Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Urosepsis là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

Ngày 24/03/2024
Kích thước chữ

Nhiễm trùng đường tiểu (Urosepsis) là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất, gây ra cảm giác không thoải mái cho người bệnh, đặc biệt phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp đôi so với nam giới. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng hoặc tổn thương thận. Vậy Urosepsis là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh thế nào?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Urosepsis là gì? và nguyên nhân, triệu chứng cũng như các biện pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra lời khuyên hữu ích giúp người bệnh thoải mái hơn trong quá trình điều trị.

Tìm hiểu Urosepsis là gì?

Nhiễm trùng đường tiểu (Urosepsis) là một trong những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra tại đường tiết niệu. Bệnh thường phổ biến ở phụ nữ, chiếm gần 25% tổng số các ca nhiễm trùng. Khoảng 50 - 60% phụ nữ sẽ trải qua ít nhất một cơn nhiễm trùng đường tiểu trong suốt cuộc đời của họ. 

Bệnh này xuất hiện khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống đường tiết niệu, tăng sinh gây ra tình trạng viêm nhiễm. Thường thì vi khuẩn này có nguồn gốc từ ruột hoặc phân, sau đó đi vào niệu đạo.

urosepsis-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-benh 1
Phụ nữ thường có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường tiểu so với nam giới

Hệ thống đường tiết niệu bao gồm bể thận, các niệu quản (chuyên dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang), và bàng quang - nơi chứa nước tiểu. Vi khuẩn có thể tác động đến bất kỳ phần nào trong hệ thống đường tiết niệu.

Phần lớn các trường hợp nhiễm trùng đường tiểu liên quan đến niệu đạo và bàng quang, nằm ở phần dưới của hệ thống đường tiết niệu. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể liên quan đến niệu quản và thận -phần trên của hệ thống đường tiết niệu. Mặc dù các trường hợp nhiễm trùng đường tiểu trên này hiếm hơn, nhưng chúng thường nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân và triệu chứng Urosepsis

Urosepsis do nguyên nhân nào gây ra?

Nhiễm trùng đường tiểu (Urosepsis) thường bắt nguồn từ vi khuẩn xâm nhập qua niệu đạo và lan đến bàng quang. Mặc dù hệ thống tiết niệu được cấu tạo để ngăn chặn sự xâm nhập này, nhưng đôi khi khả năng bảo vệ của cơ thể không hiệu quả. Khi vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi, chúng tạo thành các ổ viêm tại hệ tiết niệu.

Vi khuẩn gây nhiễm trùng bàng quang thường là Escherichia coli (E. coli), một loại vi khuẩn thường xuất hiện trong đường tiêu hóa. Chúng lây lan từ hậu môn sang niệu đạo, đặc biệt ở phụ nữ do cấu trúc niệu đạo gần với âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục tấn công gây viêm.

Các yếu tố nguy cơ khiến phụ nữ có khả năng bị Urosepsis cao hơn so với nam giới bao gồm cấu trúc hệ tiết niệu, hoạt động tình dục, sử dụng các phương pháp kiểm soát sinh sản, giai đoạn mãn kinh, và giai đoạn sinh nở. Ngoài ra, các yếu tố như bất thường bẩm sinh của đường tiết niệu, tắc nghẽn trong hệ tiết niệu, miễn dịch suy yếu, sử dụng ống thông và các thủ thuật tiết niệu cũng có thể tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiểu.

urosepsis-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-benh 2
Vi khuẩn là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu

Triệu chứng khi bị Urosepsis là gì?

Nhiễm trùng đường tiểu được phân thành hai loại chính là nhiễm trùng đường tiểu dưới (viêm bàng quang) và nhiễm trùng đường tiểu trên (viêm thận - bể thận cấp). Vì không có triệu chứng đặc trưng, việc chẩn đoán bệnh, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiểu trên, rất khó khăn.

Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu phụ thuộc vào vi khuẩn tấn công vào phần nào của đường tiết niệu. Cụ thể, các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu đường dưới bao gồm:

  • Có cảm giác đau, nóng rát và khó chịu khi đi tiểu.
  • Tăng tần suất đi tiểu.
  • Nước tiểu đục hoặc có màu đỏ.
  • Nước tiểu mùi nồng.
  • Phụ nữ cảm thấy đau ở vùng bụng dưới hoặc xương chậu.
  • Nam giới có thể cảm thấy đau ở trực tràng.

Nhiễm trùng tiểu đường trên có thể khiến vi khuẩn lây lan đến thận và từ thận lan tới máu dẫn đến hạ huyết áp, sốc gây đe dọa đến tính mạng. Các triệu chứng nhận biết của nhiễm trùng tiểu đường trên bao gồm:

  • Đau ở vùng lưng trên và hai bên hông.
  • Cảm giác ớn lạnh, sốt.
  • Buồn nôn và nôn mửa.
urosepsis-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-benh 3
Nhiễm trùng đường tiểu gây khó chịu cho người bệnh khi đi tiểu

Các biến chứng nguy hiểm của nhiễm trùng đường tiểu (Urosepsis)

Nhiễm trùng đường tiểu có thể điều trị triệt để, tuy nhiên cần phải chẩn đoán và điều trị kịp thời trước khi chúng lan rộng. Nếu không được điều trị sớm hoặc các yếu tố nguy cơ không được loại bỏ, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm thận - bể thận cấp.
  • Áp xe xung quanh thận.
  • Nhiễm trùng huyết.
  • Suy thận cấp.
  • Ở trẻ em, nếu bị trào ngược niệu quản, có thể dẫn đến nhiễm trùng thận nhanh chóng, gây suy thận mạn tính.
  • Ở phụ nữ mang thai, có thể gây ra các biến chứng như sinh non, sảy thai, thai nhi thiếu cân hoặc nhiễm trùng sơ sinh.
  • Hẹp niệu đạo ở nam giới.

Các biện pháp điều trị và phòng tránh nhiễm trùng đường tiểu (Urosepsis)

Điều trị nhiễm trùng đường tiểu như thế nào?

Các phác đồ điều trị nhiễm trùng đường tiểu ngày nay được liên tục cập nhật. Điều trị nhiễm trùng đường tiểu thường bao gồm sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và loại bỏ các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của chúng.

Lựa chọn loại thuốc và thời gian điều trị sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu. Một số loại thuốc phổ biến được sử dụng bao gồm nitrofurantoin, trimethoprim – sulfamethoxazole, beta-lactam, aminoglycosid và quinolon. 

Đối với các trường hợp nặng, cần phải nhập viện để sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch và theo dõi cẩn thận để kịp thời phát hiện, xử trí các biến chứng. Điều quan trọng là cần bắt đầu điều trị sớm để tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

urosepsis-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-benh 4
Tuỳ tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp

Phòng tránh nhiễm trùng đường tiểu như thế nào?

Ngoài việc tìm hiểu Urosepsis là gì?, việc phòng tránh bệnh cũng rất quan trọng, dưới đây là một số lưu ý giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiểu:

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, điều này giúp làm loãng nước tiểu và kích thích việc đi tiểu thường xuyên hơn, từ đó loại bỏ một phần vi khuẩn khỏi đường tiết niệu.
  • Bổ sung thực phẩm có khả năng chống nhiễm khuẩn đường tiểu như nam việt quất, tỏi, sữa chua không đường, trái cây họ cam quýt, kiwi,… để tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống lại vi khuẩn gây hại.
  • Thực hiện vệ sinh vùng kín đúng cách bằng cách lau từ phía trước ra phía sau sau khi đi vệ sinh (đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ), giúp ngăn chặn vi khuẩn ở vùng hậu môn lây lan sang âm đạo và niệu đạo.
  • Ngay sau quan hệ tình dục, đi tiểu và uống một cốc nước đầy để loại bỏ vi khuẩn và phòng tránh viêm đường tiết niệu sau quan hệ.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm dành cho phụ nữ có khả năng gây kích ứng như xịt khử mùi, dung dịch vệ sinh có khả năng kháng khuẩn mạnh ở vùng sinh dục.
  • Thay đổi phương pháp ngừa thai để tránh tiếp xúc với các sản phẩm như màng film, bao cao su không được bôi trơn hoặc xử lý bằng chất diệt tinh trùng, vì chúng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Hy vọng rằng bạn đã có thông tin hữu ích để trả lời cho câu hỏi "Urosepsis là gì?". Việc hiểu và nhận biết triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu (Urosepsis) rất quan trọng để có thể phòng tránh và điều trị kịp thời. Bằng cách vệ sinh sạch sẽ, tuân thủ các biện pháp phòng ngừa, chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ đúng phác đồ điều trị cũng là yếu tố giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin