Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ung thư biểu mô tế bào đáy: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Ngày 19/06/2024
Kích thước chữ

Sự phát triển và phân chia tế bào đáy trong da sẽ hình thành nên bệnh ung thư biểu mô tế bào đáy. Bệnh có rất nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh bằng nhiều phương pháp đơn giản và dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu, đối tượng dễ mắc,... của loại bệnh này. Cùng xem nhé!

Ung thư biểu mô tế bào đáy là một loại bệnh ung thư phổ biến. Tìm hiểu những nguyên nhân và dấu hiệu sẽ giúp bạn tìm được các phương pháp phòng tránh bệnh kịp thời.

Ung thư biểu mô tế bào đáy là gì?

Tế bào đáy là loại tế bào nằm sâu trong da và có tác dụng hỗ trợ sản sinh tế bào mới thay cho những tế bào cũ đã già và chết. Ung thư biểu mô tế bào đáy là bệnh xuất phát từ tế bào đáy này. Hiện nay, ung thư biểu mô tế bào đáy nằm trong số các loại ung thư da phổ biến nhất. Bệnh sẽ thường xuất hiện dưới dạng các nốt có kích thước khác nhau trên làn da và có thể chảy máu. Vì tế bào đáy nằm trên da của toàn bộ cơ thể nên bất kỳ vị trí nào cũng có thể xuất hiện bệnh, đặc biệt là những nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời như vùng mặt hay đầu và cổ.

Ung thư biểu mô tế bào đáy: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 2
Ung thư biểu mô tế bào đáy là bệnh ung thư da phổ biến

Cách loại ung thư biểu mô tế bào đáy phổ biến

Hiện nay, có 3 loại ung thư biểu mô tế bào đáy mà bạn cần chú ý đến:

  • Ung thư biểu mô tế bào đáy dạng nốt: Tình trạng này chiếm khoảng 60%. Dấu hiệu ban đầu của bệnh là làn da xuất hiện các nốt nhỏ, bề mặt nhẵn bóng, sờ vào có cảm giác cứng, có màu trong hoặc màu hồng. Các nốt này có thể đi kèm theo tình trạng lở loét hoặc đóng vảy.
  • Ung thư biểu mô tế bào đáy dạng lan trên bề mặt: Tình trạng chiếm khoảng 30%. Bệnh sẽ xuất hiện nhiều hơn ở nhóm người trẻ tuổi ở các vị trí như thân và vai. Dấu hiệu ban đầu là các mảng đỏ, hồng có bờ rõ ràng. Nhiều người thường nhầm lẫn các biểu hiện này với bệnh vảy nến hoặc viêm da.
  • Ung thư biểu mô tế bào đáy dạng thâm nhiễm: Dù rằng chỉ chiếm từ 5 đến 10% tỷ lệ phổ biến, thế nhưng ung thư loại cuối cùng này có khả năng thâm nhập vào các dây thần kinh ở da. Khi mắc, trên da cũng xuất hiện các mảng sáp trông giống sẹo, bờ không rõ ràng và có màu đỏ nhạt.

Dấu hiệu của bệnh

Các dấu hiệu của bệnh ung thư biểu mô tế bào đáy rất rõ ràng và dễ nhân thấy, như là:

  • Xuất hiện trên da các nốt đỏ, cục u, vết sưng, mụn nhọt, tình trạng lở loét hoặc vảy;
  • Khối u có màu trong mờ, màu trắng, nâu đen hoặc màu hồng nhạt;
  • Có khối u màu sáng bóng hơn màu của các vùng da khác xung quanh;
  • Nhiều bệnh nhân mắc tình trạng này còn thể thấy được mạch máu nhỏ;
  • Cảm giác ngứa ngáy, đau rát trên da ngày càng nhiều;
  • Các vết loét bị rỉ chất lỏng hoặc chảy máu.

Nguyên nhân gây ra

Sự phát triển và phân chia các tế bào đáy bất thường ở da sẽ gây nên căn bệnh ung thư biểu mô tế bào đáy. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng này chính là sự tổn thương DNA trong tế bào đáy. Có rất nhiều yếu tố làm tổn hại đến DNA, cụ thể là:

