Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo Y học cổ truyền, huyệt đạo có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Tìm hiểu về huyệt đạo giúp ta có thêm nhiều kiến thức để ngăn ngừa và điều trị bệnh tật. Vậy huyệt Bể Quan là gì? Vị trí huyệt ở đâu và có công dụng như thế nào?
Huyệt Bể Quan là huyệt nằm tại mặt trước đùi và thuộc huyệt thứ 31 của kinh vị. Huyệt đạo này có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh tại vùng chậu, chi dưới và đặc biệt có ích cho quá trình phục hồi di chứng liệt sau tai biến. Cùng tìm hiểu thêm thông tin về vị trí, công dụng và cách phối hợp huyệt để chữa bệnh trong bài viết dưới đây nhé!
Theo sách Trung Y Cương Mục, trong từ “Bể Quan” thì “Bể” có nghĩa là khớp háng khi có chuyển động, còn “Quan” chỉ việc tạo thành khe. Do huyệt Bể Quan nằm ngay thẳng trên khớp này nên chúng được gọi với cái tên như vậy.
Về đặc tính thì Bể Quan là huyệt thứ 31 của kinh vị, có tác dụng rất tốt trong điều trị một số bệnh tại vùng chậu hoặc chi dưới.
Về vị trí, huyệt Bể Quan nằm ở vùng phễu đùi, ở điểm gặp nhau của đường ngang qua xương mu với đường dọc qua gai chậu trước trên. Khu vực này sẽ hình thành một chỗ lõm, được tạo bởi cơ căng cân đùi và cơ may. Huyệt Bể Quan nằm ngang so với huyệt Hội Âm, trên huyệt Phục Thở 6 thốn và trên lằn gối chân 13 thốn.
Xét về mặt giải phẫu huyệt vị, chúng ta có thể thấy:
Nằm ở vị trí là điểm gặp nhau của đường dọc qua gai chậu trước trên và đường ngang qua xương mu, huyệt Bể Quan có tác dụng đả thông kinh lạc và trừ phong thấp. Bên cạnh đó, huyệt này còn có khả năng hỗ trợ điều trị tốt những bệnh lý như:
Thông thường, các bác sĩ Y học cổ truyền có thể tác động vào huyệt Bể Quan một cách độc lập hoặc tiến hành phối hợp với huyệt khác để gia tăng hiệu quả. Hướng dẫn cụ thể về việc phối hợp huyệt đạo này như sau:
Để chữa bệnh bằng huyệt Bể Quan, bác sĩ Y học cổ truyền thường sử dụng 2 phương pháp phổ biến là bấm huyệt và châm cứu. Mỗi biện pháp đều mang đến những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Khi so sánh với phương pháp châm cứu thì bấm huyệt có kỹ thuật và cách thực hiện đơn giản hơn. Phương pháp này chỉ dùng lực từ bàn tay để tác động ngoài da lên vị trí huyệt đạo. Vì vậy, những người không có chuyên môn sâu về Y học cổ truyền cũng có thể thực hiện biện pháp này để trị bệnh.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của bấm huyệt là phương pháp này chỉ có thể sử dụng như một biện pháp hỗ trợ. Ngoài ra, hiệu quả điều trị bệnh cũng thấp hơn so với những phương pháp khác.
Khi đã xác định được vị trí huyệt Bể Quan, bạn có thể tiến hành bấm huyệt bằng cách dùng tay ấn giữ huyệt hoặc vừa ấn vừa day. Trong quá trình day bấm huyệt, bạn cần chú ý dùng lực đủ mạnh và tác động trong khoảng thời gian ít nhất từ 1 - 3 phút để phát huy hiệu quả trị bệnh của phương pháp này.
Phương pháp châm cứu trong Đông y thường kết hợp kỹ thuật châm (kim châm) và cứu (hơ tại vị trí của huyệt). Đây là cách tác động sâu có thể loại trừ nhiều căn bệnh nhanh chóng và triệt để. Tuy nhiên, do phải dùng kim tác động sâu nên phương pháp này cần được thực hiện bởi những người có kiến thức chuyên môn và nhuần nhuyễn những kỹ thuật phức tạp.
Như đã nói ở trên, bấm huyệt là phương pháp trị bệnh tương đối đơn giản, người bệnh có thể tự học và thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả và đảm bảo an toàn trong quá trình bấm huyệt Bể Quan, cần chú ý một số vấn đề sau đây:
Trên đây là một số thông tin về huyệt Bể Quan cũng như các lưu ý khi bấm huyệt. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Đừng quên nhấn theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều bài viết về y học bạn nhé!
Khánh Vy
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.