Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Viêm họng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh chóng khỏi bệnh?

Ngày 23/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình khỏi bệnh, đặc biệt là đối với bệnh viêm họng - một khu vực tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn và thức uống. Vậy viêm họng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh chóng khỏi bệnh, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mặc dù bệnh viêm họng khá phổ biến, tuy nhiên bệnh viêm họng nên ăn gì và kiêng gì để bệnh mau khỏi hẳn thì không phải ai cũng biết. Sau đây là một số thực phẩm nên ăn và kiêng ăn mà người bệnh viêm họng cần lưu ý.

Viêm họng nên ăn gì và uống gì?

Viêm họng thường gây đau và khó chịu ở vùng hầu họng nên nhiều người thắc mắc bị viêm họng nên ăn gì hay uống gì để nhanh khỏi bệnh. Theo các chuyên gia, bệnh nhân viêm họng nên ăn các thực phẩm mềm và dễ nuốt để hạn chế tác động lực mạnh lên cổ họng gây tình trạng tổn thương nặng hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân viêm họng cũng nên ăn các loại đồ ăn và đồ uống dạng ấm để giúp làm ẩm và dịu cổ họng của bạn.

Vậy, thực đơn cho người viêm họng nên như thế nào? Một số loại thực phẩm bạn nên ăn khi bị viêm đau họng đó là:

  • Mì ống.
  • Bột yến mạch, ngũ cốc hoặc bột nấu chín.
  • Các món tráng miệng mềm như panna cotta, pudding, bánh flan,…
  • Sữa chua thường hoặc sữa chua trái cây.
  • Rau nấu chín, khoai tây nghiền.
  • Sinh tố trái cây, sinh tố rau củ
  • Nước dùng và súp.
  • Sữa, nước trái cây.
  • Trứng luộc, trứng cuộn.
Viêm họng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh chóng khỏi bệnh? 1
Người bệnh viêm họng nên ăn thức ăn mềm

Các loại thực phẩm nêu trên vừa giúp bạn giữ gìn được sức khỏe, vừa không làm cổ họng bị đau và khó chịu thêm.

Viêm họng kiêng ăn gì nhanh khỏi?

Ngoài việc ăn các thực phẩm có lợi cho cổ họng thì việc kiêng cử những món ăn thức uống gây hại cho cổ họng cũng là việc làm cần thiết. Khi bị viêm họng, bạn nên tránh những thực phẩm dễ ảnh hưởng tiêu cực đến cổ họng, các đồ ăn quá khô cứng và khó nuốt. Chẳng hạn như:

  • Bánh quy, bánh mì giòn.
  • Đồ ăn nhiều gia vị và có nước sốt cay.
  • Soda, cà phê, rượu.
  • Khoai tây chiên, bỏng ngô,…
  • Rau củ còn sống chưa qua chế biến.
  • Các loại trái cây có tính axit như cam, chanh,…

Ở một số người, uống sữa có thể làm chất nhầy cổ họng tiết ra nhiều hơn. Điều này có thể làm bệnh viêm họng trở nên nặng hơn vì phải thường xuyên hắng giọng, ho khạc đẩy chất nhầy ra ngoài.

Viêm họng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh chóng khỏi bệnh? 2
Người bệnh viêm họng không nên ăn thực phẩm cứng

Một số cách điều trị khi bị viêm họng

Cách đơn giản và tiện lợi nhất để làm giảm cảm giác đau họng là súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc tự làm nước muối pha loãng. 

Bạn có thể pha nước muối để súc miệng theo tỷ lệ 150 mg muối : 250ml nước ấm. Sau đó, khuấy đều cho đến khi muối tan hoàn toàn. Khi đã có nước muối pha loãng đúng tỉ lệ, người bệnh có thể sử dụng dung dịch này để súc miệng. Không được nuốt mà thay vào đó súc xong thì nhổ ra ngoài. Súc miệng bằng nước muối nhiều lần để phát huy hiệu quả cao.

Viêm họng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh chóng khỏi bệnh? 3
Súc họng bằng nước muối mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ

Ngoài ra, một số loại thảo dược cũng có khả năng chữa viêm họng. Trên thị trường hiện nay có các loại xịt họng thảo dược hoặc chai nhỏ giọt chứa chiết xuất từ thảo dược như rễ cây cam thảo, hoa kim ngân để giúp giảm nhẹ triệu chứng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng phương pháp điều trị này, người bệnh nên nắm chắc các kiến thức liên quan đến một số vấn đề như:

  • Tác dụng không mong muốn, khả năng dị ứng.
  • Tương tác với các loại thuốc khác.
  • Tương tác giữa các thành phần thảo dược.

Nếu chưa rõ các thông tin trên, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bệnh nhân viêm họng đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai. Nguyên nhân là do có một số thành phần thảo dược không an toàn đối với mẹ bầu.

Người bị viêm họng cũng có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn để làm giảm các cảm giác khó chịu. Các viên kẹo ngậm họng cũng có thể giúp giảm đau do viêm họng mà mùi vị cũng khá dễ chịu.

Acetaminophen hay paracetamol là các loại thuốc giảm đau mức độ nhẹ mà người bệnh có thể uống tại nhà. Thuốc này giúp làm dịu vùng họng bị đau rát. Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo dùng đúng liều lượng được khuyến cáo.

Nếu đã thử nhiều biện pháp nhưng bệnh lý viêm họng vẫn không thuyên giảm, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Mời bạn tham khảo sản phẩm thuốc điều trị ho, giảm đau rát họng đang kinh doanh tại Nhà thuốc Long Châu:

Phương pháp đề phòng viêm họng

Để hạn chế tình trạng bị lây nhiễm bệnh viêm họng gây đau họng, bạn nên tránh xa các tác nhân gây bệnh và xây dựng thói quen giữ vệ sinh cá nhân thật tốt. Một số biện pháp ngăn ngừa bệnh viêm họng có thể kể đến như:

  • Thường xuyên rửa tay, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi hắt xì, ho.
  • Không dùng chung thức ăn, ly, ống hút, muỗng,... và các đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Dùng khăn giấy khi ho và hắt hơi.
  • Sử dụng nước rửa tay chứa cồn hay dùng xà phòng và nước.
  • Hạn chế chạm tay vào những khu vực công cộng.
  • Không uống nước trực tiếp bằng miệng từ vòi nước.
  • Thường xuyên vệ sinh điện thoại, tivi, bàn phím vi tính bằng các dung dịch sát khuẩn.
  • Tránh tiếp xúc thân mật với bệnh nhân.

Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn biết được khi bị viêm họng nên ăn gì và kiêng gì. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị chứng đau họng do viêm họng gây ra. Nếu các phương pháp khắc phục tại nhà không hiệu quả, bạn cần đến bác sĩ để thăm khám và điều trị dứt điểm tình trạng viêm họng.

Như Nguyễn

Nguồn tham khảo: hellobacsi.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm