Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tụt lợi có tự khỏi không? Cách đối phó khi bị tụt lợi?

Ngày 31/05/2022
Kích thước chữ

Tụt lợi không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn kéo theo nhiều vấn đề về sức khỏe nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng. Tụt lợi có tự khỏi không? Cách chữa như thế nào?

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là tụt lợi. Khi bệnh lý này tiến triển nặng, tụt lợi làm mòn cổ chân răng, khiến răng yếu đi nhanh chóng. Cùng tìm hiểu cách đối phó với tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé. 

Triệu chứng của tụt lợi 

Tụt lợi là vấn đề răng miệng phổ biến nhưng vẫn có nhiều người ít quan tâm đến. Lý do là vì các triệu chứng của tụt lợi xảy ra chậm và rất khó phát hiện nếu chỉ nhìn bằng mắt thường. Chỉ khi kiểm tra nướu thường xuyên tại các phòng khám nha khoa, bạn mới có thể ngăn chặn nguy cơ, tránh dẫn đến tình trạng  tụt lợi chảy máu chân răng từ sớm. Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng sau đây, có thể thể bạn đã mắc phải tình trạng tụt lợi. Cụ thể: 

  • Lợi thu lại: Dấu hiệu đầu tiên của tụt lợi là lợi tụt dần về phía nướu. Bạn sẽ thấy răng to hơn, thậm chí là để lộ cả chân răng. 
  • Răng nhạy cảm hơn: Khi trải qua giai đoạn phát triển, răng sẽ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như thường xuyên chảy máu, ê buốt răng, đau răng và răng yếu hơn. 
  • Gây ra các bệnh lý về răng miệng: Nếu không chữa trị kịp thời, tụt lợi sẽ kéo theo các bệnh nha khoa như: Răng lung lay, mất răng vĩnh viễn, viêm nhiễm lan rộng,...
Tụt lợi có tự khỏi không? Cách đối phó khi bị tụt lợi? 1 Tụt lợi hay còn được gọi là bệnh lý tụt nướu

Nguyên nhân của tụt lợi 

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây tụt lợi chân răng. Các nguyên nhân này thường xảy ra cùng lúc nên sẽ đẩy nhanh quá trình phát bệnh. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến là: 

  • Viêm nha chu: Bệnh lý này có thể gây ra nhiễm trùng ở nướu răng. Nó làm tổn thương phần xương hỗ trợ ở xương chân răng và nướu răng gây tụt nướu. 
  • Vệ sinh răng miệng kém: Khi bạn không chải răng, các mảng bám sẽ xuất hiện và góp phần làm lợi bị tụt. 
  • Đánh răng quá mạnh: Đánh răng thường xuyên chưa chắc đã tốt nếu bạn đánh răng không đúng cách. Đánh răng quá mạnh khiến men răng bị hư hỏng, gây ra tình trạng tụt lợi. 
  • Do di truyền: Một số ít người bệnh bị tụt lợi không do các nguyên nhân trên mà do liên quan đến gene. Đây có thể là tình trạng di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. 
Tụt lợi có tự khỏi không? Cách đối phó khi bị tụt lợi? 2 Đánh răng quá mạnh làm hại nướu và răng

Tụt lợi có tự khỏi không? 

Tụt lợi có tự khỏi không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Bệnh lý tụt lợi không thể tự khỏi được do nướu không có khả năng tự bồi đắp lại như ban đầu. Nếu bị tụt nướu nhẹ, bạn chỉ cần chú trọng vấn đề vệ sinh răng miệng, uống thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm theo chỉ dẫn của bác sĩ là có thể hồi phục. Tuy nhiên, nếu tình trạng tụt lợi đã tiến triển đến mức độ nghiêm trọng, chân răng bị lộ quá nhiều, người bệnh nên đến ngay các nha khoa uy tín để được điều trị dứt điểm tình trạng này. 

Tụt lợi phải làm sao? 

Các phương pháp đối phó với tình trạng tụt lợi chủ yếu liên quan đến vấn đề vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống. Hãy cùng tham khảo một số cách phòng tránh và chữa trị bệnh tụt lợi được chúng tôi tổng hợp dưới đây nhé! 

Tụt lợi có tự khỏi không? Cách đối phó khi bị tụt lợi? 3 Tụt lợi có khỏi không và cách đối phó với tình trạng này

Thay đổi chế độ ăn uống 

Trong bữa ăn, bạn nên hạn chế các loại nước có vị chua như: Nước cam, nước chanh, nước ngọt có gas, sữa chua,... Những thực phẩm này sẽ làm tăng tình trạng răng ê buốt và có tính acid cao khiến men răng bị bào mòn. Các đồ ăn chứa nhiều đường cũng không được khuyến khích vì chúng có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. 

Bạn nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh bằng cách bổ sung nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất, canxi, phốt pho,... từ hoa quả, thịt, hải sản, để tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng răng và nướu thêm chắc khỏe. 

Đặc biệt, với những người có thói quen hút thuốc lá và uống rượu, bia thì cần phải bỏ ngay lập tức. Nguyên nhân là do lúc này nướu và răng đã yếu, hút thuốc lá làm răng bị ố vàng gây mất thẩm mỹ. Không những vậy, nguy cơ bị ung thư khoang miệng cũng tăng lên đến 65%. Đây là cách  chữa tụt lợi chân răng tại nhà đơn giản mà bạn nên áp dụng, giúp phòng tránh nhiều bệnh lý răng miệng khác.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Khi chải răng, bạn nên chọn bàn chải có lông mềm, nhẹ. Bạn chải răng ở một góc tạo ra giữa bàn chải và mặt răng là 45 độ. Khi chải răng, bạn nên tập trung chải kỹ chân răng, các kẽ răng, đầu răng và cả mặt ngoài, mặt trong răng để đảm bảo không còn thức ăn thừa và vi khuẩn còn sót lại. 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kem đánh răng có khả năng tẩy trắng và ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng. Bạn nên chọn những loại kem đánh răng có chứa fluor, có tác dụng làm men răng chắc khỏe hơn. Đồng thời, sử dụng thêm chỉ nha khoa kết hợp với nước súc miệng bảo vệ răng miệng, giảm ê buốt và chống mòn răng. 

Khám răng thường xuyên 

Nếu phát hiện ra các dấu hiệu sớm của các bệnh lý răng miệng nói riêng và bệnh tụt lợi nói riêng, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và đưa ra phương pháp điều trị để giải quyết kịp thời. Từ đó, tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Trong một số trường hợp bị tụt nướu nặng hoặc nướu bị tổn thương nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một trong số các phương pháp sau: 

  • Lấy cao răng: Đây là kỹ thuật cần thiết và cơ bản khi điều trị mọi trường hợp bị tụt lợi. Sau khi lấy hết cao răng, nướu không bị vi khuẩn xâm nhập sẽ dần hồi phục và mức độ tụt nướu chậm lại. Dù không bị tụt lợi, bạn cũng nên đi lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để hạn chế vôi răng bám đọng trên cổ răng hay dưới nướu. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tụt lợi.
  • Ghép mô mềm: Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp phần lợi bị tụt quá nhiều và không thể hồi phục. Bác sĩ có thể lấy phần mô ở những vị trí khác trong miệng hoặc phần mô được hiến tặng. 
  • Ghép xương răng: Khi xương răng đã bị phá hủy, buộc người bệnh phải ghép xương răng kết hợp với ghép mô mềm thì mới có thể điều trị dứt điểm tình trạng tụt lợi. 
Tụt lợi có tự khỏi không? Cách đối phó khi bị tụt lợi? 4 Khám răng định kỳ sẽ ngăn chặn bệnh lý tụt lợi

Tụt lợi có tự khỏi không? Như đã nói, bạn không thể trông chờ tình trạng tụt lợi tự khỏi mà phải đến ngay các nha khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và vệ sinh răng miệng sạch sẽ để rút ngắn thời gian chữa bệnh. 

Thu Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin