Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm giác mạc do nấm là tình trạng nhiễm trùng giác mạc khá nguy hiểm. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời sẽ khiến mắt bị tổn thương nặng và dẫn đến mù lòa.
Viêm giác mạc do nấm là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm trong các loại bệnh lý về giác mạc. Nguyên nhân của tình trạng này là do phần giác mạc bị mất lớp biểu mô và xuất hiện nấm gây ra viêm, loét giác mạc. Trong bài viết này, nhà thuốc Long Châu sẽ gửi đến các bạn những thông tin liên quan đến bệnh viêm giác mạc do nấm cũng như cách điều trị an toàn, hiệu quả và kịp thời. Đừng bỏ qua nhé!
Viêm giác mạc do nấm là tình trạng giác mạc bị các loại nấm xâm nhập, gây nhiễm trùng ở lớp nhu mô hoặc phần nội mô giác mạc. Nấm gây ra bệnh viêm giác mạc bao gồm hai loại chính là nấm sợi và nấm men. Các loại nấm này xâm nhập vào giác mạc thông qua nhiều đường khác nhau.
Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng viêm giác mạc do nấm là bởi người bệnh bị chấn thương ở vùng mắt, bị bỏng, sử dụng kính áp tròng hoặc có thể tham gia các cuộc phẫu thuật mắt trước đó nhưng chưa có chế độ nghỉ ngơi và cách thức chăm sóc sau phẫu thuật phù hợp.
Ngoài ra, tình trạng viêm giác mạc do nấm còn thường gặp ở những người lao động chân tay, có điều kiện vệ sinh kém hoặc những người đã có chấn thương, vì chấn thương khi bị bụi, xước giác mặt, bị dị vật thực phẩm hoặc gặp một số bệnh lý mãn tính ở mắt. Đặc biệt, một số bệnh lý có liên quan đến ức chế miễn dịch sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm giác mạc.
Sau khi xâm nhập vào hàng rào biểu mô, các loại nấm gây viêm giác mạc tiếp tục tiến sâu vào vi mô, nấm nhân lên và gây ra tình trạng viêm, hoại tử giác mạc. Nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài thì sẽ rất khó để điều trị và thậm chí là gây ra mất thị giác.
Viêm giác mạc do nấm là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Nếu như người bệnh không phát hiện và kịp thời chữa trị sẽ để lại những hậu quả ảnh hưởng tiêu cực đến thị giác và sức khỏe cũng như tinh thần.
Hiện nay, có hai phương pháp điều trị viêm giác mạc do nấm phổ biến đó là: Điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Tùy vào tình trạng viêm giác mạc của mỗi người bệnh khác nhau mà các bác sĩ sẽ lựa chọn và thực hiện các biện pháp chữa trị cho phù hợp.
Đối với phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc phối hợp, thuốc sát trùng để dần cải thiện và phục hồi tình trạng viêm giác mạc do nấm gây ra. Một số loại thuốc có tác dụng hiệu quả như:
Natamycin: Loại thuốc này có tác dụng hầu hết đối với các bệnh nấm ở mắt. Đây là loại kháng sinh nhỏ mắt dạng nhũ dịch, trước khi sử dụng thuốc cần vệ sinh mặt sạch sẽ và nên nhỏ thuốc từ 3 đến 6 lần/ngày.
Amphotericin B: Đây là loại thuốc tiêm tĩnh mạch được đóng trong lọ dưới dạng thuốc bột chế phẩm. Thuốc được pha chế dưới dạng dung dịch có nồng độ 0,15% để có thể nhỏ mắt. Người bệnh nên sử dụng loại thuốc này từ 4 đến 10 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Fluconazole: Fluconazole cũng là một dạng thuốc tiêm tĩnh mạch được đóng ống dạng dung dịch. Các bác sĩ có thể pha chế loại thuốc này thành dung dịch có nồng độ 2% để tiêm dưới kết mạc, rút ngắn thời gian điều trị và giảm các di chứng.
Một số phương pháp điều trị nội khoa được sử dụng cho người bệnh viêm giác mạc do nấm là:
Cạo biểu mô giác mạc: Cạo biểu mô giác mạc hằng ngày dưới hiển vi giúp cho thuốc có khả năng ngấm và có tác dụng tốt hơn. Phương pháp này sẽ làm giải phóng các tác nhân gây bệnh và các chất hoại tử, giúp cải thiện tình trạng viêm giác mạc do nấm gây ra.
Rửa mủ tiền phong: Các bác sĩ sẽ tiến hành rửa mủ tiền phòng để lấy bớt lượng mủ tiền phòng, loại trừ nấm và lấy bệnh phẩm để làm xét nghiệm, từ đó chẩn đoán tình trạng bệnh và điều trị hiệu quả hơn.
Ghép màng ối: Ghép mạng ủi là biện pháp được thực hiện khi đã hết nhiễm trùng ở giác mạc mà diện loét vẫn không biểu mô hoá. Mang ổi có tác dụng như một lớp bằng sinh học tạo điều kiện cho các tế bào biểu mô che phủ và làm lành diện loét.
Để có thể đem lại sự an toàn và bảo vệ đôi mắt khỏi căn bệnh viêm giác mạc do nấm gây ra, các bạn cần phải lưu ý những điều sau:
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm giác mạc do nấm gây ra cùng với các cách điều trị hiện hành mà chúng tôi tổng hợp được để gửi đến quý bạn. Xin chúc các bạn có thật nhiều niềm vui và sức khỏe. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết chia sẻ hữu ích sắp tới.
Lan Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.