Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối nguy hiểm như thế nào?

Ngày 30/01/2023
Kích thước chữ

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người. Ung thư lưỡi điều trị như thế nào? Có chữa được không?

Các biểu hiện của ung thư lưỡi cũng không rõ ràng nên rất dễ bị nhầm lẫn với những căn bệnh thông thường khác. May mắn rằng nhờ vào sự phát triển của y học, những căn bệnh nguy hiểm như ung thư cũng có thể được chữa khỏi. Vậy ung thư lưỡi giai đoạn cuối sống được bao lâu? Phát hiện ung thư lưỡi giai đoạn cuối bằng cách nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Ung thư lưỡi là gì? 

Theo thống kê của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, mỗi năm, có hơn 10.000 người bị ung thư lưỡi. Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn còn rất xa lạ với người Việt Nam. Hiểu theo cách đơn giản, ung thư lưỡi là chứng bệnh về khoang miệng, là tình trạng các tế bào ung thư xâm nhập và làm hỏng các tế bào khỏe mạnh.

Đến nay, người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh này. Các yếu tố tiềm năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư lưỡi được khoanh vùng bao gồm: 

  • Lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích; 
  • Thói quen nhai trầu, vệ sinh răng miệng kém; 
  • Tiếp xúc lâu ngày với môi trường có bức xạ; 
  • Di truyền từ thế hệ trước; 
  • Lây nhiễm virus HPV
  • Ăn uống thiếu chất.

Nếu phát hiện bệnh từ giai đoạn đầu, tỷ lệ thành công khi chữa bệnh là khá cao, lên đến 93%. Tuy nhiên, ủ bệnh càng lâu, biến chứng càng nặng thì điều trị càng khó khăn. 

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối nguy hiểm như thế nào? 1 Ung thư lưỡi là căn bệnh nguy hiểm cần được nhận biết sớm 

Triệu chứng ung thư lưỡi giai đoạn cuối 

Việc nhận biết những dấu hiệu sớm của ung thư lưỡi giai đoạn cuối đóng vai trò quyết định tỷ lệ điều trị thành công. Nếu nghi ngờ bản thân mắc phải căn bệnh này, bạn có thể tham khảo những triệu chứng tiêu biểu dưới đây: 

  • Sốt: Nhiều người mắc phải căn bệnh này cho biết bản thân thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, sốt cao hoặc sốt âm ỉ, kéo dài. 
  • Tăng tiết nước bọt: Trong nước bọt tiết ra thường có lẫn cả máu. 
  • Mắc bệnh về đường tiêu hóa: Vết thương ở lưỡi khiến người bệnh gặp khó khăn trong quá trình ăn nhai, dẫn đến các bệnh lý về hệ tiêu hóa như: Ăn nhanh no, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, ợ hơi,... 
  • Đại tiện nhiều lần: Người bệnh đại tiện nhiều lần trong ngày nhưng bụng vẫn căng cứng, trong phân có lẫn chất nhầy. 
  • Hơi thở hôi thối: Hôi miệng do ung thư lưỡi bắt nguồn từ các vết thương bị hoại tử trong khoang miệng. 
  • Chảy máu lưỡi: Các vết thương có màu sắc lạ, chảy máu thường xuyên, kèm theo mủ và lan nhanh đến các vị trí xung quanh.
  • Gặp khó khăn trong giao tiếp, ăn nhai: Trong một số trường hợp, người bệnh còn bị đau lan lên tai và mũi. 
  • Các triệu chứng khác: Đau tức vùng gan, da đổi màu, sụt cân bất thường,... 
Ung thư lưỡi giai đoạn cuối nguy hiểm như thế nào? 2 Ung thư lưỡi giai đoạn cuối ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Điều trị ung thư lưỡi giai đoạn cuối như thế nào? 

Nhiều người cho rằng ung thư lưỡi là “án tử” dành cho người bệnh. Tuy nhiên, ngay cả khi bệnh ung thư bước vào giai đoạn cuối, vẫn còn rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau để giành lại sự sống cho người bệnh từ tay “thần chết”. Cụ thể: 

Phẫu thuật 

Đây là phương pháp được áp dụng với hầu hết các căn bệnh ung thư. Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khối u, một phần lưỡi bị tổn thương và các hạch ở cổ đã bị di căn. Điều này giúp đảm bảo các tế bào ung thư không thể lan ra rộng hơn. 

Trong trường hợp khó cầm máu ở khối u, người bệnh sẽ được thắt động mạch cảnh ngoài để tránh tình trạng mất máu quá nhiều. Nếu phẫu thuật diễn ra thành công, việc kéo dài sự sống cho người bệnh là hoàn toàn có thể xảy ra. 

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối nguy hiểm như thế nào? 3 Ung thư lưỡi có thể chữa trị bằng cách phẫu thuật 

Xạ trị 

Phần lớn người bệnh mắc ung thư lưỡi giai đoạn cuối đều được chỉ định phẫu thuật kết hợp với xạ trị. Nguyên nhân là do tế bào ung thư đã di căn vào xương nên bác sĩ không thể chữa khỏi triệt để chỉ bằng phẫu thuật. Vì vậy, xạ trị vừa giúp người bệnh giảm bớt cảm giác đau đớn, vừa có tác dụng phá hủy các tế bào ung thư còn sót lại. 

Lúc này, người bệnh phải chấp nhận các tác dụng phụ do xạ trị mang lại, đó là: Khô miệng, viêm miệng, sạm da, cháy da, loét da, khít hàm,... 

Hóa trị 

Nếu thể trạng của người bệnh quá yếu, không đủ để đáp ứng phương pháp phẫu thuật, hoặc khối u nằm ở vị trí nhạy cảm, nhiều dây thần kinh, người bệnh bắt buộc phải hóa trị.

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa hóa chất vào cơ thể bệnh nhân theo đường uống hoặc truyền. Hai loại hóa chất được sử dụng chủ yếu hiện nay là: Đa hóa chất và đơn hóa chất. Hóa trị cần được thực hiện lâu dài do nó không trực tiếp phá hủy khối u, mà thu nhỏ chúng theo thời gian. Khi khối u đã nhỏ lại ở mức nhất định, không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ chúng. 

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối nguy hiểm như thế nào? 4 Hóa trị được sử dụng nhiều với những người có sức đề kháng yếu 

Theo báo cáo gần đây, tỷ lệ người bệnh sống sót sau 5 năm kể từ khi chữa khỏi hoàn toàn ung thư lưỡi giai đoạn cuối là 43,4%. Điều này giúp tiếp thêm sức mạnh cho các bệnh nhân có thêm nghị lực và niềm tin vào việc chiến thắng bệnh tật. 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin