Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cách nhận biết thuốc kháng sinh, các loại thuốc kháng sinh để có cách sử dụng mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về vấn đề này, cùng tham khảo ngay nhé!
Như chúng ta đã biết, thuốc kháng sinh là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong y học hiện đại. Vậy thuốc kháng sinh là gì? Cách nhận biết thuốc kháng sinh như thế nào? Làm sao biết thuốc nào là thuốc kháng sinh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về loại thuốc này. Cùng tham khảo ngay nhé!
Thuốc kháng sinh được nhà khoa học Alexander Fleming đến từ Scotland tìm ra vào năm 1928. Thuốc là những hợp chất hóa học, không kể nguồn gốc có tác động chuyên biệt trên một giai đoạn chuyển hóa thiết yếu của vi sinh vật. Thuốc kháng sinh có khả năng kìm hãm hoặc tiêu diệt các loại vi sinh vật gây bệnh tránh cho chúng phát triển và lây lan.
Cách nhận biết thuốc kháng sinh và phân biệt thuốc kháng sinh theo từng loại rất đa dạng. Mỗi loại thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với một loại vi khuẩn nhất định. Chính vì vậy, khi chữa trị cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ tự đoán vi khuẩn gây bệnh. Trong trường hợp một loại kháng sinh được dự đoán đó có thể chống lại tất cả các loại vi khuẩn trong cơ thể thì các bác sĩ sẽ không cho bệnh nhân phải xét nghiệm thêm nữa.
Ngoài ra, nếu tình trạng nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn khác nhau thì để xác định rõ hơn, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm mẫu nước tiểu, về mẫu máu để xác định được chính xác loại vi khuẩn gây bệnh. Sau quá trình đó, các vi khuẩn sẽ được thử nghiệm tính nhạy cảm với các loại thuốc kháng sinh khác nhau.
Cách nhận biết thuốc kháng sinh có hiệu quả trong phòng thí nghiệm không nhất thiết phải có tác dụng với người nhiễm bệnh. Hiệu quả của việc sử dụng thuốc kháng sinh còn phụ thuộc vào mức độ thuốc được hấp thụ vào máu, số lượng thuốc được đưa đến nơi bị nhiễm trùng cũng như tốc độ cơ thể bài tiết thuốc. Tuy nhiên, còn phải tùy thuộc vào cơ địa của từng người, từng loại thuốc và từng độ tuổi khác nhau.
Phân loại các loại thuốc kháng sinh
Ngoài ra, việc lựa chọn thuốc kháng sinh còn phải tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân. Cũng như khả năng gây ra các tác dụng phụ, dị ứng, các phản ứng nghiêm trọng của thuốc. Một số trường hợp điều trị thuốc kháng sinh:
Để biết cách nhận biết thuốc kháng sinh và cách sử dụng thuốc kháng sinh chính xác chúng ta phải lưu ý một số điều sau:
Cách nhận biết thuốc kháng sinh và cách sử dụng
Ngoài việc biết cách nhận biết thuốc kháng sinh để biết sử dụng cho phù hợp thì thời điểm nên uống kháng sinh cũng khá quan trọng.
Một số nhóm thuốc kháng sinh nên uống xa bữa ăn bao gồm có nhóm penicillin, nhóm cephalosporin, nhóm macrolid và nhóm thuốc kháng sinh chống lao phổi. Đây là những loại thuốc kém bền vững trong môi trường dịch vị hoặc bị giảm hấp thu do thức ăn, từ đó sẽ làm giảm hiệu quả điều trị bệnh. Chính vì vậy, nếu đang sử dụng thuốc kháng sinh trong những nhóm này thì bạn nên uống trước 1 tiếng trước bữa ăn hoặc 2 tiếng sau bữa ăn.
Những loại thuốc kháng sinh nên sử dụng trong ăn hoặc ngay sau bữa ăn bao gồm có các nhóm như quinolon, nhóm nitroimidazol và nhóm cyclin. Đây là một trong những loại thuốc này sẽ không bị giảm hấp thu do thức ăn hoặc kích thích đường tiêu hóa.
Đối với các loại viên bao tan trong ruột, không thuộc nhóm kháng sinh nào đều có thể uống bất kỳ lúc nào trước ăn, sau ăn hay trong bữa ăn đều được.
Thời điểm nên uống thuốc kháng sinh
Trên đây là một số chia sẻ về thuốc kháng sinh và cách nhận biết thuốc kháng sinh để có cách sử dụng hiệu quả nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về loại thuốc này nhé!
Thủy Phan
Nguồn tham khảo: caodangyduocsaigon.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.