Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Tuần khủng hoảng của bé là gì? Cách xử lý như thế nào?

Ngày 13/11/2022
Kích thước chữ

Tuần khủng hoảng của trẻ là gì? Theo các chuyên gia bác sĩ đây là những tuần ở trẻ đột nhiên có sự chuyển biến về tính cách. Đây là biểu hiện của quá trình phát triển tự nhiên. Trẻ sẽ tập phát triển ở nhiều kỹ năng vận động và trí não, do đó trẻ sẽ có những thay đổi trong việc ăn và ngủ.

Tuần khủng hoảng của bé thường diễn ra với những thay đổi về mặt tâm lý và thể chất. Vậy tuần khủng hoảng của trẻ là gì và diễn ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu biểu hiện và thời gian diễn các tuần khủng hoảng của bé qua nội dung sau đây nhé!

Tuần khủng hoảng của bé là gì?

Những tháng đầu đời, quá trình phát triển về mặt thể chất của bé rất nhanh. Từ lúc mới chào đời chỉ có thể nằm một chỗ đến khi bé biết bò hay biết đi chỉ cách một khoảng thời gian rất ngắn. Chính vì sự những thay đổi và phát triển trong nhận thức, trí tuệ, khả năng hoạt động mà có thể khiến bé cảm thấy khó chịu vì thể thích nghi kịp thời với những cảm nhận và khả năng mới của bản thân.

Nhìn chung, cách giai đoạn phát triển nhảy vọt của trẻ sẽ diễn ra theo cách thức sau: Bé trải qua một tuần khủng hoảng với nhiều biểu hiện cáu gắt, khóc,... Sau đó, bé có 1 tuần đầy nắng, tuần lễ bé hoàn thành kỹ năng mới và sẵn sàng bộc lộ qua việc ngủ và bú tốt hơn, bé cũng ít quấy khóc và không còn đòi mẹ quá nhiều.

Tuần khủng hoảng của bé là gì? Cách xử lý như thế nào 1 Tuần khủng hoảng của trẻ dưới 2 tuổi chính là bước đánh dấu quan trọng

Để dễ hiểu hơn, phụ huynh có thể hình dung như sau:

  • Khi bé 8 tuần tuổi, sẽ bắt đầu nhận thức được người và các đồ vật xung quanh.
  • Khi trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu phân biệt được đâu là bố, mẹ, ông, bà và đâu là người lạ. Khi ấy, tâm lý của bé cũng sẽ bị thay đổi, biết bộc lộ phản ứng như rụt rè, e sợ, khóc lóc,... khi tiếp xúc với người lạ đến gần.
  • Đối với những bé 2 tuổi trở xuống, tuần khủng hoảng chính là giai đoạn bắt đầu phát triển khả năng vận động và trí tuệ của trẻ.

Biểu hiện của trẻ trong tuần khủng hoảng

Trong 2 năm đầu, bé sẽ trải qua khoảng 10 tuần khủng hoảng ở các tuần 5, 8, 12, 19, 26, 37, 46, 55, 64, 75. Nếu các mẹ thấy trẻ xuất hiện những biểu hiện dưới đây trùng với thời gian trong bảng tuần khủng hoảng thì khả năng lớn trẻ đang trong giai đoạn tuần khủng hoảng tự nhiên mà thôi, cụ thể như: 

  • Bé khóc nhiều và thường hay cáu gắt.
  • Tâm trạng thất thường ví dụ như đang chơi vui vẻ thì bé tự nhiên khó chịu hoặc ngược lại.
  • Hay làm nũng muốn bố, mẹ chơi cùng nhiều hơn.
  • Nghịch, quậy phá hơn.
  • Khó ngủ nhiều vào ban đêm, ngủ không được sâu hay ngủ ít.
  • Xuất hiện tình trạng biếng ăn.
Tuần khủng hoảng của bé là gì? Cách xử lý như thế nào 2 Bé hay quấy khóc, biếng ăn trong tuần khủng hoảng

Một số phương pháp để cùng bé vượt qua tuần khủng hoảng?

Tuần khủng hoảng của mỗi bé sẽ không giống nhau hoàn toàn, có bé đến sớm, có bé đến muộn, có bé thì lại đúng theo thời gian. Phụ huynh chỉ cần quan sát vào biểu hiện của bé như kén ăn, khó ngủ hoặc quấy khóc, bám mẹ nhiều hơn... để xác định tình trạng.

Ngoài ra, người mẹ cần căn cứ theo độ tuổi, theo dõi một số kỹ năng của bé có đang tập lẫy, tập bò hay tập đứng không? Để đoán xem liệu bé có đang gặp bị tuần khủng hoảng không. Thông thường, tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ tính theo ngày dự sinh, nên các bé sinh non thì mẹ có thể tính theo ngày sinh dự kiến sinh chứ không phải theo ngày sinh thực tế.

Tuần khủng hoảng của bé là gì? Cách xử lý như thế nào 3 Các mẹ nên kiên nhẫn và quan tâm con nhiều hơn trong tuần khủng hoảng của trẻ

Bí quyết để giúp cha mẹ trong các tuần khủng hoảng của trẻ là cần có sự kiên nhẫn. Vì đây là những hiện tượng bình thường, trẻ nào cũng sẽ phải trải qua do đó mà phụ huynh không nên lo lắng mà theo sát con quá. Hãy để cho bé quấy khóc thoải mái, trừ trường hợp khóc do đói, mệt hay tã ướt. Dưới đây là một vài điều cha mẹ nên làm lúc đó là:

  • Cho bé ngủ đủ giấc, ngủ đêm sớm hơn bình thường khoảng 30 - 45 phút.
  • Không nên ép trẻ ăn, tránh để biếng ăn sinh lý trở thành biếng ăn tâm lý. Chỉ cần đợi đến lúc con đói thì hãy cho ăn.
  • Quan tâm trẻ nhiều hơn, hãy cùng chơi trò chơi và giúp trẻ luyện tập các kĩ năng khác.
  • Khi con quấy khóc, hãy giúp con quên đi sự khó chịu bằng cách thực hiện các phương pháp như mát xa, ôm ấp, cho trẻ đi ra ngoài chơi hay nghịch nước.

Nguyên nhân khác dẫn đến biểu hiện của trẻ ngoài tuần khủng hoảng

Một số trường hợp sau đây, bé nhà bạn có thể quấy khóc, khó chịu dù không phải là thời gian tuần khủng hoảng: 

  • Bé cảm thấy không khỏe do gặp nhiệt độ nóng, bé bị ốm, cảm lạnh,... cũng sẽ khiến trẻ quấy khóc.
  • Thay đổi môi trường sinh hoạt như chuyển nhà, gia đình gặp căng thẳng cũng sẽ ảnh hưởng đến hành vi của trẻ.
  • Trẻ đang mọc răng có thể gây đau đớn và làm trẻ khó chịu, dẫn đến cơ thể sốt và quấy khóc.
  • Thay đổi giấc ngủ như việc chuyển từ nôi sang giường có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ vì trẻ bị khó chịu.

Trên đây là một vài thông tin về vấn đề tuần khủng hoảng của bé. Tùy vào tình trạng phát triển của bé mà dấu hiệu của tuần khủng hoảng sẽ khác nhau. Phụ huynh và người thân cần theo dõi bé và liên hệ với bác sĩ để có thể kiểm tra tình trạng của bé kỹ hơn.

Thùy Dung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin