Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Ung thư vú có nên mổ không? Phương pháp điều trị ung thư vú như thế nào?

Ngày 06/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Một trong những câu hỏi thường gặp nhất của những người bị bệnh ung thư vú đó là liệu có nên mổ để điều trị bệnh hay không? Bài viết hôm nay sẽ giải đáp cho bạn đọc thắc mắc ung thư vú có nên mổ không và trình bày chi tiết về phương pháp điều trị này. Mời bạn đọc tham khảo!

Ung thư vú là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tâm lý của nữ giới. Đối diện với chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, quyết định liệu ung thư vú có nên mổ không khiến người bệnh vô cùng lo lắng. Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ tới bạn đọc những thông tin cụ thể để giải đáp cho câu hỏi trên trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư vú là gì?

Trước khi trả lời cho câu hỏi ung thư vú có nên mổ không thì chúng ta cùng tìm hiểu qua về căn bệnh nguy hiểm này cũng như nguyên nhân gây bệnh nhé.

Ung thư vú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, thường xuất hiện sớm hơn so với các loại ung thư khác hay các bệnh lý như đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Nguy cơ mắc phải bệnh ung thư vú tăng đáng kể ở phụ nữ đạt độ tuổi 39, với xác suất mắc bệnh là 1/231. Đối với phụ nữ từ 40 - 59 tuổi, nguy cơ này tăng lên 1/25 người và từ 60 đến 79 tuổi, nguy cơ mắc bệnh gần như là 1/15 người.

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư vú ở phụ nữ, bao gồm:

  • Tuổi tác, đặc biệt là ở những phụ nữ trên 50 tuổi.
  • Yếu tố di truyền, nếu trong gia đình có trường hợp mẹ hoặc chị mắc bệnh trước thời kỳ mãn kinh thì có nguy cơ cao bị bệnh hơn.
  • Bắt đầu kinh nguyệt sớm (trước 12 tuổi) hoặc mãn kinh muộn (sau 55 tuổi).
  • Thói quen hút thuốc và tiêu thụ rượu bia trong vòng 5 năm sau khi bắt đầu kinh nguyệt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, đặc biệt là trước tuổi 50.
  • Mô vú dày, điều trị xạ trị ở vùng ngực trước tuổi 30 và có tình trạng béo phì.
  • Sử dụng hormone thay thế trị liệu (HRT) gồm estrogen kết hợp với progesterone trong ít nhất 5 năm làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú nhẹ.
  • Sử dụng thuốc tránh thai trong nhiều năm cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Ung thư vú có nên mổ không? Phương pháp điều trị ung thư vú như thế nào? 1
Ung thư vú là căn bệnh gây tỷ lệ tử vong cao ở nữ giới

Triệu chứng nhận biết bệnh ung thư vú thế nào?

Muốn xác định được ung thư vú có nên mổ không thì người bệnh cần nắm được tình hình mức độ bệnh của mình như thế nào. Vậy triệu chứng nhận biết bệnh ung thư vú là gì? Ban đầu, bệnh nhân có thể phát hiện một khối u hoặc một khối cứng không rõ ràng trong vùng ngực bằng cách tự soi hoặc vô tình sờ nắn.

Khi khối u bắt đầu phát triển trong các ống dẫn sữa, núm sữa có thể chảy máu. Điều này dẫn đến sự thay đổi về kích thước hoặc hình dạng của vùng ngực. Thậm chí, vùng núm vú dễ trở nên co rút và tạo ra một lúm đồng tiền.

Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể bao gồm như xuất hiện khối u hoặc sưng to ở khu vực nách và vùng núm vú trở nên đỏ, sưng to.

Biến chứng nghiêm trọng nhất của ung thư vú là khi một số tế bào từ khối u vú vỡ ra và lan tỏa đến các phần khác của cơ thể, thông qua máu hoặc mạch bạch huyết, xâm nhập vào các mô khác. Các nơi mà ung thư vú di căn bao gồm hạch bạch huyết, gan, phổi, xương, não và da. Sự lan toả này xảy ra trong nhiều năm, thậm chí cả sau khi khối u vú ban đầu được chẩn đoán và điều trị, làm cho bệnh trở nên phức tạp hơn, khó điều trị hơn.

Ung thư vú có nên mổ không? Phương pháp điều trị ung thư vú như thế nào? 2
Ung thư vú ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh

Ung thư vú có nên mổ không?

Về quyết định liệu ung thư vú có nên mổ không thì cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại ung thư, giai đoạn của ung thư, sức khỏe của bệnh nhân, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Phẫu thuật có thể được áp dụng trong các tình huống sau:

  • Loại ung thư và giai đoạn: Trong nhiều trường hợp, mổ ung thư được thực hiện để loại bỏ khối u ung thư vú. Quyết định phương pháp mổ cụ thể sẽ phụ thuộc vào kích thước, vị trí và tính chất của khối u, cũng như tình trạng di căn của ung thư (giai đoạn). Mổ có thể là phần quan trọng của liệu pháp tổng hợp bao gồm phẫu thuật, xạ trị, và hóa trị.
  • Bảo tồn tuyến vú: Trong một số trường hợp, ung thư vú có nên mổ không thì người phụ nữ có thể chọn phẫu thuật bảo tồn tuyến vú thay vì phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú nếu như loại ung thư cho phép điều đó. Quyết định này dựa trên mong muốn cá nhân, tính trạng sức khỏe và khả năng của quy trình phẫu thuật.
  • Quyết định của bác sĩ: Bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe và các yếu tố cụ thể của bệnh nhân để đưa ra quyết định tốt nhất xem ung thư vú có nên mổ không. Họ sẽ xem xét các phương pháp điều trị và thảo luận với bệnh nhân về lợi ích cũng như rủi ro của mỗi quyết định.

Nói chung, phẫu thuật có thể là một phần quan trọng của quá trình điều trị ung thư vú, nhưng quyết định cụ thể ung thư vú có nên mổ không sẽ phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và tư vấn của bác sĩ. Điều quan trọng là người bệnh cần thảo luận kỹ với đội ngũ y tế để hiểu rõ tất cả các phương pháp và có quyết định phù hợp nhất cho trường hợp cụ thể.

Ung thư vú có nên mổ không? Phương pháp điều trị ung thư vú như thế nào? 3
Ung thư vú có nên mổ không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân

Phương pháp điều trị ung thư vú phổ biến

Ở phần trên chúng ta đã giải đáp thắc mắc ung thư vú có nên mổ không? Việc phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm sẽ giúp giảm nguy cơ di căn của bệnh và tạo cơ hội cao hơn cho việc chữa trị, phục hồi hoàn toàn.

Điều trị ung thư vú đòi hỏi sự linh động dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm tốc độ tăng trưởng của khối u, phản ứng của nó với điều trị và phạm vi di căn bệnh. Các phương pháp điều trị cho ung thư vú bao gồm:

  • Phẫu thuật: Một phần hoặc toàn bộ vú có thể bị loại bỏ. Nếu chỉ cần loại bỏ khối u và mô lân cận, được gọi là cắt bỏ khối u, trong trường hợp loại bỏ một vùng lớn hơn của vú thì gọi là cắt bỏ vú một phần. Đối với một số phụ nữ, sau phẫu thuật có thể xem xét phẫu thuật tái tạo vú.
  • Hóa trị: Thường sử dụng qua đường tiêm để ngăn tế bào ung thư phát triển, tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng đến tế bào khỏe mạnh. Tác dụng phụ bao gồm nôn mửa, buồn nôn, rụng tóc và nguy cơ nhiễm trùng.
  • Điều trị nội tiết: Sử dụng các loại thuốc như tamoxifen để kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt sau mãn kinh cho phụ nữ có ung thư dương tính cho hormone. Tác dụng phụ bao gồm cơn nóng và kinh nguyệt không đều.
  • Xạ trị: Thường thực hiện sau phẫu thuật để giết tế bào ung thư ở vùng vú và nách. Tác dụng phụ bao gồm đỏ da và sự mệt mỏi do ảnh hưởng đến mô khỏe mạnh trong khu vực xạ trị.
  • Liệu pháp sinh học: Sử dụng đối với bệnh ung thư vú có biểu hiện HER2 dư thừa. Thường sử dụng qua đường tiêm và có tác dụng phụ như sốt, ớn lạnh và đau đầu.

Ngoài các phương pháp điều trị trên, còn có các biện pháp tự bảo vệ để nữ giới có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú như:

  • Tập thể dục thường xuyên và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với ít chất béo và nhiều trái cây, rau quả.
  • Giảm tiêu thụ rượu hoặc hạn chế uống rượu (ngay cả 1 - 2 ly mỗi ngày cũng có thể tăng nguy cơ).
  • Tạo thói quen tự kiểm tra và đi khám ngực định kỳ để phát hiện sớm, nhằm ngăn chặn bệnh trở nên nặng nề và không thể khắc phục.
Ung thư vú có nên mổ không? Phương pháp điều trị ung thư vú như thế nào? 4
Người bệnh cần điều trị ung thư vú theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Như vậy qua bài viết trên Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ tới bạn đọc những thông tin giải đáp cho thắc mắc ung thư vú có nên mổ không? Hy vọng các bạn đã có thêm kiến thức để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm