Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Vì sao sụn khớp dễ bị thoái hóa?

Ngày 10/05/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 1990 cho thấy: Có khoảng 52% người trên 35 tuổi và 80% những người trên 70 tuổi có ít nhất một tổn thương về thoái hóa

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 1990 cho thấy: Có khoảng 52% người trên 35 tuổi và 80% những người trên 70 tuổi có ít nhất một tổn thương về thoái hóa khớp. Các nhà nghiên cứu bắt đầu phải thực sự lưu tâm và tìm hiểu đã khám phá ra nguyên nhân làm chính là do sụn khớp bị hư hại, tổn thương dẫn đến bệnh thoái hóa khớp.

1. Sụn khớp là gì?

Sụn và sụn khớp là những bộ phận rất quan trọng trong cấu trúc bộ xương của chúng ta, giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể:

Sụn khớp:  là phần bao bọc, nối giữa 2 đầu xương, là nơi 2 đầu xương tì lên nhau khi các khớp cử động. Sụn khớp bình thường có bề mặt trơn, nhẵn bóng, cứng và chịu đàn hồi, ma sát tốt giúp 2 đầu xương trượt lên nhau khi bạn cử động một cách dễ dàng. Đồng thời làm tăng khả năng chịu lực, giúp các khớp thích nghi được với những cử động hay vận động mạnh (như chạy nhảy, bơi) và cả áp lực lớn (bê, mang, vác nặng…)

Sụn: là lớp tế bào non trong như thạch, rất dai và bền, không có mạch máu và các dây thần kinh. Có công dụng giảm ma sát khi các khớp cử động. Bao gồm những tế bào rất mỏng manh, rất khó để nuôi cấy, dễ thoái hóa và khó tái tạo lại sau khi bị chấn thương. Sụn chứa 75% là nước do vậy khi khớp cử động,nước đó ra và vào thấm qua màng hoạt dịch xương khớp. Các khớp nằm trong một túi mà tế bào mặt trong túi sẽ tiết ra một hoạt dịch lỏng nhờn như dầu để làm cho khớp trơn tru hơn  khi trườn lên nhau mỗi  lúc co duỗi và cử động. Hoạt dịch cũng chính là nguồn cung cấp dưỡng chất bổ dưỡng cho sụn.

2. Vì sao sụn khớp dễ thoái hóa?

Cùng đảm nhiệm chức năng chung của hệ thống xương khớp là nâng đỡ và giúp cơ thể vận động dễ dàng, sụn khớp là nơi chịu tác động trực tiếp của nhiều áp lực như lực nén, lực ma sát. Do đó, sụn rất dễ bị bào mòn cơ học, thêm vào đó các gốc tự do và các enzym (bao gồm collagenase và phospholipase A2…) sinh ra trong quá trình vận động cũng là các nguyên nhân gây ra hủy hoại các sụn khớp.

Khi chúng ta còn trẻ, hệ thống xương và sụn khớp được cơ thể được điều tiết ở mức độ cân bằng, nhưng khi chúng ta bước sang tuổi trung niên sự cân bằng mất dần, quá trình tổng hợp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sụn khớp bị suy giảm dẫn tới sự lão hóa và suy giảm chức năng. Nhất là do tế bào sụn khớp (tế bào đảm nhiệm chức năng tổng hợp) lại không có mạch máu, dẫn đến sự thiếu hụt các nguyên liệu cần thiết cho quá trình tổng hợp được diễn ra bình thường (các dưỡng chất thường được bổ sung từ nguồn thực phẩm chúng ta ăn uống hàng ngày).

Vì sao sụn khớp dễ bị thoái hóa
Sụn khớp có thể bổ sung thông qua chế độ dinh dưỡng

Do vậy theo thời gian, phần sụn khớp dần mất đi không được bù đắp sẽ dẫn tới biến đổi về cấu trúc như bị mỏng, dẹt, mềm, yếu và xơ hóa thậm chí có thể mất đi chỉ còn lại phần xương dưới sụn. Từ đó dẫn tới nhiều bệnh lí về xương khớp.

3. Bổ sung sản phẩm hỗ trợ tăng cường sụn khớp

Glucosamin là chất người ta tìm thấy trong thành phần của sụn khớp do cơ thể tự sản sinh còn Chondroitin lại có vai trò trong việc quyết định tính đàn hồi và sự co giãn của các màng và chất lỏng trong sụn khớp. Theo các nghiên cứu nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò và bê lại có chứa nhiều glucosamin và chondroitin, có tác dụng giúp sụn chắc khỏe. Bạn có thể sử dụng viên uống bổ xương khớp Shark Cartilage xuất xứ từ Mỹ. Ngoài ra, sử dụng các món ăn nấu từ xương ống hoặc xương sườn còn bổ sung nguồn canxi thiếu hụt cho cơ thể. Ngoài xương hầm hay sườn thì việc ăn các món ăn từ tôm và cá hầm cả xương cũng giúp bổ sung canxi.

Các loại trái cây giúp bổ sung sụn khớp: đu đủ, chanh, bưởi, , dứa  là những thực phẩm dinh dưỡng ,vì các loại trái cây này là nguồn cung ứng, sản sinh ra men kháng viêm và vitamin C, là hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Đặc biệt các nhà khoa học phát hiện ra đem quả bơ với đậu nành kết hợp có thể kích thích tế bào sụn sinh trưởng ra collagen, là thành phần protein chủ yếu của gân, sụn khớp và xương.

Một số loại sữa, ngũ cốc và sữa đậu nành chứa nhiều vitamin, các khoáng chất và canxi. Giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, kháng oxy hóa và ngăn ngừa loãng xương.

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe xương khớp, sụn khớp của mỗi người, vì vậy nên ăn những loại thực phẩm mà bài viết nêu trên để bảo vệ sụn khớp từ đó xương khớp se luôn khỏe mạnh và phòng ngừa được các loại thoái hóa.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm