Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Ung thư da trông như thế nào?

Ngày 28/06/2024
Kích thước chữ

Thương hiệu uy tín nhất tại Singapore trong lĩnh vực chăm sóc ung thư toàn diện.

Bác sĩ Nội Ung bướu

Quek Hong Hui Richard

Tác giả bài viết
Thành lập Hiệp hội Ung thư mô liên kết Singapore và Hiệp hội Ung thư mô liên kết châu Á, công bố hơn 70 bài báo y khoa.
Xem thêm thông tin

Mặc dù tỷ lệ mắc ung thư da ở người da trắng cao hơn so với người châu Á, tại Singapore, ung thư da vẫn nằm trong top 10 loại bệnh ung thư phổ biến nhất. Việc nắm bắt thông tin về các loại ung thư da khác nhau và cách nhận biết các dấu hiệu cảnh báo là rất quan trọng.

Bài viết được tham vấn từ Bác sỹ Quek Hong Hui Richard

Chuyên ngành Y học Ung bướu, Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore

Ung thư da bắt đầu ở lớp ngoài cùng của da, được gọi là lớp biểu bì. Lớp này chứa ba loại tế bào là tế bào vảy, tế bào đáy và tế bào hắc tố. Khi da phơi nhiễm với ánh nắng quá nhiều, tia cực tím (UV) có thể gây ra những thay đổi trong ADN của các tế bào trên da, và dẫn đến hậu quả ung thư da.

Có những loại ung thư da nào?

Loại ung thư da phụ thuộc vào nơi nó phát triển. Ung thư da có thể được phân loại chung thành hai loại chính là ung thư hắc tố (melanoma) và ung thư không hắc tố.

  • Ung thư hắc tố da (Melanoma skin cancer - MSC) bắt đầu từ các tế bào hắc tố (melanocytes), nơi hắc tố được tạo ra. Nó có thể phát triển ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể, từ da bình thường hoặc một nốt ruồi tiến triển thành ung thư. Mặc dù nó hiếm gặp ở Singapore, với tỷ lệ mắc là 0,5 ca/100.000 người dân, nhưng nó càng nguy hiểm hơn so với các loại ung thư da không hắc tố và có khả năng tiến triển và di căn nhanh hơn so với các thể ung thư da phổ biến khác.
  • Ung thư da không hắc tố (Non-melanoma skin cancer - NMSC) nghĩa là bất kỳ thể ung thư da mà không bắt nguồn từ các tế bào hắc tố (melanocytes). Các loại phổ biến nhất bắt đầu từ các tế bào gốc hoặc tế bào lớp biểu bì da, trong đó ung thư tế bào đáy chiếm khoảng 60% trong tổng số các trường hợp ung thư da. NMSC là loại ung thư phổ biến thứ 6 trên nam giới và thứ 7 phổ biến trên phụ nữ tại Singapore.
Ung thư da trông như thế nào? 1
Ung thư da có thể được phân loại chung thành hai loại chính là hắc tố và không phải hắc tố

Ngoài ra còn có các loại ung thư da hiếm gặp bao gồm:

  • Ung thư biểu mô tế bào Merkel (Merkel cell carcinoma - MCC): Bắt đầu từ tế bào Merkel, là các tế bào thần kinh cảm giác được tìm thấy gần đầu tận cùng các dây thần kinh trong da. Mặc dù hiếm gặp, nhưng MCC là một loại ung thư cực kỳ nguy hiểm và có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của da, nó cũng có thể xuất hiện dưới dạng loét hoặc vết loét. Nam giới có khả năng tỷ lệ gặp MCC cao gấp đôi nữ giới, có thể do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn, cũng như những người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu. Nếu nó có thể di căn ra khỏi da, MCC khá khó chữa trị.
  • U lympho ở da bắt đầu từ các tế bào bạch cầu, là một phần của hệ thống miễn dịch cơ thể người, được gọi là lympho bào. Chúng được phân loại chung thành bệnh ung thư lympho Hodgkin và bệnh ung thư lympho không Hodgkin. Mặc dù chúng phổ biến hơn ở trên nam giới, người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch suy giảm, nhưng không có nguyên nhân rõ ràng cho việc tại sao ung thư hạch trên da lại xuất hiện trên một số người này mà không gây bệnh ở trên những người khác.
  • Sarcoma Kaposi bắt đầu khi các tế bào niêm mạc của hệ bạch huyết hoặc mạch máu tiến triển thành ung thư, bởi virus Herpes (Kaposi sarcoma-associated - Herpesvirus - KSHV). Tuy nhiên, không phải tất cả những người nhiễm virus Herpes bệnh đều sẽ phát triển sarcoma Kaposi. Nó phổ biến hơn ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, và có thể xuất hiện ở bất kỳ phần nào của cơ thể, bao gồm cả da.
Ung thư da trông như thế nào? 2
Ung thư biểu mô tế bào Merkel (MCC) là một loại ung thư cực kỳ nguy hiểm