  • Ánh nắng mặt trời: Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ khiến các tia UV gây hại trực tiếp cho làn da. Từ đó dễ gây nên bệnh ung thư da. Vì vậy, sử dụng kem chống nắng là phương pháp bảo vệ da cần thiết mỗi ngày. Tia UV hiện nay còn có trong các loại đèn của giường tắm nắng nhân tạo.
  • Xạ trị: Thực hiện các cuộc xạ trị có thể khiến các vùng da bị tổn thương, về lâu da có thể bị ung thư biểu mô tế bào đáy.
  • Chủng tộc da trắng: Nếu bạn vốn có làn da trắng, da bạn có ít hắc tố melanin hơn. Điều này sẽ khiến bạn có nguy cơ bị ung thư da nhiều hơn những người khác.
  • Người cao tuổi: Vốn dĩ làn da của người cao tuổi đã giảm đàn hồi và săn chắc nên có gặp tình trạng ung thư da bất kỳ lúc nào.
  • Bệnh sử gia đình: Có nhiều người dễ mắc các bệnh mạn tính về da có nguy cơ phát triển thành ung thư da.
  • Tiếp xúc với Asen: Nếu bạn vô tình tiếp xúc với kim loại độc asen trong thời gian dài, bạn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào đáy. Ngoài asen, nếu bạn tiếp xúc nhiều với bất kỳ hóa chất nào trong thời gian dài cũng có nguy cơ mắc các bệnh ung thư da.
Ung thư biểu mô tế bào đáy: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 3
Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời làm tăng nguy cơ ung thư da

Đối tượng dễ mắc ung thư biểu mô tế bào đáy

Hiện nay, có nhiều đối tượng dễ mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào đáy. Hãy cùng điểm ra ai là người dễ mắc nhất căn bệnh này ngay sau đây.

  • Nam giới trên 50 tuổi;
  • Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về ung thư da hoặc các bệnh lý mạn tính về da như chàm, lupus,...
  • Người thường xuyên làm việc ngoài trời, phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời;
  • Những người có làn da bị cháy nắng;
  • Chủng tộc da trắng;
  • Những gia đình mắc hội chứng Nevus tế bào đáy (là hội chứng Gorlin), hội chứng Rombo, Oley,...
  • Các yếu tố khác như tiếp xúc với bức xạ ion hóa, kim loại asen, suy giảm miễn dịch,...

Cách chẩn đoán bệnh ung thư biểu mô tế bào đáy

Nếu bạn phát hiện dấu hiệu nào bất thường trên làn da và nghi ngờ đó là những biểu hiện của bệnh ung thư, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và thăm khám kịp thời. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào đáy thông qua phương pháp thăm khám da và sinh khiết.

  • Thăm khám da: Bác sĩ sẽ kiểm tra và tìm kiếm các dấu hiệu bất thường như có vết nào lạ không, kích thước, hình dạng và tính chất của các vết lạ trên da. Đồng thời còn kết hợp khai thác các thói quen sinh hoạt, tiền sử bệnh hoặc các vấn đề liên quan để đưa ra nhận định ban đầu.
  • Sinh khiết: Bác sĩ sẽ tiến hành sẽ lấy một mẫu mô tế bào và kiểm tra dưới kính hiển vi. Kết quả từ việc giải phẫu mô tế bào này sẽ giúp bác sĩ quan sát cấu trúc các tế bào ung thư, giúp bác sĩ đánh giá mức độ ảnh hưởng và đề xuất hướng điều trị thích hợp.
Ung thư biểu mô tế bào đáy: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 4
Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp sinh khiết để chân đoán bệnh 

Cách điều trị bệnh ung thư biểu mô tế bào đáy

  • Phẫu thuật cắt rộng tổn thương: Là phương pháp loại bỏ khối u bằng phương pháp cắt rộng quanh khu vực tổn thương để đảm bảo lấy trọn vẹn tổn thương.
  • Liệu pháp cắt bỏ kiểm soát vĩ mô Mohs giúp kiểm tra mô được cắt bỏ dưới kính hiển vi. Quá trình quan sát thông qua từng lớp cắt sẽ giúp đảm bảo loại bỏ hoàn toàn khối u ra khỏi cơ thể.
  • Liệu pháp áp lạnh là phương pháp dùng ni-tơ lỏng áp vào đông lạnh khối u để sau đó loại bỏ chúng dễ dàng hơn. Phương pháp này thích hợp dùng cho những khối u biểu mô tế bào đáy nhỏ và không áp dụng cho khối u ở vùng đầu, mặt, cổ, đầu gối,...
  • Tia laser: Sử dụng chùm tia năng lượng cao để loại bỏ khối u.
  • Xạ trị: Sử dụng tia X năng lượng để điều trị bệnh ung thư

Hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về căn bệnh ung thư biểu mô tế bào đáy. Hãy thường xuyên sử dụng kem chống nắng kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học để bảo vệ làn da nhé. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin