Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Là một huyệt đạo rất quan trọng với nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể, huyệt Tỳ Du hiện đang được vận dụng khá phổ biến trong hoạt động điều trị bệnh và chăm sóc y tế. Vậy bạn có biết vị trí huyệt Tỳ Du ở đâu không?
Huyệt Tỳ Du thuộc hệ thống hàng trăm huyệt đạo trên cơ thể con người và có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống kinh mạch cũng như chức năng của các tạng phủ. Đi kèm theo đó, huyệt cũng sở hữu một số đặc tính riêng biệt, là huyệt thứ 20 của Bàng Quang kinh; là huyệt Bối Du của kinh Túc Thái Âm Tỳ và thuộc nhóm huyệt tán khí Dương của Ngũ Tạng theo Tổ Vấn 32 và Linh Khu 51.
Huyệt có nhiệm vụ quan trọng là đưa kinh khí vào (Du) tạng (Tỳ) do đó nên được gọi với tên là huyệt Tỳ Du. Vậy huyệt này nằm ở đâu và có tác dụng gì đối với sức khỏe con người? Hãy cùng chúng tôi xem qua bài viết này nhé!
Huyệt Tỳ Du có vị trí nằm dưới gai sống lưng 11 và đi ngang huyệt Tích Trung. Theo giải phẫu, dưới da tại vị trí huyệt là cân ngực – thắt lưng của cơ lưng to, cơ lưng dài, cơ bán gai, cơ ngang gai, cơ ngang sườn, cơ răng bé sau dưới, tuyến thượng thận và chịu sự chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11. Cách xác định vị trí huyệt như sau:
Huyệt Tỳ Du mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh, giúp trợ vận hóa, điều Tỳ khí và trừ Thủy thấp. Cụ thể như sau:
Ngoài ra, khi kết hợp huyệt Tỳ Du với các huyệt đạo khác có thể đem đến nhiều tác dụng tích cực như:
Châm cứu và bấm huyệt là hai phương thức chủ yếu tác động vào huyệt Tỳ Du nhằm mục đích đem lại hiệu quả cho việc điều trị. Khi tác động đúng, chúng thông qua việc đả thông hệ thống kinh mạch, giúp cân bằng khí huyết và cân bằng âm dương trong cơ thể. Từ đó, giúp cơ thể tăng cường sức khỏe và đẩy lùi mọi bệnh tật. Đây là 2 phương thức trị bệnh không sử dụng thuốc, đã được Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận và hầu như không gây ra bất kì tác dụng phụ nào.
Tuy nhiên, việc thực hiện châm cứu bấm huyệt nhất thiết cần được thực hiện bởi những thầy thuốc có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, có tay nghề cao, am hiểu về kinh mạch huyệt đạo, nhằm đem lại hiệu quả tối ưu cũng như hạn chế rủi ro không đáng có. Do đó, khi có nhu cầu châm cứu, bấm huyệt để điều trị bệnh, người bệnh nên đến phòng khám chuyên khoa Y Học Cổ Truyền để được tư vấn, thăm khám để được thực hiện đúng cách. Khuyến cáo bệnh nhân không được tự ý mua y cụ như kim châm, dụng cụ bấm huyệt sau đó tự thực hiện tại nhà. Bởi khi không có kiến thức thực tiễn, việc thực hiện có sai sót là điều có thể xảy ra. Từ đó, bệnh tình không những không giảm mà còn có nguy cơ tăng nặng.
Để bấm huyệt Tỳ Du với mục đích hỗ trợ điều trị bệnh, người thực hiện cần rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện bấm huyệt. Hơn thế nữa, việc xác định chính xác vị trí của huyệt Tỳ Du có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị bệnh.
Sau khi xác định chính xác vị trí huyệt, người thực hiện dùng ngón cái bấm trực tiếp vào vị trí huyệt với lực vừa phải, tiếp tục xoay theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 1 đến 2 phút.
Huyệt Tỳ Du có cách châm cứu đặc biệt hơn những huyệt đạo khác. Sau khi vệ sinh tay, sát trùng kim châm và xác định chính xác vị trí huyệt, người thực hiện tiến hành châm cứu như sau: Thực hiện châm xiên về hướng cột sống khoảng 0.5 – 0.8 thốn, cứu 5 –đến 7 tráng và thời gian ôn cứu từ 10 đến 20 phút.
Lưu ý rằng, hoạt động châm cứu huyệt Tỳ Du cũng như những huyệt đạo khác nếu không được thực hiện đúng cách, đúng thao tác, đúng vị trí huyệt... có thể gây nên một số phản ứng tiêu cực khó lường. Việc châm lệch, sai độ sâu sẽ tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến dây thần kinh, tủy sống, gan và thận. Dưới đây là những lưu ý bạn đọc có thể tham khảo:
Bạn vừa xem qua bài viết với chủ đề vị trí huyệt Tỳ Du và tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh của huyệt mang lại. Hi vọng những thông tin có trong bài viết này sẽ làm hài lòng bạn đọc. Tuy nhiên, để việc vận huyệt đạo vào mục đích chữa bệnh được phát huy tác dụng, người bệnh hãy chọn những phòng khám chuyên khoa, bệnh viện khoa Y Học Cổ Truyền hay các cơ sở Đông Y uy tín để thăm khám. Chúc quý bạn đọc có được một sức khỏe tráng kiện nhé!
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.