Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, từng có thời gian công tác tại khoa Khám bệnh - Trung tâm Y tế quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện là bác sĩ tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩĐỗ Tuấn Tài
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, từng có thời gian công tác tại khoa Khám bệnh - Trung tâm Y tế quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện là bác sĩ tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu.
Tỷ lệ nhiễm virus HDV ước tính là 4,5% trong tổng số người dương tính với virus HBV, tương đương với 0,16% dân số thế giới. Viêm gan D đưa đến biến chứng khoảng 18% trường hợp xơ gan và 20% trường hợp ung thư biểu mô tế bào gan liên quan đến viêm gan B mạn tính đồng mắc.
Viêm gan D là bệnh gan do virus HDV gây ra có thể ở dạng cấp tính hoặc mạn tính. Theo Dunford và cộng sự (2012), nghiên cứu đa trung tâm trên gần 9000 người bệnh nhiễm HBV ở nước ta, tỷ lệ nhiễm HDV là 10,7%, trong đó nhóm tiêm chích ma túy chiếm tỷ lệ lên đến hơn 25%.
Có hai tình huống nhiễm virus HDV bao gồm:
Tình trạng đồng nhiễm HDV và HBV hoặc bội nhiễm HDV trên nền HBV mạn tính có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn so với nhiễm HBV đơn độc.
Virus HDV là một loại virus có vật chất di truyền là RNA, thuộc gia đình Deltaviridae, kích thước khoảng 35nm. Đây là một loại siêu vi chưa hoàn chỉnh, phụ thuộc vào sự tồn tại của virus HBV vì virus HDV không tự tổng hợp được vỏ bọc của mình mà nhờ vào các kháng nguyên bề mặt của virus HBV.
Virus HDV lây lan chủ yếu qua đường máu và các sản phẩm máu nhiễm bệnh, làm tăng nguy cơ cho những người tiếp xúc với máu hoặc các sản phẩm máu nhiễm bệnh, bao gồm cả việc sử dụng chung kim tiêm.
Về lâm sàng, mức độ sao chép của virus HDV cao nhất được tìm thấy ở người bệnh có mức độ sao chép của virus HBV cao nhất, huyết thanh dương tính với HBsAg và HBeAg, đồng thời đang có các triệu chứng lâm sàng rầm rộ của viêm gan cấp.
Viêm gan cấp do nhiễm đồng thời virus HDV và HBV có thể có các triệu chứng lâm sàng với mức độ từ nhẹ đến nặng, khó có thể phân biệt với các loại viêm gan cấp do nguyên nhân khác. Những dấu hiệu viêm gan D thường xuất hiện từ 3 - 7 tuần sau khi nhiễm virus, bao gồm:
Các triệu chứng của viêm gan D có thể biến chuyển từ nhẹ đến nặng, tương tự như các dạng viêm gan khác, gây ảnh hưởng đến chức năng gan và tổng thể sức khỏe.
Hầu hết người bệnh đồng nhiễm HDV và HBV chỉ trải qua giai đoạn cấp tính của bệnh và có thể khỏi bệnh sau hai đến ba tuần. Chỉ có khoảng 10% số người nhiễm virus HDV diễn tiến đến viêm gan mạn.
Nhiễm virus HDV bội nhiễm với virus HBV mạn có thể gây ra bệnh cảnh viêm gan cấp mất bù. Sự bội nhiễm này làm tăng tốc độ tiến triển của bệnh trên 70 - 90% người bệnh ở mọi lứa tuổi.
Các biến chứng của viêm gan virus mạn tính gồm:
Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào như đã kể trên, các bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và đưa ra các giải pháp kịp thời. Việc chẩn đoán và điều trị càng sớm chắc chắn sẽ làm giảm nguy cơ bệnh diễn biến nguy hiểm và cho phép bệnh nhân phục hồi tốt hơn.
Virus HDV lây truyền từ người sang người giống với cách lây truyền của virus HBV qua các con đường:
Hiện tại, vẫn chưa có vắc xin đặc hiệu để phòng ngừa viêm gan D. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin chống viêm gan B (HBV) có thể giúp ngăn chặn viêm gan B và giảm nguy cơ nhiễm viêm gan D, vì viêm gan D phụ thuộc vào virus viêm gan B để hoạt động.
Xem thêm thông tin: Có vắc xin phòng viêm gan D không? Biện pháp phòng ngừa viêm gan D thế nào?
Bệnh viêm gan D lây nhiễm qua đường máu, tình dục và từ mẹ sang con. Virus viêm gan D chỉ xâm nhập vào cơ thể những người chưa có kháng thể chống virus viêm gan B, nên những người chưa tiêm vắc xin có nguy cơ cao mắc bệnh. Đặc biệt, quan hệ tình dục không an toàn và sử dụng chung dụng cụ có dính máu đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Đối tượng có nguy cơ mắc viêm gan D bao gồm những người mắc bệnh viêm gan B mạn tính, những người quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là quan hệ đồng giới, và những người sử dụng chung đồ dùng cá nhân với bệnh nhân viêm gan D. Ngoài ra, người tiêm chích ma túy, bệnh nhân phải lọc máu và nhân viên y tế tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân cũng nằm trong nhóm có nguy cơ cao. Viêm gan D chủ yếu lây nhiễm qua đường máu và tình dục, cũng như có thể lây từ mẹ sang con trong một số trường hợp.
Xem thêm thông tin: Những đối tượng nguy cơ mắc viêm gan D và biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan D
Nhiễm virus viêm gan D (HDV) được xem là một trong các yếu tố dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng trên bệnh nhân viêm gan HBV, thúc đẩy nhanh quá trình tiến tới xơ gan và tăng nguy cơ tử vong.
Người bệnh cần chú ý đến nhóm chất đạm, carbohydrate, chất béo và vitamin khoáng chất để tránh suy dinh dưỡng và tổn thương gan.
Hỏi đáp (0 bình luận)