Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Uống thuốc tránh thai có bị chậm kinh không? Đây là điều bình thường hay bất thường, uống thuốc tránh thai trễ kinh 2 tháng có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này.
Uống thuốc tránh thai là một phương pháp hiệu quả. Thành phần của thuốc tránh thai là hormone nên ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Trong một số trường hợp, phụ nữ dùng thuốc tránh thai có thể có ít kinh hơn hoặc biến mất hoàn toàn. Vậy nguyên nhân nào khiến bạn mất kinh sau khi uống thuốc tránh thai?
Vì viên thuốc tránh thai khẩn cấp có ảnh hưởng đến sự thay đổi nội tiết do đó độ dài của chu kỳ kinh nguyệt cũng thay đổi, có thể đến muộn hơn hoặc sớm hơn bình thường khoảng một tuần sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Thuốc không có khả năng làm ngừng kinh trong thời gian dài như vài tháng. Vì vậy, nếu bạn chưa có kinh trong khoảng 2 tuần sau khi uống thì bạn có thể đã có thai. Tuy nhiên, điều này không đúng cho tất cả phụ nữ.
Mặc dù thuốc tránh thai khẩn cấp có thể khiến kinh nguyệt của bạn đến sớm hoặc muộn một tuần, nhưng không phải tất cả phụ nữ đều giống nhau. Có thể mất nhiều thời gian hơn để có kinh trở lại, nhưng sau khoảng 2 tuần thì khả năng mang thai của bạn sẽ tăng lên.
Lượng levonorgestrel trong thuốc tránh thai khẩn cấp cực kỳ mạnh. Mặc dù một số biện pháp tránh thai nội tiết bình thường cũng chứa levonorgestrel để giúp tránh thai, nhưng hàm lượng hoạt chất này trong thuốc tránh thai khẩn cấp cao hơn nhiều, từ đó tác động lớn đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Trong một nghiên cứu năm 2007, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khoảng 15% uống thuốc tránh thai khẩn cấp đã có những thay đổi đáng kể về độ dài, thời gian của chu kỳ kinh nguyệt. Cần lưu ý rằng trung bình trễ kinh không quá 1 đến 2 tuần.
Nghiên cứu từ năm 2006 cho thấy nếu bạn uống thuốc tránh thai khẩn cấp sớm hơn trong cùng một chu kỳ thì kỳ thì lần có kinh tiếp theo của bạn cũng sẽ đến sớm hơn. Nhưng nghiên cứu vẫn chưa kết luận được liệu điều này có đúng 100% đối với tất cả những người sử dụng hay không.
Nghiên cứu tương tự năm 2006 cho thấy sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể làm cho kinh nguyệt của bạn kéo dài hơn bình thường. Lượng máu kinh có thể ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường sau khi bạn uống thuốc tránh thai. Theo thống kê của FDA, có khoảng 31% phụ nữ bị chảy máu nhiều sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp.
Khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp bạn có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi hoặc đau đầu, nhưng những tác dụng này sẽ biến mất trong vòng 24 giờ. Nếu cơn đau bụng kéo dài, đó có thể là do kỳ kinh của bạn. Đối với triệu chứng nghiêm trọng hơn, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, hôn mê và có thể cần được chăm sóc y tế.
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có hiệu quả lên đến 95% nếu uống ngay sau khi quan hệ tình dục và hiệu quả sẽ giảm dần nếu bạn dùng càng muộn. Do đó, luôn có khả năng dùng thuốc tránh thai không hiệu quả. Nếu bạn chậm kinh 1 tuần thì có chút khả năng là bạn có thai nhưng điều này vẫn chưa thể khẳng định chính xác. Tuy nhiên, nếu trễ kinh 2 tuần thì khả năng mang thai là cao hơn, bạn nên dùng que thử thai trong thời điểm này để kiểm tra. Nếu kết quả dương tính, nên đi khám sản khoa để xác nhận xem bạn có thực sự mang thai hay không.
Nếu bạn có kỳ kinh nguyệt không đều thì nên đợi 3 tuần sau khi uống tránh thai khẩn cấp rồi mới thử thai. Vì vậy xét nghiệm quá sớm có thể cho kết quả âm tính giả.
Nếu sau 2 tháng kể từ khi uống thuốc tránh thai mà kinh nguyệt chưa xuất hiện thì có thể bạn đã có thai. Tuy nhiên cũng có thể thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn đang làm chu kỳ kinh nguyệt rối loạn.
Khi đã biết uống thuốc tránh thai có bị chậm kinh không thì các bạn nữ nên rút kinh nghiệm để đảm bảo an toàn sức khỏe khi phải uống thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc khẩn cấp.
Chắc hẳn mọi người sau khi đọc bài viết đã có câu trả lời uống thuốc tránh thai có bị chậm kinh không? Hơn nữa chị em phải sử dụng thuốc tránh thai an toàn cho sức khỏe, tránh lạm dụng quá nhiều có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.