Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Uống sắt có làm chậm kinh không? Nguyên nhân gây chậm kinh ở phụ nữ

Ngày 14/01/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bổ sung sắt là việc vô cùng quan trọng đối với phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đang trong giai đoạn sinh sản. Sắt hỗ trợ duy trì quá trình hình thành máu ổn định trong cơ thể. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ lại trải qua tình trạng chậm kinh sau khi sử dụng thuốc sắt. Hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây để biết được liệu uống sắt có làm chậm kinh không.

Phụ nữ thường phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là tình trạng thiếu chất, thiếu máu. Để giải quyết vấn đề này, nhiều chị em phụ nữ thường sử dụng thực phẩm chức năng và thuốc bổ hỗ trợ, trong đó có sắt. Tuy nhiên, một số người đang gặp vấn đề rối loạn kinh nguyệt lo lắng về việc chậm kinh khi bổ sung sắt. Vậy uống sắt có làm chậm kinh không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Uống sắt có làm chậm kinh không?

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý tự nhiên xuất hiện ở phụ nữ. Tuy nhiên, một số người chưa có chế độ ăn uống và bổ sung dưỡng chất đầy đủ dẫn đến tình trạng kinh không đều (rối loạn kinh nguyệt). Đây là hiện tượng kinh nguyệt tiết ra ít hoặc nhiều hơn so với bình thường. Do lượng máu kinh chưa ổn định, nhiều phụ nữ chọn bổ sung sắt trong giai đoạn này nhưng tỏ ra băn khoăn liệu uống sắt có làm chậm kinh không.

Thực tế, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng việc bổ sung sắt có tác động xấu đến chu kỳ kinh nguyệt hay gây chậm kinh. Ngược lại, thuốc viên sắt thường được bác sĩ kê đơn cho những phụ nữ thiếu máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Hơn nữa, việc uống sắt vào những ngày kinh nguyệt giúp ổn định lượng máu trong cơ thể và giảm tình trạng hoa mắt, chóng mặt trong thời kỳ này.

Uống sắt có làm chậm kinh không 1
Uống sắt có làm chậm kinh không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ

Những nguyên nhân gây nên tình trạng chậm kinh ở phụ nữ

Ngoài việc quan tâm đến việc uống sắt có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh hay không, phụ nữ cũng nên đặc biệt chú ý đến các nguyên nhân có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Điều này giúp chị em phụ nữ theo dõi sức khỏe của mình vào những ngày đèn đỏ và nhận biết nhanh chóng một số nguyên nhân gây chậm kinh để có thể can thiệp kịp thời. Các nguyên nhân bao gồm:

  • Mang thai: Chậm kinh thường là dấu hiệu của thai kỳ. Phụ nữ cần lưu ý các biểu hiện thay đổi trong cơ thể, đặc biệt là khi chu kỳ kinh nguyệt trễ hơn 7 hoặc 10 ngày để kịp thời thăm khám ở bác sĩ và xác định thai kỳ một cách chính xác.
  • Tiền mãn kinh: Phụ nữ khi tiến vào giai đoạn tiền mãn kinh (sau 40 tuổi) thường trải qua sự giảm nồng độ hormone estrogen, ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt và dễ gây chậm kinh.
  • Thay đổi cân nặng đột ngột: Tình trạng thay đổi cân nặng nhanh chóng có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp và gây thay đổi hormone sinh dục, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều.
  • Căng thẳng kéo dài: Stress từ áp lực công việc hoặc từ các mối quan hệ có thể làm rối loạn nội tiết tố, gây chậm kinh.
  • Bệnh lý phụ khoa: Các bệnh như viêm lộ tuyến cổ tử cung, buồng trứng đa nang, suy buồng trứng, u xơ cổ tử cung,... thường gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
  • Sử dụng thuốc tránh thai: Việc sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài có thể làm thay đổi nồng độ nội tiết tố, gây ra hiện tượng chậm kinh.
Uống sắt có làm chậm kinh không 2
Stress có thể gây rối loạn nội tiết tố và dẫn đến chậm kinh

Các biện pháp khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ

Uống sắt có làm chậm kinh không chắc hẳn không còn là nỗi lo lắng của nhiều chị em khi các nàng đã biết được những biện pháp khắc phục tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Khi phụ nữ gặp vấn đề chậm kinh, việc thăm khám bác sĩ sản phụ khoa là bước quan trọng để xác định nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp có thể áp dụng để giải quyết vấn đề này:

  • Bổ sung thuốc bổ máu: Sử dụng viên uống sắt có thể giúp tăng cường khí huyết và cải thiện chậm kinh. Lựa chọn viên uống sắt hữu cơ kèm axit folic, vitamin B12, vitamin E, kẽm có thể hấp thụ nhanh chóng và an toàn. Dầu mè đen cũng có thể được thêm vào để hỗ trợ nhuận tràng và giảm táo bón do tác dụng phụ của sắt.
  • Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai: Tránh sử dụng thuốc tránh thai khi gặp rối loạn kinh nguyệt để không làm rối loạn nội tiết tố và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi có thể giúp giảm stress, đồng thời cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm rau xanh và trái cây tươi sẽ giúp tăng cường, hỗ trợ sức khỏe. Tránh sử dụng các loại đồ uống kích thích như rượu, bia và thuốc lá vì chúng có thể ảnh hưởng đến nội tiết trong cơ thể.
Uống sắt có làm chậm kinh không 3
Thăm khám bác sĩ là bước quan trọng để xác định nguyên nhân chậm kinh một cách chính xác

Những thông tin trong bài viết đã giải đáp về thắc mắc “Uống sắt có làm chậm kinh không?”. Sắt được xem là một loại viên uống hữu ích cho chị em phụ nữ, đặc biệt là trong các giai đoạn quan trọng như thời kỳ kinh nguyệt, giai đoạn trước, trong và sau thai kỳ, cũng như giai đoạn cho con bú. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để chọn viên uống sắt phù hợp với bản thân nhé!

Xem thêm:

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm