Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Tiêm chủng

Trước khi tiêm viêm gan B cần làm gì? Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B

Ngày 11/05/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm gan B là một trong những bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm với tỷ lệ mắc ngày một gia tăng hiện nay. Việc chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh là một trong những giải pháp tốt nhất giúp giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Vậy trước khi tiêm viêm gan B cần làm gì?

Trước khi tiêm viêm gan B cần làm gì vẫn luôn là chủ đề được nhiều đọc giả quan tâm. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc làm sáng tỏ chủ đề này. Tuy nhiên, trước hết, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua một số thông tin cơ bản về căn bệnh viêm gan B bạn nhé.

Sơ lược về căn bệnh viêm gan B

Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng gan gây ra bởi virus viêm gan B (viết tắt là HBV). Đây là một trong những bệnh lý gan nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm, trong đó không thể không kể đến xơ gan, suy gan và ung thư gan.

Thực tế cho thấy, người bệnh viêm gan B có thể tự hồi phục sau nhiễm bệnh và tự tạo miễn dịch bảo vệ, song trong một số trường hợp, người bệnh có thể đứng trước các nguy cơ:

  • Viêm gan B tiến triển thành viêm gan tối cấp và người bệnh tử vong do suy gan.
  • Hệ miễn dịch của cơ thể không tự đào thải được virus viêm gan B và hậu quả là bệnh tiến triển thành mạn tính.
Trước khi tiêm viêm gan B cần làm gì? Lịch tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B 1
Viêm gan B có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm

Tầm quan trọng của việc tiêm phòng viêm gan B

Như đã trình bày phía trên, viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Do vậy, mỗi người cần chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh.

Các chuyên gia cho biết, tiêm phòng bệnh viêm gan B không chỉ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm virus viêm gan B mà còn giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh, đặc biệt là tình trạng xơ gan và suy gan. Tuy viêm gan tối cấp rất hiếm khi xảy ra song tình trạng này lại là căn nguyên dẫn đến tử vong ở người bệnh, nhất là ở đối tượng trẻ sơ sinh.

Thực tế cho thấy, chương trình tiêm chủng phổ cập dành cho trẻ sơ sinh ở các nước có tỷ lệ mắc viêm gan B cao đã góp phần làm giảm thiểu tỷ lệ mắc viêm gan B mạn tính, giảm tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em từ 10% xuống chỉ còn 1% và đặc biệt là giảm đến ½ tỷ lệ mắc ung thư biểu mô tế bào gan với nhóm đối tượng là trẻ em trong độ tuổi từ 6 - 14 tuổi.

Không dừng lại ở đó, việc tiêm chủng rộng rãi vắc xin phòng bệnh viêm gan B còn góp phần kiểm soát bệnh viêm gan B trong cộng đồng đồng thời giảm tỷ lệ nhiễm virus viêm gan D bởi viêm gan D chỉ xảy ra khi người bệnh mắc viêm gan B trước đó.

Trước khi tiêm viêm gan B cần làm gì? Lịch tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B 2
Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B là điều rất cần thiết

Trước khi tiêm viêm gan B cần làm gì?

Có thể thấy rằng, chủ động tiêm phòng viêm gan B là việc làm vô cùng cần thiết để ngăn ngừa bệnh. Một câu hỏi đặt ra: Trước khi tiêm viêm gan B cần làm gì?

Trước khi tiêm viêm gan B nói riêng và tiêm phòng nói chung, việc đầu tiên, cần làm đó là khám sàng lọc. Theo các chuyên gia, đây là việc làm bắt buộc đối với những ai đang có ý định tiêm vắc xin phòng bệnh bởi lẽ không phải đối tượng nào cũng phù hợp và đủ điều kiện để tiêm phòng vắc xin.

Mục đích của khám sàng lọc trước tiêm nhằm kiểm tra sức khỏe tổng quát, phát hiện sớm các bất thường nếu có từ đó xác định đối tượng muốn tiêm phòng có đủ điều kiện để tiêm hay không.

Song song với khám sàng lọc, bác sĩ sẽ chỉ định đối tượng muốn tiêm phòng làm xét nghiệm HBsAg hoặc HBsAb để xác định bản thân đối tượng đó có đang nhiễm virus viêm gan B không hay trong cơ thể đã có kháng thể kháng virus HBV chưa. Lúc này có 2 trường hợp xảy ra:

  • Kết quả dương tính đồng nghĩa với việc đối tượng muốn tiêm viêm gan B đã nhiễm virus viêm gan B và việc tiêm phòng lúc này là vô nghĩa.
  • Kết quả âm tính chứng tỏ đối tượng muốn tiêm viêm gan B chưa nhiễm virus và cần tiêm vắc xin phòng viêm gan B.
Trước khi tiêm viêm gan B cần làm gì? Lịch tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B 3
Bác sĩ giải thích trước khi tiêm viêm gan B cần làm gì

Lịch tiêm phòng viêm gan B

Lộ trình tiêm vắc xin viêm gan B có sự khác nhau giữa từng nhóm đối tượng, cụ thể:

Đối với trẻ em

Đối tượng tiêm phòng viêm gan B là trẻ em được chia thành 2 nhóm nhỏ bao gồm trẻ được sinh ra bởi mẹ không mắc bệnh viêm gan B và trẻ được sinh ra bởi mẹ mắc bệnh viêm gan B.

Đối với trẻ sinh ra bởi mẹ không mắc viêm gan B

Tiêm liều sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu tính từ thời điểm sinh hoặc vào thời điểm sớm nhất có thể. Liều 2, 3, 4 có thể được tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi với vắc xin phối hợp 5 trong 1 hoặc 6 trong 1. Khoảng cách giữa 2 liều tiêm cần đảm bảo cách nhau tối thiểu 28 ngày. Liều cuối cùng được tiêm nhắc lại khi trẻ được 18 tháng tuổi và mẹ cần lưu ý hoàn thành mũi tiêm này trước 24 tháng tuổi.

Đối với trẻ sinh ra bởi mẹ mắc bệnh viêm gan B

Trẻ cần được tiêm huyết thanh kháng viêm gan B và vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, tốt nhất là 12 giờ đầu để đảm bảo trẻ không bị lây bệnh. Các mốc tiêm phòng sau đó, trẻ có thể tiêm phòng viêm gan B thông qua tiêm phòng vắc xin phối hợp 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 vào các mốc thời gian 2, 3, 4 và 18 tháng tuổi. Ngoài ra, tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ trong trường hợp này có thể được thực hiện theo 2 phác đồ: 0 - 1 - 2 - 12 hoặc 0 - 1 - 6 - 18.

Sau khi hoàn thành mũi tiêm thứ 4, trong vòng 1 tháng, cha mẹ nên cho trẻ làm xét nghiệm HBsAg và HBsAb theo hướng dẫn của bác sĩ để xác định xem có bị nhiễm virus viêm gan B hay không và cơ thể trẻ đã có đủ kháng thể kháng lại virus chưa.

Đối với trẻ lớn và người trưởng thành

Tiêm viêm gan B có thể theo 1 trong 2 phác đồ sau đây: 0 - 1 - 6 hoặc 0 - 1 - 2 - 12. Theo đó:

  • Tiêm phác đồ 0 - 1 - 6 nghĩa là mũi tiêm thứ 2 cách mũi đầu là 1 tháng và 5 tháng là khoảng cách giữa mũi tiêm thứ 2 và thứ 3.
  • Tiêm theo phác đồ 0 - 1 - 2 - 12 nghĩa là tiêm liên tiếp 3 mũi đầu với khoảng cách giữa các mũi là 1 tháng còn 12 tháng là khoảng cách giữa mũi 3 và mũi 4.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, vắc xin viêm gan B không thể tạo ra đáp ứng miễn dịch suốt đời bởi theo thời gian, lượng kháng thể sẽ giảm dần. Do vậy, theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, sau 5 năm, bạn cần thực hiện xét nghiệm kháng thể HBsAb để đánh giá lượng kháng thể trong cơ thể. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy lượng kháng thể HBsAb dưới 10mUI/ml thì bạn cần tiêm nhắc lại 1 mũi vắc xin phòng bệnh viêm gan B để đảm bảo sự tối ưu trong hiệu quả phòng bệnh.

Trước khi tiêm viêm gan B cần làm gì? Lịch tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B 4
Lịch tiêm phòng viêm gan B có sự khác biệt giữa từng nhóm đối tượng

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là đơn vị hàng đầu cung cấp đa dạng các dịch vụ tiêm chủng như: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online… Với những ưu điểm như tiêm nhẹ - ít đau, vắc xin chính hãng - đa chủng loại, giá tốt, hệ thống lưu trữ đạt chuẩn GSP, Long Châu là điểm đến đáng tin cậy cho quý khách hàng mỗi khi có nhu cầu về tiêm chủng. Liên hệ với Tiêm chủng Long Châu qua Hotline 1800 6928 để được tư vấn, hẹn lịch miễn phí hoặc đặt lịch online tại đây.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, với những chia sẻ này, bạn đọc sẽ giải đáp được thắc mắc trước khi tiêm viêm gan B cần làm gì đồng thời nắm được lịch tiêm phòng viêm gan B của các nhóm đối tượng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.