Hormone này đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của thai nhi. Nó cũng là một chất kích thích hô hấp làm cho mẹ bầu thở nhanh hơn hơn để lấy oxy tăng cao gây hụt hơi.

Triệu chứng khó thở hụt hơi khi mang thai mà mẹ bầu nên đề phòng 1 Triệu chứng khó thở hụt hơi khi mang thai là điều hoàn toàn phổ biến

Bị khó thở khi mang thai 3 tháng giữa

Phụ nữ mang thai có thể bị khó thở trong ba tháng giữa thai kỳ. Đây cũng là thời điểm tử cung phát triển mạnh nhất kèm theo hoạt động của tim cũng có thể có tác động đến quá trình hô hấp. 

Một lý do khác dẫn đến khó thở khi mang thai là lượng máu tăng lên đáng kể, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để đưa máu đi khắp cơ thể và đến bào thai.

Bị khó thở khi mang thai tháng cuối

Trong những tháng cuối của thai kỳ, bà bầu có thể dễ thở hoặc khó thở hơn tùy thuộc vào vị trí đầu của bé. Trước khi bé xoay đầu và tiếp cận khung xương chậu, đầu của bé có thể nằm dưới xương sườn hoặc đè lên cơ hoành của mẹ khiến mẹ trở nên khó thở.

Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân mà mẹ bầu nào cũng gặp ở trên thì vẫn có thể do những bệnh lý nguy hiểm khác mẹ bầu cần chú ý như:

Bệnh cơ tim chu sản

Đây là một chứng suy tim có thể xảy ra trong khi mang thai hoặc sau khi sinh. Các triệu chứng bao gồm mắt cá chân sưng lên, huyết áp thấp, mệt mỏi và tức ngực. Bệnh cơ tim chu sản có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu và cần được điều trị. 

Tích nước

Một số phụ nữ bị phù nề khi mang thai, đây là một tình trạng giữ nước của cơ thể và khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Khi mẹ bầu bị phù nề có thể ảnh hưởng đến phổi và xoang gây khó thở. 

Triệu chứng khó thở hụt hơi khi mang thai mà mẹ bầu nên đề phòng 2 Cơ thể tích nước phù nề là hoàn toàn phổ biến khi mang thai

Thiếu máu

Cơ thể sử dụng sắt để tạo ra các tế bào hồng cầu cần thiết và vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Thiếu sắt đồng nghĩa với việc cơ thể bị thiếu máu từ đó cơ thể làm việc khó khăn hơn bình thường để sản xuất oxy, gây khó khăn cho việc thở của bà bầu.

Hen suyễn

Nếu mẹ mắc bệnh hen suyễn từ trước thì khi mang thai có thể làm triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn và khiến bà bầu khó thở hơn. Do đó cần nói chuyện với bác sĩ để có phương pháp điều trị an toàn khi mang thai tránh gây hại cho cả mẹ và con. 

Cách giảm nhẹ triệu chứng khó thở cho mẹ bầu

Nằm và ngồi đúng tư thế, thoải mái

Tư thế phù hợp giúp tử cung di chuyển ra khỏi cơ hoành, giúp mẹ bầu dễ thở hơn. Mẹ bầu có thể sử dụng đai đỡ bầu để giúp các mẹ di chuyển thoải mái hơn khi mang thai. Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên thực hiện các bài tập thở trong quá trình sinh nở để giúp mẹ thở dễ dàng hơn.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Mẹ bầu nên lắng nghe cơ thể mình và nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống đủ dinh dưỡng nếu mẹ cảm thấy không thể thở được. Trong giai đoạn sau của thai kỳ, thai phụ không thể tham gia các hoạt động thể chất như trước. Chèn một chiếc gối vào phần cơ thể. Khi bạn nằm ngửa khi ngủ, tử cung của bạn có thể nghiêng xuống, giúp phổi của bạn có nhiều chỗ hơn. Nghiêng người sang trái một chút cũng giúp tử cung không đè lên động mạch chủ cho phép phụ nữ mang thai thở tốt hơn.

Vận động nhẹ nhàng

Tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, ngồi thiền, giãn gân cốt là những bài tập lý tưởng để vừa cải thiện nhịp tim và điều hoà nhịp thở. Tuy nhiên không nên tập luyện quá sức và tham khảo ý kiến bác sĩ vào giai đoạn nào phù hợp để tập thể dục và thời gian tập bao lâu trong một này để đảm bảo sức khoẻ của mẹ bầu.

Triệu chứng khó thở hụt hơi khi mang thai mà mẹ bầu nên đề phòng 3 Mẹ bầu nên tập thể dục và vận động nhẹ nhàng vừa tăng cường sức khoẻ và tránh cơ thể phù nề

Như vậy, ở bài viết trên đã chỉ ra những nguyên nhân của triệu chứng khó thở hụt hơi khi mang thai. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp các bà mẹ tương lai tránh được tình trạng khó thở khi mang thai. Nếu mẹ có các triệu chứng sau hãy đến bệnh viện ngay lập tức: Tay chân, mặt, môi chuyển tím tái, đau tức ngực, tăng nhịp tim, thở khò khè,...

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin