Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ung thư tái phát có thể quay trở lại sau điều trị khoảng vài tuần, vài tháng, hoặc thậm chí vài năm sau khi ung thư ban đầu được điều trị, khả năng tái phát phụ thuộc vào loại ung thư nguyên phát. Bác sĩ cũng không thể biết chắc liệu ung thư sẽ tái phát hay không, nhưng có thể cho bạn nhiều thông tin về nguy cơ tái phát của bạn.
Ung thư có thể tái phát tùy thuộc vào loại ung thư nguyên phát, các bác sĩ sẽ giúp bạn có những thông tin về khả năng tái phát ung thư.
Ung thư tái phát vì những vùng nhỏ của tế bào ung thư có thể tồn tại trong cơ thể sau khi điều trị.
Theo thời gian, các tế bào này có thể nhân lên và phát triển đủ lớn để gây ra các triệu chứng hoặc biểu hiện khi xét nghiệm. Một số bệnh ung thư có mô hình tái phát dự kiến, vì vậy thời điểm tái phát còn phụ thuộc vào loại ung thư. Ung thư có thể tái phát theo những cách sau:
Ung thư tái phát được đặt tên theo vị trí ung thư nguyên phát bắt đầu, ngay cả khi nó tái phát ở một bộ phận khác của cơ thể. Ví dụ, nếu ung thư vú tái phát xa trong gan, nó vẫn được gọi là ung thư vú, không phải ung thư gan. Các bác sĩ gọi đó là ung thư vú di căn. Di căn có nghĩa là ung thư đã lan sang một phần khác của cơ thể.
Sau khi điều trị ung thư nguyên phát, bạn sẽ nhận được một kế hoạch chăm sóc theo dõi. Kế hoạch này bao gồm một lịch trình thăm khám bác sĩ, khám thực thể cẩn thận và có thể các xét nghiệm khác. Những lần thăm khám và xét nghiệm này rất quan trọng để đảm bảo bạn khỏe mạnh và theo dõi tái phát. Tùy thuộc vào loại ung thư, bạn có thể cần xét nghiệm máu hoặc CTscan. Nhưng hầu hết thời gian, kiểm tra cẩn thận và trò chuyện sẽ là chăm sóc theo dõi duy nhất. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn theo dõi các dấu hiệu hoặc triệu chứng tái phát cụ thể.
Nếu nghi ngờ ung thư tái phát, bạn có thể sẽ cần các xét nghiệm chẩn đoán khác để tìm hiểu thêm. Những xét nghiệm này có thể bao gồm xét nghiệm sinh hóa, chẩn đoán hình ảnh hoặc sinh thiết.
Nếu xét nghiệm xác nhận rằng bạn bị tái phát ung thư, bạn sẽ được nói chuyện với các bác sĩ về lựa chọn điều trị. Quá trình này tương tự như lập kế hoạch điều trị ung thư nguyên phát. Bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố sau:
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được đề nghị thực hiện thử nghiệm lâm sàng. Trước khi quyết định phương pháp điều trị, điều quan trọng là phải xem xét những điều sau đây:
Trong quá trình điều trị, làm giảm các triệu chứng và tác dụng phụ vẫn là một phần quan trọng trong việc chăm sóc của bạn. Điều này cũng có thể được gọi là chăm sóc giảm nhẹ hoặc chăm sóc hỗ trợ. Hãy nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe về bất kỳ triệu chứng nào mà bạn gặp phải, bao gồm triệu chứng mới hoặc thay đổi triệu chứng.
Bạn có thể sẽ lại trải qua cảm giác giống như khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư lần đầu: Sốc, hoài nghi, lo lắng, sợ hãi, giận dữ, đau buồn và mất kiểm soát,... Tất cả những cảm giác này là phản ứng bình thường đối với trải nghiệm khó khăn này. Thậm chí, chẩn đoán ung thư tái phát có thể khiến bạn khó chịu hơn lần đầu tiên rất nhiều.
Nhiều người bị ung thư tái phát cũng cảm thấy nghi ngờ về quyết định điều trị ban đầu hoặc lựa chọn sau khi điều trị. Hãy nhớ rằng bạn và nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn lựa chọn điều trị dựa trên thông tin có sẵn tại thời điểm đó, bạn và các bác sĩ đều không thể dự đoán trước việc ung thư có thể tái phát.
Bạn có thể rất lo lắng về việc bản thân có còn đủ sức khỏe để đối phó với những đợt thử nghiệm, phương pháp điều trị tiếp theo không. Tuy nhiên, mong rằng bạn hãy lạc quan vì nhiều người khác nhận thấy kinh nghiệm trước đây mà họ có được đã giúp việc chuẩn bị đối mặt với những thách thức tiếp theo nhẹ nhàng và hiệu quả. Ví dụ, những người bị ung thư tái phát có các lợi thế sau:
Trải qua cảm xúc tiêu cực sau khi chẩn đoán ung thư tái phát là điều mà đa số mọi người đều gặp phải. Nhưng hãy tìm kiếm sự giúp đỡ tinh thần, thông tin hữu ích về bệnh để tránh cho cảm xúc tiêu cực kéo dài, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, quá trình điều trị bệnh. Bạn có thể tham khảo một số cách, bao gồm:
Đối phó với ung thư tái phát không phải là điều dễ dàng, thậm chí rất khó khăn để chấp nhận. Tuy nhiên, bằng kiến thức và kinh nghiệm đã trải qua, hãy chuẩn bị sức khỏe và giữ vững tinh thần để việc điều trị được thuận lợi. Những dấu hiệu tốt sẽ đến khi bạn có niềm tin vào bản thân và y học.
Thùy
Nguồn tham khảo: Y học Cộng đồng
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.