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ung thư da

Có một số yếu tố tăng nguy cơ phát triển ung thư da. Những yếu tố này bao gồm các yếu tố liên quan lối sống có thể được điều chỉnh được, cũng như các yếu tố không thể điều chỉnh.

Các yếu tố nguy cơ về lối sống có thể điều chỉnh bao gồm:

  • Tiếp xúc quá mức với tia cực tím (Ultraviolet - UV): Tia UV như ánh nắng mặt trời tăng nguy cơ mắc ung thư da do có thể gây tổn hại cho ADN của da. Việc bị cháy nắng thường xuyên cũng có thể tăng nguy cơ, cũng như các nguồn tia UV nhân tạo như giường tắm nắng và đèn hồng ngoại.
  • Tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc trừ sâu và nhựa đường.
  • Tiếp xúc với tia phóng xạ ion trong các nghề nghiệp như nhân viên chụp X quang.

Các yếu tố không thể điều chỉnh có thể tăng nguy cơ mắc ung thư da bao gồm:

  • Tiền sử gia đình có ung thư da: Người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh về ung thư da có khả năng phát triển bệnh cao hơn.
  • Dân tộc: Những người da trắng có nguy cơ cao hơn, nhưng ung thư da cũng có thể phát triển ở những người có làn da sẫm màu tự nhiên. Nguy cơ cho các loại ung thư da có thể khác nhau trong các nhóm tộc người khác nhau.
  • Nốt ruồi: Sở hữu nhiều nốt ruồi hoặc nốt ruồi có hình dạng không đều có thể dẫn đến nguy cơ phát triển ung thư da cao hơn.
  • Dày sừng quang hóa: Các dấu hiệu tiền ung thư da có thể phát triển để trở thành ung thư tế bào biểu mô vảy (Squamous Cell Carcinoma - SCC).
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Những người đã phẫu thuật ghép tạng thường cần sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch lâu dài, điều này có thể tăng nguy cơ mắc ung thư da.
  • Tính nhạy cảm với ánh sáng: Điều này có thể là kết quả của một số tình trạng hoặc do tác dụng phụ của thuốc, làm cho da bạn trở nên nhạy cảm hơn với tia UV.
Ung thư da trông như thế nào? 3
Nốt ruồi có hình dạng không đều có thể dẫn đến nguy cơ cao hơn phát triển ung thư da

Ung thư da trông như thế nào?

Khoảng 99% ung thư da có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Để làm điều đó, bạn cần nhận ra các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư da, có thể thay đổi tùy thuộc vào thể ung thư. Nhìn chung, bạn nên chú ý đến sự thay đổi trên da như một mụn mới mọc, nốt ruồi hoặc vết loét, đặc biệt là một vết loét ngứa, đau, đóng vảy hoặc chảy máu và lâu lành.

Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến cần chú ý:

