Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất là ở những trẻ thiếu tháng. Rất nhiều các bậc phụ huynh băn khoăn liệu vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết và có nguy hiểm hay không.
Để được giải đáp thắc mắc “Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?”, các bạn hãy theo dõi phần nội dung dưới bài viết sau.
Vàng da ở trẻ sơ sinh khiến cho quá trình chuyển hóa bilirubin bị dư thừa. Khi lượng bilirubin dư thừa càng nhiều thì quá trình vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ kéo dài. Đây là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở những trẻ bị sinh non.
Đối với những trẻ vừa mới sinh, những tế bào hồng cầu luôn được tạo mới và mất đi. Khi hồng cầu bị vỡ ra sẽ giải phóng ra hemoglobin và chuyển hóa thành bilirubin. Lúc này, bilirubin sẽ được chuyển hóa tại gan trẻ và đào thải ra bên ngoài thông qua nước tiểu và phân.
Tuy nhiên, do gan ở trẻ sơ sinh vốn làm việc yếu nên quá trình đào thải bilirubin sẽ không hiệu quả và khiến cho lượng bilirubin bị tăng trong máu và dẫn đến tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh.
Biểu hiện đầu tiên khi trẻ bị vàng da đó là xuất hiện màu vàng tại mắt và da của trẻ. Màu vàng này thường bắt đầu từ 2 đến 4 ngày sau khi sinh và có thể bắt đầu từ mặt trước rồi mới lan xuống khắp cơ thể. Mức độ của bilirubin thường đạt đỉnh trong 3 đến 7 ngày sau khi sinh.
Ở đa số các trường hợp, vàng da có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Vàng da nặng cũng sẽ làm tăng nguy cơ bilirubin đi vào trong não và khiến cho não bị tổn thương vĩnh viễn.
Ở rất nhiều trường hợp, hiện tượng trẻ sơ sinh bị vàng da sẽ tự hết khi gan của trẻ phát triển và khi trẻ bắt đầu ăn. Thông thường, vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ tự hết trong 2 đến 3 tuần sau sinh. Bên cạnh đó vẫn có trường hợp trẻ bị vàng da bệnh lý. Đây là những trường hợp vàng da kéo dài quá 3 tuần hoặc những trẻ có mức bilirubin gián tiếp ở trong máu quá cao vượt qua ngưỡng sinh lý.
Nếu như trẻ có nồng độ bilirubin ở mức cao, trẻ sẽ có nguy cơ bị bại não, điếc và gặp phải những tổn thương não khác. Do đó, các chuyên gia luôn khuyến cáo rằng tất cả trẻ sơ sinh cần được kiểm tra các dấu hiệu vàng da trước khi xuất viện hoặc vài ngày sau khi xuất viện.
Thông thường, tình trạng vàng da ở trẻ sẽ tự khỏi khi gan của trẻ bắt đầu trưởng thành. Khi cha mẹ cho trẻ ăn thường xuyên (từ 8 đến 12 lần/ ngày thì sẽ giúp trẻ truyền bilirubin qua cơ thể.
Trong trường hợp vàng da ở mức độ nặng, trẻ có thể áp dụng phương pháp quang trị liệu. Đây là một phương pháp điều trị phổ biến và đem lại hiệu quả cao. Theo đó, có hai loại điều trị chiếu đèn đó là:
Bác sĩ thực hiện việc chiếu sáng tia cực tím mỗi khi trẻ nằm ở trên giường. Ánh sáng sẽ giúp phá vỡ các bilirubin để không gây ra sự áp lực và tổn thương cho gan. Thông thường, đèn chiếu sẽ dừng lại sau mỗi 3 đến 4 tiếng để mẹ cho trẻ bú.
Trẻ sẽ được ở trong chăn có chứa sợi quang học đặc biệt và tỏa ánh sáng trực tiếp lên da của trẻ. Khi thực hiện phương pháp này, mẹ vẫn có thể cho trẻ bú bình thường.
Để chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài, các mẹ nên lưu ý đến các vấn đề sau:
Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết? Những thông tin dưới bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được vấn đề này. Tình trạng vàng da nếu kéo dài sẽ gây ra những vấn đề hết sức nguy hiểm. Do đó, các bậc cha mẹ nên phát hiện kịp thời và điều trị triệt để nhằm ngăn ngừa những di chứng về sau cho trẻ nhé!
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.