Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tại Việt Nam hiện nay, ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở nam giới và cả ở nữa giới. Bệnh thường rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chỉ được phát hiện rõ hơn khi bệnh tiến triển nặng dần, đặc biệt là ở giai đoạn cuối. Vậy triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối sẽ biểu hiện như thế nào, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Hiện nay, có đến 80% ca bệnh ung thư phổi liên quan tới thói quen xấu là hút thuốc lá, 20% nguyên nhân còn lại là do tiếp xúc trực tiếp với khí radon, do di truyền, hút thuốc lá thụ động và do ô nhiễm môi trường… Do đó, các bác sĩ cũng khuyến cáo mỗi người dân chúng ta cần đề phòng bệnh ung thư phổi bằng việc không hút thuốc lá cũng như tiếp xúc với khói thuốc. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý hô hấp như viêm phế quản mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Ung thư phổi giai đoạn cuối là giai đoạn bệnh phát triển nặng nhất của bệnh ung thư phổi. Ở giai đoạn cuối này, tế bào ung thư đã lan rộng, di căn đến cả hai phổi, các khu vực xung quanh phổi và các cơ quan ở xa. Hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối này nhé!
Khác với các căn bệnh ung thư khác, bệnh ung thư phổi rất khó trong việc xác định ung thư vào giai đoạn sớm nhất. Các triệu chứng của bệnh thường diễn biến âm thầm, rất dễ nhầm lẫn với các căn bệnh thông thường khác. Tế bào ung thư hay khối u thường nằm sâu ở trong mô phổi nên việc phát hiện bằng các u cục như ở bệnh ung thư vú là điều không thể.
Phần lớn các bệnh nhân chỉ biết mình có bệnh ung thư phổi khi tình cờ đi khám một bệnh lý khác, khi bệnh tiến triển cục bộ hoặc đã di căn. Chỉ 20 – 30% bệnh nhân có đủ khả năng để phẫu thuật khi bệnh ở giai đoạn đầu. Và tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ khoảng 15%. Khi bệnh đã tiến triển nặng hơn, các triệu chứng trở nên rõ rệt như: Bệnh nhân khó thở, đau nhức xương và ho kéo dài. Thời điểm này việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu là kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân và giảm triệu chứng đau đớn cho họ.
Sự di căn và lan rộng của khối u vào đường thở có thể làm cho tắc nghẽn thậm chí chảy máu. Các bác sĩ có thể sẽ đề nghị bệnh nhân làm một thủ tục bức xạ để làm giảm sự tắc nghẽn và kiểm soát sự chảy máu.
Khi các tế bào ung thư bắt đầu di căn tới não, bệnh nhân thường xuyên bị đau đầu không rõ nguyên nhân, thậm chí co giật và phát sinh các triệu chứng về thần kinh khác như: Nói yếu, nói vấp hoặc có vấn đề về giọng nói. Lúc này, liệu pháp xạ trị có thể được khuyến cáo để làm chậm sự phát triển của các khối u và nhằm làm giảm các triệu chứng như trên đối với bệnh nhân. Đôi khi bệnh nhân cần phải dùng thuốc để hạn chế co giật.
Di căn xương là loại rất phổ biến ở bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối. Tiên lượng của những người bệnh này vẫn còn rất kém với thời gian sống trung bình dưới 1 năm. Đau nhức xương có thể bắt nguồn từ xương – sự xâm lấn trực tiếp với các vi sợi làm tăng áp lực nội mạc và biến dạng của màng ngoài tim. Hoặc do sự chèn ép rễ thần kinh – đặc biệt liên quan đến các xẹp đốt sống hoặc từ sự co thắt cơ ở vùng tổn thương của xương. Càng về sau, đau đớn càng tăng, người bệnh có khả năng gặp khó khăn trong việc vận động.
Đôi khi ho có thể trở nên không kiểm soát được, ho không ngừng. Điều này xuất phát từ sự phát triển của các khối u trong hệ thống hô hấp hoặc do đờm đặc gây nên sự tắc nghẽn đường thở. Do đó cơ thể phản xạ bằng phản ứng ho.
Chất lỏng chứa các tế bào ung thư có thể tích tụ dày đặc trong phổi gây ra sự khó thở. Nỗi sợ hãi kinh hoàng khi khó thở càng làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Những bệnh nhân mắc ung thư phổi thường sợ đau đớn hơn bất cứ điều gì khác. Đau đớn có thể khiến bệnh nhân cáu kỉnh, không ngủ được, mất cảm giác ăn ngon miệng và khả năng tập trung.
Bình thường, khi ung thư phổi bước sang giai đoạn cuối cùng, lúc này bệnh nhân đã bỏ qua thời gian vàng để điều trị bệnh. Do đó, tỷ lệ người bệnh có thể khỏi trong giai đoạn này khả năng vô cùng hiếm. Các phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối hầu như chỉ nhằm các mục đích giúp bệnh nhân giảm cơn đau đớn và kéo dài sự sống cho họ.
Khi bệnh ung thư phổi bước vào giai đoạn cuối, các phương pháp điều trị chỉ là điều trị hỗ trợ. Phương pháp điều trị hỗ trợ này giúp làm giảm các triệu chứng, giảm cơn đau và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Trong giai đoạn này, cơ thể bệnh nhân bị các tế bào ung thư xâm lấn tấn công mạnh mẽ. Hầu hết tất cả các bộ phận trong cơ thể đều đang bị tổn thương nặng nề. Cơ thể của bệnh nhân trở nên xanh xao hơn và sụt cân nhanh chóng. Do đó, việc bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng sẽ góp phần giúp cơ thể bệnh nhân khỏe hơn.
Nên lắng nghe những mong muốn của bệnh nhân về thực phẩm họ muốn được ăn. Đảm bảo các thức ăn được chế biến loãng để cơ thể dễ hấp thụ nhất.
Cơ thể quá mệt mỏi, ù lì, lười vận động là các biểu hiện của tất cả những người bệnh ung thư phổi ở giai đoạn cuối. Tuy nhiên, nếu cứ nằm ù lì một chỗ, sẽ làm gia tăng tình trạng khó thở và mệt mỏi của người bệnh. Phương pháp tốt nhất lúc này là người chăm sóc nên đưa bệnh nhân đi dạo nơi không khí trong lành và hỗ trợ bệnh nhân thực hiện vận động nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp cho bệnh nhân có thể khỏe hơn, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, thông suốt khi hít thở và ăn uống.
Tâm lý thoải mái luôn đóng vai trò cực kì quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người chúng ta. Khi mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, bệnh nhân không nên mất niềm tin và tuyệt vọng. Bệnh nhân nên giữ tinh thần thoải mái và lạc quan sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt sự đau đớn. Ngoài ra, việc giữ cho tinh thần thoải mái sẽ mang lại sự hỗ trợ rất lớn cho việc điều trị tích cực hơn.
Trên đây là những thông tin về triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối. Để bảo vệ sức khỏe bản thân mình, chúng ta nên thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm. Điều này rất quan trọng, giúp đảm bảo cho bản thân có một sức khỏe tốt hơn. Nếu không may cơ thể gặp những vấn đề khác nhau cũng có thể kịp thời phát hiện và nắm được thời điểm vàng để điều trị bệnh tốt nhất.
Hoàng Yến
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.