Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thông thường thì sau khi chúng ta ăn đồ ăn mặn, chúng ta sẽ cảm nhận được vị mặn còn sót lại trong miệng ở một khoảng thời gian khá ngắn. Nhưng nếu vị mặn trong miệng kéo dài lâu thì hãy chú ý bởi nó là dấu hiệu của những vấn đề về sức khỏe.
Tình trạng miệng có vị mặn trong thời gian dài không những khiến bạn khó chịu, hoang mang và lo lắng mà còn là dấu hiệu của một số bệnh. Nếu gặp tình trạng này, bạn cần tìm ra đúng nguyên nhân để chữa trị hiệu quả.
Khi bạn cảm thấy trong miệng có vị mằn mặn, chứng tỏ sự cân bằng của muối và nước trong cơ thể bị phá vỡ, từ đó khiến cho nước bọt có chứa khoáng chất mặn. Không chỉ vậy, mất nước còn có các triệu chứng đi kèm khác là cảm thấy mệt mỏi, mất sức lực, chóng mặt và ra nước tiểu màu vàng.
Vị mặn trong miệng có thể là do bạn thiếu chất dinh dưỡng. Nếu mắc phải tình trạng này, bác sĩ có thể sẽ chỉ định kiểm tra máu để xác định xem bạn thiếu chất dinh dưỡng nào. Thông thường, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách dùng thực phẩm chức năng.
Nếu như chúng ta đã từng trải qua tình trạng nôn ói sẽ biết rằng: Vị giác sẽ thay đổi sau đó! Bạn sẽ cảm thấy mọi thứ đều có vị mặn. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một dạng rối loạn tiêu hóa. Tại đây, thành phần trong dạ dày di chuyển theo hướng ngược lại đến miệng hoặc ở họng trên. Vì vậy, trào ngược axit có khả năng gây ảnh hưởng tương tự như nôn mửa, khiến miệng của bạn có vị mặn. Lưu ý rằng, GERD không chỉ gây ra mùi vị khó chịu trong miệng mà còn làm người bệnh bị mòn răng.
Nếu các vấn đề về răng miệng không được điều trị kịp thời, nó có thể gây các bệnh về răng miệng như viêm nha chu, bệnh tưa lưỡi. Những vấn đề đó có thể làm cho miệng cảm thấy mằn mặn. Bên cạnh đó, các vấn đề về răng miệng có thể gây ra chảy máu ở chân răng, nướu cũng tạo nên vị mặn trong miệng.
Trường hợp chất nhầy trong khoang mũi được cơ thể tiết ra quá nhiều, chảy ngược từ phía sau mũi xuống cổ họng được gọi là hội chứng chảy dịch mũi sau (Postnasal Drip). Chất nhầy này nói chung có vị mặn, cho nên khi chảy ngược xuống cổ họng, miệng, ta sẽ cảm nhận được vị mặn của nó.
Một số loại thuốc có thể làm khô miệng hoặc ảnh hưởng tới vị nước bọt khiến bạn thấy miệng có vị lạ. Nếu nghi ngờ tình trạng miệng có vị mặn là do thuốc mình đang uống, bạn có thể đi khám. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định xem mùi vị lạ trong miệng có phải là tác dụng phụ của thuốc không. Một số phương pháp điều trị ung thư cũng có thể ảnh hưởng đến vị giác và khiến miệng có vị lạ. Những bệnh nhân đang điều trị cũng có thể bị khô miệng, một nguyên nhân phổ biến khiến miệng có vị mặn.
Nếu bạn thường xuyên có vị mặn trong miệng, nguyên nhân có thể là do thiếu hụt dinh dưỡng. Thay đổi vị giác là một biểu hiện phổ biến của tình trạng thiếu kẽm. Thay đổi vị giác có thể có hai loại: Vị mặn, vị kim loại. May mắn thay, bổ sung kẽm có sẵn để đáp ứng sự thiếu hụt. Tuy nhiên, đừng tự ý bổ sung mà hãy tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Cách tốt nhất là bạn phải tìm ra nguyên nhân chính xác để có phương pháp điều trị hiệu quả. Trong hàng loạt những nguyên nhân thì khô miệng và vệ sinh răng miệng kém có thể là hai thủ phạm hàng đầu. Nếu đây không phải là lý do khiến bạn có vị mặn, hãy xem xét các loại thuốc đang sử dụng. Nếu bạn đang dùng các loại thuốc như: Thuốc chống tăng huyết áp, thuốc kháng giáp hoặc thuốc kháng histamine, vị mặn của bạn có thể là do những loại thuốc này. Tốt nhất, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Khi đã có chẩn đoán, việc điều trị trở nên dễ dàng.
Trong khi đó, bạn có thể sử dụng kẹo cao su không đường xylitol. Nhai kẹo cao su có đường có thể đẩy nhanh quá trình sâu răng. Điều này giúp bạn giảm vị mặn trong miệng mà không ảnh hưởng đến răng. Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng những phương pháp đơn giản sau:
Miệng có vị mặn có thể khiến bạn khó chịu, gây phiền toái trong cuộc sống. Tuy nhiên, hầu hết các nguyên nhân gây ra nó không đáng lo ngại, trừ một số trường hợp liên quan đến u não, đột quỵ… Khi cảm thấy bất cứ thay đổi khác thường ở vị giác, hãy liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và giải quyết phù hợp.
Trúc
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.