Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hệ tiết niệu là gì? Có vai trò như thế nào đối với cơ thể?

Ngày 29/12/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hệ tiết niệu là hệ thống quan trọng, giúp vận chuyển chất thải ra ngoài cơ thể. Cùng tìm hiểu về chức năng cũng như vai trò của từng bộ phận trong hệ tiết niệu nhé!

Hệ tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Mỗi bộ phận sẽ có những chức năng khác nhau, đảm bảo cho các hoạt động bình thường của cơ thể. Đây chính là lý do vì sao bạn cần chăm sóc sức khỏe hệ tiết niệu để bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn vai trò của hệ tiết niệu, cũng như cách phòng ngừa các bệnh lý về hệ tiết niệu.

Vị trí của hệ tiết niệu

Hệ tiết niệu bao gồm nhiều bộ phận là: 2 quả thận, 2 niệu đạo, bàng quang, niệu đạo. Ngoài ra, ở nam giới còn có thêm tuyến tiền liệt.

Khi thức ăn được tiêu thụ vào hệ tiêu hóa, cơ thể con người sẽ hấp thụ một phần chất dinh dưỡng vào trong máu. Như vậy, hệ tiết niệu là cơ quan quan trọng, có nhiệm vụ đào thải chất lỏng dư thừa và các chất hoà tan có trong mạch máu ra ngoài cơ thể. Các chất này trước khi đào thải ra ngoài sẽ được dự trữ ở bàng quang.

Hệ tiết niệu là gì? Có vai trò như thế nào đối với cơ thể? 1
Hệ tiết niệu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của người bệnh 

Cấu tạo của hệ tiết niệu

Hệ tiết niệu là tên gọi quen thuộc của một hệ thống bên trong cơ thể con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cấu tạo của hệ tiết niệu. Dưới đây là các bộ phận của hệ thống này và chức năng của chúng:

Thận

Vị trí của thận là ở phía sau khoang phúc mạc, cách đều 2 bên cột sống. Thận phải thường nằm thấp hơn thận trái. Thận là tạng đặc và có trọng lượng tương đối nhỏ, trung bình từ 130 - 135g. Mỗi quả thận có kích thước khoảng 12 x 6 x 3cm. Nhu mô thận dày từ 1,5 - 1,8cm và được bao phủ bởi một lớp vỏ thận bên ngoài.

Không những vậy, nhu mô thận cũng được chia thành 2 phần:

  • Vùng tủy: Gồm các đài thận nhỏ, có đỉnh hướng về đài nhỏ. Mỗi đài lại chứa hệ thống ống góp dẫn thẳng vào đài thận.
  • Vùng vỏ thận: Vỏ thận là nơi tập trung chủ yếu của các nephron, là các đơn vị chức năng thận. Mỗi quả thận có đến 1 - 1,5 triệu nephron phân bố ở vùng vỏ.
  • Rốn thận: Là nơi cuống thận đi vào thận. Để điều trị các bệnh lý liên quan đến thận, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật ở vị trí rốn thận để xâm nhập vào bên trong quả thận.
Hệ tiết niệu là gì? Có vai trò như thế nào đối với cơ thể? 2
Thận là bộ phận chính có trong hệ tiết niệu 

Niệu quản

Niệu quản được hiểu đơn giản là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài miệng sáo. Ở nam giới, niệu đạo cũng chính là đường dẫn của tinh trùng. Do đó, kích thước của niệu đạo có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ giới:

  • Ở nam giới: Niệu đạo của người trưởng thành có chiều dài khoảng 14 - 16cm, được chia thành 2 phần là niệu đạo sau và niệu đạo trước.
  • Ở nữ giới: Niệu đạo ở nữ giới có cấu trúc cố định, dài khoảng 3cm và được gắn liền với thành trước của âm đạo.

Bàng quang

Bàng quang là một túi rỗng chứa nước tiểu, có vị trí ở ngay sau khớp mu. Theo tính toán, bàng quang có khả năng chứa từ 300 - 500ml. Khi lượng nước tiểu đầy lên, bàng quang co giãn khiến cho nó chạm sát tới gần rốn. Cấu tạo của bàng quang bao gồm 4 lớp cơ bản là:

  • Lớp niêm mạc bao phủ mặt trong bàng quang.
  • Lớp cơ bao gồm lớp cơ dọc ở ngoài, lớp cơ chéo ở giữa và lớp cơ vòng ở trong, lớp cơ chéo ở giữa.
  • Lớp hạ niêm mạc có cấu tạo rất lỏng lẻo, giúp cho lớp cơ và lớp hạ niêm có thể dễ dàng trượt lên nhau.
  • Lớp thanh mạc.
Hệ tiết niệu là gì? Có vai trò như thế nào đối với cơ thể? 3
Bàng quang có nhiệm vụ chứa đựng nước tiểu 

Chức năng của hệ tiết niệu

Mỗi bộ phận của hệ tiết niệu có những chức năng riêng biệt. Đó là:

  • Thận: Hai quả thận là cơ quan chính trong hệ tiết niệu, có nhiệm vụ lọc và bài tiết các chất thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Ngoài ra, nó còn giúp điều hoà thể tích và thành phần máu. Từ đó, hỗ trợ ổn định huyết áp, độ pH và đường huyết. Đây cũng là cơ quan sản xuất ra hormon calcitriol và erythropoietin.
  • Niệu quản: Chức năng của niệu quản là vận chuyển nước tiểu từ thận xuống bàng quang.
  • Bàng quang: Là nơi lưu trữ nước tiểu. Khi bàng quang đầy dần lên, nó sẽ gửi tín hiệu cho não bộ và bắt đầu đẩy nước tiểu xuống niệu đạo để thải ra ngoài.
  • Niệu đạo: Là đường ống dẫn truyền nước tiểu ra khỏi cơ thể và là đường dẫn tinh ở nam giới.

Các bệnh lý thường gặp liên quan đến hệ tiết niệu

Sức khỏe của hệ tiết niệu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu không xây dựng những thói quen lành mạnh, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải các căn bệnh sau:

Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh hay gặp ở phái nữ. Nguyên nhân là do niệu đạo của nữ giới thường ngắn nên khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu, nó sẽ ngay lập tức tấn công vào cơ quan gần nhất là đường tiết niệu.

Để điều trị căn bệnh này, người bệnh thường được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh với liều lượng và thời gian tùy theo tình trạng nhiễm bệnh.

Hệ tiết niệu là gì? Có vai trò như thế nào đối với cơ thể? 4
Viêm đường tiết niệu là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm 

Tiểu không tự chủ

Ở căn bệnh này, tỷ lệ mắc bệnh của nữ giới cũng cao hơn nhiều so với nam giới. Phụ nữ là đối tượng rất dễ bị sa xương chậu sau khi sinh. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh. Ngoài ra, nhịn tiểu quá lâu cũng khiến cho hệ tiết niệu phải chịu áp lực lớn. Lâu dần, thói quen này sẽ dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ cùng nhiều vấn đề khác như: Viêm bàng quang, nhiễm trùng, suy giảm chức năng thận,...

Sỏi thận

Sỏi thận là những chất được kết tinh lại từ các thành phần có trong thận, tạo thành các viên sỏi có kích thước khác nhau. Căn bệnh này thường xuất hiện do người bệnh thường xuyên nhịn tiểu, khiến cho các chất cặn bã lắng đọng lại ở 2 quả thận.

Suy thận

Suy thận là biến chứng phổ biến của nhiều bệnh lý là: Tăng huyết áp, đái tháo đường,... hoặc chấn thương thận. Nếu không may bị suy thận, chức năng lọc chất thải sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, thận không thể lọc máu từ nước tiểu khiến cho cơ thể bị nhiễm độc.

Hệ tiết niệu là gì? Có vai trò như thế nào đối với cơ thể? 4
Người bị cao huyết áp thường có nguy cơ cao bị suy thận 

Các biện pháp phòng ngừa bệnh về hệ tiết niệu

Để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu, bạn cần ghi nhớ kỹ các biện pháp đơn giản sau:

  • Uống đủ từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày để làm tăng khả năng thanh lọc cơ thể và đào thải độc tố.
  • Hạn chế tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều muối, dầu mỡ, caffeine và chất kích thích.
  • Tránh xa thuốc lá và khói thuốc lá.
  • Khi có cảm giác buồn tiểu nên đi tiểu ngay.
  • Sau khi quan hệ tình dục nên đi tiểu để đẩy vi khuẩn ra ngoài.
  • Tập thể dục hằng ngày để nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là các bài tập cơ sàn chậu.
Hệ tiết niệu là gì? Có vai trò như thế nào đối với cơ thể? 5
Bạn nên uống nhiều nước để đào thải độc tố ra ngoài cơ thể 

Trên đây là những thông tin quan trọng nhất về sức khỏe hệ tiết niệu. Nếu phát hiện cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: Đau hông lưng, cơn đau quặn thận, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu khác thường,... bạn hãy chủ động thăm khám sức khỏe nhé!

Xem thêm: Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan nào, chức năng và những bệnh thường gặp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm