Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nấm khoang miệng là bệnh gì? Đó là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Nấm khoang miệng là một tình trạng niêm mạc miệng, lưỡi, họng và thực quản khi bị nấm candida xâm nhập. Nấm khoang miệng là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên nữ giới thường có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.
Khi bị nấm khoang miệng, bạn sẽ thấy những mảng gợn trắng bám rất dai và chắc trên bề mặt miệng và lưỡi gây ra cảm giác đau rát rất khó chịu. Tuy nhiên bệnh này có thể dễ dàng kiểm soát nếu bạn hiểu và biết cách giảm thiểu các nguy cơ. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp nấm khoang miệng là bệnh gì, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả.
Nấm khoang miệng là tình trạng nhiễm khuẩn nấm ở miệng, chủ yếu do nấm candida gây ra. Candida là một loại nấm thường trú trong khoang miệng. Khi nấm candida phát triển quá mức kiểm soát ở niêm mạc miệng sẽ gây ra nấm.
Tình trạng này có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, trong đó có cả trẻ sơ sinh. Bệnh có thể điều trị khỏi bằng các loại thuốc kháng nấm. Tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị sớm thì thời gian chữa trị sẽ lâu hơn vì khi những vi khuẩn nấm đã tích tụ nhiều.
Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có biểu hiện và triệu chứng nào. Nhưng khi tình trạng nhiễm trùng đã trở nên tồi tệ hơn thì sẽ có một hoặc nhiều triệu chứng sau đây xuất hiện.
Khi nấm khoang miệng xảy ra ở trẻ em sẽ gây ra khó khăn khi bú, khiến bé cảm thấy khó chịu và quấy khóc, có thể sốt nếu nhiễm trùng lan vào thực quản. Có nhiều khả năng bé sẽ truyền bệnh sang cho mẹ khi bú.
Sau đó, các vi khuẩn sẽ di chuyển và lây nhiễm qua lại giữa bầu ngực của mẹ và miệng của bé. Ngực của phụ nữ bị nhiễm nấm candida có thể gặp một số triệu chứng:
Thông thường thì hệ thống miễn dịch trong cơ thể hoạt động để đẩy lùi các sinh vật xâm nhập có hại như các loại virus, vi khuẩn, nấm. Ngoài ra hệ miễn dịch còn giúp duy trì sự cân bằng của các vi khuẩn tốt và xấu trong cơ thể. Tuy nhiên khi hệ miễn dịch bị suy yếu, các cơ chế bảo vệ đó không hiệu quả sẽ làm tăng số lượng nấm Candida gây ra nhiễm nấm khoang miệng.
Một số nguyên nhân khiến bạn dễ bị nhiễm nấm khoang miệng như:
Loại nấm này cũng có thể gây nhiễm trùng nấm men ở các bộ phận khác trên cơ thể nên con đường lây lan cũng rất đa dạng. Tuy nhiên nấm Candida là một loại nấm phổ biến có trong môi trường nên việc bạn bị nấm không hẳn là do lây từ người khác.
Nấm khoang miệng rất dễ điều trị ở trẻ em và những người lớn khỏe mạnh, tuy nhiên ở những người có hệ miễn dịch yếu sẽ phức tạp hơn. Khi có những dấu hiệu bất thường ở miệng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách.
Thường các bác sĩ sẽ xác định được chính xác các vùng bị ảnh hưởng và thực hiện một số phương pháp thí nghiệm để xác định đúng nguyên nhân. Điều trị nấm khoang miệng, bác sĩ thường sẽ kê một số loại thuốc sau:
>> Xem ngay: Xịt họng Betadine - Điều trị các bệnh nhiễm trùng cấp tính niêm mạc miệng và họng bao gồm viêm miệng, viêm nướu, loét miệng aphter, viêm họng, viêm amiđan, nhiễm nấm Candida.
Ngoài cách phương pháp điều trị đặc hiệu, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một số cách khắc phục tại nhà giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả và ngăn ngừa tái phát nấm khoang miệng như:
Nấm khoang miệng gây rất nhiều khó chịu cho người mắc phải. Tuy nhiên bệnh có thể điều trị dứt điểm bằng thuốc kháng nấm. Ngoài ra việc tự nâng cao sức đề kháng của bản thân cũng giúp ích rất nhiều cho việc điều trị và phòng ngừa nấm khoang miệng. Bài viết này mong rằng đã giải đáp được thắc mắc “Nấm khoang miệng là bệnh gì”. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.