Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vì sao không nên dùng tăm xỉa răng? Tác hại là gì?

Ngày 09/07/2022
Kích thước chữ

Xỉa răng là thói quen của hầu hết nhiều người sau mỗi bữa ăn. Dùng tăm xỉa răng chủ yếu để lấy những mảnh thức ăn giắt vào kẽ răng. Tuy nhiên, ít ai biết tác hại khi dùng tăm xỉa răng, còn gây nên nhiều bệnh lý về răng miệng khác.

Dùng tăm xỉa răng là thói quen lấy thức ăn thừa, bị giắt vào kẽ răng. Tuy nhiên, đây là hành động càng gia tăng tác hại cho sức khỏe răng miệng mà ít ai biết. Mọi người nghĩ dùng tăm xỉa răng chỉ là hành động vô hại nhưng nó vẫn âm thầm gây hại đến cấu trúc răng và mô nướu. Để biết vì sao không nên dùng tăm xỉa răng? Tăm xỉa gây nên tác hại như thế nào, cùng theo dõi bài viết này nhé. 

Mục đích của dùng tăm xỉa răng 

Tăm xỉa răng được thiết kế với nhiều chất liệu khác nhau, có thể làm tre hay bằng tăm bằng nhựa,... Tuy nhiên, chúng đều được chế tạo có đầu nhọn ở một hoặc cả hai đầu. Đầu nhọn của tăm với mục đích lấy đi mảng bám, thức ăn vụn, nhất là bị giắt vào kẽ răng. 

Tăm xỉa răng có đầu nhọn giúp lấy đi thức ăn thừa Mục đích của dùng tăm xỉa răng 

Vì sao không nên dùng tăm xỉa răng?

Để trả lời cho vấn đề mà nhiều người quan tâm "Vì sao không nên dùng tăm xỉa răng?" thì trước hết mọi người nên tìm hiểu về tác hại khi dùng tăm xỉa răng. 

Xỉa răng gây mòn răng 

Cố gắng dùng tăm để lấy thức ăn giắt vào răng dẫn đến sự mài mòn men răng và gây chảy máu lợi. Hiện tượng chân răng bị mài mòn sẽ không biểu hiện liền và khó nhận biết nên hầu như mọi người không nhận ra, tuy nhiên vẫn dùng lâu dài thì răng âm thầm bị mài mòn. Điều này được lý giải do tăm cọ xát quá nhiều vào chân răng, hơn nữa, tăm cứng và thô nên làm chân răng bị tổn thương. 

Khi răng bị mài mòn, sẽ gây ê buốt và đau nhức khi ăn uống, nhất là thực phẩm nóng hoặc lạnh gây kích ứng đến răng. Nếu không có cách xử lý sớm sẽ làm răng ngày càng yếu hơn, dễ dàng lung lay và dễ gãy. 

Xỉa răng gây viêm lợi

Tăm xỉa răng khá to và nhọn nên nếu dùng cạo men răng thì không thể làm sạch hoàn toàn. Đồng thời, phần đầu nhọn của tăm có thể đâm vào nướu, nếu càng cố gắng dùng lực lấy thức ăn mắc kẹt sẽ càng làm nướu bị tổn thương. Khi nướu tổn thương, càng gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, vi khuẩn tấn công vào nướu gây ra nhiều bệnh về nướu hơn. 

Vì sao không nên dùng tăm xỉa răng: xỉa răng gây viêm lợi Vì sao không nên dùng tăm xỉa răng? 

Bên cạnh đó, nếu dùng tăm thường xuyên sẽ càng gia tăng áp lực lên mô nướu, khiến khe răng ngày càng rộng hơn. Điều này càng dễ làm cho thức ăn mắc kẹt nhiều hơn, tạo thành mảng bám vi khuẩn gây nên các bệnh về răng miệng khác. 

Xỉa răng gây tụt nướu, tụt lợi

Thói quen dùng tăm xỉa răng hằng ngày là nguyên nhân gây nên tụt nướu và tụt lợi. Vì khi tăm cọ xát vào răng và lợi gây nên tình trạng viêm nhiễm và mòn cổ chân răng, từ đó, dẫn đến tình trạng tụt lợi. 

Thưa răng

Vì sao không nên dùng tăm xỉa răng? Dùng tăm xỉa răng thời gian dài với lực mạnh sẽ không tránh khỏi tình trạng kẽ răng ngày càng thưa, tạo nên lỗ hỏng giữa các chân răng. Những khe răng thưa này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến việc nhồi nhét thức ăn nhiều hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. 

Tác hại của xỉa răng gây hôi miệng

Hôi miệng cũng là tác hại của dùng tăm xỉa răng. Vì dùng tăm không chỉ không loại bỏ được thức ăn thừa mà còn dẫn đến nhiễm trùng, gây hôi miệng. 

Ngoài ra, nếu như chất liệu làm tăm xỉa răng không đảm bảo là mối nguy cơ tiềm ẩn đối với tình hình sức khỏe chung. Vì có thể thành phần có chứa chất độc hại, không được vệ sinh sạch sẽ,...

Nên dùng chỉ nha khoa thay thế tăm xỉa răng

Sau khi biết được tác hại để trả lời cho câu hỏi vì sao không nên dùng tăm xỉa răng, thì mọi người rất quan tâm đến cách loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa thế nào. Theo các bác sĩ nha khoa, thay vì dùng tăm xỉa răng, mọi người nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn bị giắt vào kẽ răng. 

Chỉ nha khoa là dụng cụ vệ sinh kẽ răng chuyên dụng. Chỉ nha khoa được thiết kế là sợi chỉ tơ mảnh được chế tác từ sợi nilong giúp dễ dàng lấy vụn thức ăn ở kẽ răng. Đặc điểm của chỉ rất mỏng, mảnh nhưng lại có độ đàn hồi tốt và rất chắc chắn. 

Dùng chỉ nha khoa thay thế tăm xỉa răng Dùng chỉ nha khoa thay thế tăm xỉa răng 

Dùng chỉ nha khoa thay thế tăm xỉa răng hằng ngày sẽ ngăn ngừa được các biến chứng cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Việc loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa ở kẽ răng, chân răng hay dưới nướu được hiệu quả hơn. Từ đó, hạn chế hình thành cao răng gây viêm lợi, giúp răng lợi luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, để chỉ nha khoa phát huy tối đa công dụng, mọi người nên lưu ý thực hiện đúng cách. 

Các bước chăm sóc răng miệng đúng cách

Dưới đây là các chăm sóc răng miệng đúng cách:

  • Sử dụng chỉ nha khoa: Loại bỏ thức ăn thừa bị mắc ở kẽ răng mà không gây tổn thương nướu và răng.
  • Đánh răng đúng cách và thường xuyên: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, lựa chọn bàn chải mềm và thay bàn chải sau mỗi 3 tháng. Đánh răng đúng kỹ thuật để không gây tổn thương nướu và răng. 
  • Vệ sinh lưỡi: Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để vệ sinh lưỡi mỗi ngày, nhất là sau mỗi bữa ăn.
  • Dùng nước súc miệng: Có thể là dùng nước muối hay nước súc miệng để làm sạch răng, khoang miệng, bảo vệ răng nướu khỏi sự tấn công của vi khuẩn, ngăn ngừa hình thành mảng bám,... 
  • Kiểm tra răng định kỳ tại nha khoa: Nên 3 - 6 tháng đến nha khoa để kiểm tra răng, cạo vôi răng cũng như phát hiện kịp thời và điều trị những vấn đề về răng miệng. 

Hy vọng những thông tin chia sẻ về vì sao không nên dùng tăm xỉa răng sẽ mang kiến thức bổ ích cho mọi người. Từ đó, giúp bạn thay đổi thói quen để bảo vệ răng miệng khỏe hơn.

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.