  • Ung thư biểu mô tế bào đáy (Basal cell carcinoma - BCC): Thường xuất hiện trên vùng da tiếp xúc với ánh nắng dưới dạng vết thương hở, vùng đỏ, khối u hoặc vết sưng như ngọc trai hoặc sáng bóng. Sự tăng trưởng này có thể có các cạnh nhô lên hoặc cuộn lại, có hoặc không có vết lõm ở giữa. Nó cũng có thể rỉ ra hoặc chảy máu, tạo thành lớp vỏ hoặc vảy.
  • Ung thư tế bào biểu mô vảy (Squamous cell carcinoma - SCC): Có thể xuất hiện dưới dạng mảng đỏ có vảy hoặc vết loét hở, da thô ráp, dày lên (như mụn cóc) hoặc như một khối u với vết lõm ở giữa. Chúng có thể hình thành trên các phần da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, mặc dù chúng cũng có thể hình thành ở bất cứ nơi nào ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hơn. Một vết loét mãn tính không lành thường có liên quan đến thể ung thư tế bào biểu mô vảy của da.
  • Ung thư hắc tố da (melanoma): Thường xuất hiện dưới dạng các đốm đen như nốt ruồi hoặc đốm nâu. Mặc dù hầu hết chúng là vô hại, nhưng ung thư tế bào hắc tố ác tính có các đặc điểm được tóm tắt bằng cách sử dụng phương pháp ABCDE vì chúng thường không đều (A - Asymmetrical), có ranh giới không đều (B - uneven Borders), màu sắc khác nhau (C - different Colours) trong cùng một nốt ruồi đậm và lớn hơn (D - Dark and larger in Diameter), và biến đổi hình dạng (E - Evolve).
  • Chứng dày sừng quang hóa (Actinic keratoses - AKs): Không phải là ung thư da, mà là sự phát triển tiền ung thư trên da có thể biến thành ung thư biểu mô tế bào vảy. Chúng xuất hiện dưới dạng các mảng da khô, có vảy hoặc đóng vảy, thường ở đầu, cổ, tay và cánh tay.
Ung thư da trông như thế nào? 4
Ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) có thể xuất hiện dưới dạng mảng đỏ có vảy hoặc vết loét hở, da thô ráp, dày lên

Giải đáp một số câu hỏi thường gặp?

Bác sĩ Richard Quek, bác sĩ chuyên khoa về y học ung thư, sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp về ung thư da.

Một nốt ruồi thông thường có thể biến thành ung thư tế bào hắc tố không?

Rất hiếm khi một nốt ruồi thông thường biến thành ung thư tế bào hắc tố (melanoma). Tuy nhiên, những người có nhiều nốt ruồi trên cơ thể thường có nguy cơ cao hơn. Bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu thấy nốt ruồi thay đổi màu sắc, kích thước, hình dạng, cấu trúc, có dấu hiệu tiết dịch hoặc chảy máu.

Ung thư da có lây không?

Ung thư da không lây nhiễm. Tế bào ung thư từ người bị ung thư không thể tồn tại trong cơ thể người khác vì hệ thống miễn dịch phát hiện và tiêu diệt các tế bào lạ, bao gồm cả tế bào ung thư từ người khác.

Giường phơi nắng hay buồng tắm nắng có thể thay thế cho việc tắm nắng mà không gây nguy cơ ung thư da?

Việc tiếp xúc với các thiết bị làm rám nắng nhân tạo như giường phơi nắng hay buồng tắm nắng là một yếu tố nguy cơ gây ung thư da và đây là yếu tố lối sống có thể tránh được, bất kể tiền sử bệnh của bạn.

Có phải ung thư da chỉ xuất hiện trên da?

Các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như da đầu, mặt, môi, tai, cổ, ngực, cánh tay, bàn tay và chân dễ bị ung thư da hơn. Tuy nhiên, ung thư da cũng có thể xảy ra ở những vùng ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như lòng bàn tay, móng tay, móng chân và thậm chí cả bộ phận sinh dục.

Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc ung thư da?

Bạn có thể giảm nguy cơ phát triển ung thư da thông qua điều chỉnh lối sống bằng cách tiếp xúc an toàn với ánh nắng mặt trời. Những biện pháp này bao gồm:

  • Ở trong bóng râm vào những thời điểm nóng nhất trong ngày.
  • Mặc quần áo che kín cánh tay, chân và các khu vực tiếp xúc khác, bao gồm cả phần sau của cổ.
  • Đội mũ rộng vành và đeo kính râm để bảo vệ mắt, mặt và tai.
  • Sử dụng kem chống nắng phổ rộng (bảo vệ chống lại cả tia UVA và UVB) với chỉ số bảo vệ SPF ít nhất là 15, và thoa lại mỗi giờ bạn ở dưới ánh nắng.
Ung thư da trông như thế nào? 5
Bảo vệ da bằng việc bôi kem chống nắng đúng cách

Ngoài những biện pháp phòng ngừa trên, bạn cũng nên lưu ý đến bất kỳ thay đổi nào trên làn da của mình như những vết loét bất thường, những mảng da sẫm màu và nốt ruồi. Hãy gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào về bệnh ung thư da. Hãy nhớ rằng, phát hiện sớm thì cơ hội sống thêm càng cao.

Thông tin trong bài viết được cung cấp thông qua sự hợp tác giữa Nhà thuốc Long Châu, Bệnh viện Gleneagles và Bệnh viện Mount Elizabeth.

Xem bài viết gốc

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm