Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Viêm nang lông da đầu có lây không?

Ngày 04/05/2022
Kích thước chữ

Viêm nang lông da đầu là tình trạng viêm xảy ra tại chân tóc. Bệnh gặp phải ở cả nam và nữ tuy nhiên thường gặp nhiều nhất ở bệnh nhân có cơ địa da dầu.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh là xuất hiện mụn mủ nhỏ và ngứa trên da đầu và xung quanh các nang tóc. Mặc dù bệnh không nguy hiểm de dọa tính mạng tuy nhiên chúng gây ra sự khó chịu, ngứa ngáy và mất thẩm mỹ cho người bệnh. Bệnh nếu không được điều trị sớm và đúng cách, nguy cơ phản ứng viêm có thể lây lan sang các nang tóc khác, các nốt mụn có thể tiến triển sâu vào trong nang tóc gây ra hiện tượng mưng mủ, chảy mủ và đóng vảy. Những biến chứng nặng của viêm nang lông da đầu có thể hình thành mụn nhọt hoặc hậu bối (cụm nhọt) dưới da đầu, lúc này bệnh rất khó điều trị dứt điểm. Vậy bệnh viêm nang lông da đầu có lây không?

Nhận diện viêm nang lông da đầu

Khi da đầu xuất hiện những nốt hoặc thậm chí những đám mụn nhỏ, màu đỏ, thậm chí có mủ màu trắng ở đỉnh đầu bao quanh chân tóc, rất có thể bạn đang bị viêm nang lông da đầu, với các triệu chứng cụ thể dưới đây:

  • Các đám mụn nhỏ, màu đỏ và có thể xuất hiện mủ ở một số hoặc toàn bộ mụn.
  • Người bệnh cảm thấy bỏng rát, châm chích, ngứa và đau tại vùng bị viêm.
  • Mụn nước có mủ màu trắng hoặc vàng, có vết loét nếu vô tình bệnh nhân cào gãi.
  • Trường hợp nặng, những biểu hiện trên có thể xảy ra ở toàn bộ da đầu, gây ra khó chịu mệt mỏi cho người bệnh.
Viêm nang lông da đầu có lây không?1 Biểu hiện đặc trưng của bệnh là xuất hiện mụn mủ nhỏ và ngứa trên da đầu và xung quanh các nang tóc

Nguyên nhân gây nên viêm nang lông da đầu

Để xác định nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông da đầu, bệnh nhân cần gặp bác sĩ sau đó thăm khám lâm sàng qua các biểu hiện trên da đầu cùng với tiền sử bệnh lý. Ngoài ra, rất nhiều bệnh da liễu có biểu hiện tương tự nhau, do đó cần xác định đúng nguyên nhân để kê đơn hợp lý giúp cho việc điều trị hiệu quả. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây viêm nang lông da đầu thường gặp:

Viêm nang lông da đầu do vi khuẩn tụ cầu vàng

Vi khuẩn tụ cầu vàng có thể gây ra viêm nang lông dạng nông, có thể ảnh hưởng tới toàn bộ nang tóc trên da đầu. Khi bị viêm, khả năng cao sẽ để lại sẹo sau khi hồi phục. Trong quá tình viêm này, tóc người bệnh sẽ bị rụng và sau khi khỏi bệnh, vùng sẹo sẽ không thể mọc lại tóc mới. Bệnh do vi khuẩn có thể tái phát nếu không giữ vệ sinh cá nhân, da đầu đúng cách hoặc gặp điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn phát triển.

Viêm nang lông da đầu do vi nấm

Dạng viêm nang lông do nấm thường khởi phát với các lớp sừng ở xung quanh các nang tóc, theo thời gian chúng sẽ xâm nhập và lan sâu vào trong nang tóc. Bác sĩ sẽ quan sát da đầu và các nang tóc để chẩn đoán các loại nấm như nấm da microsporum, Nấm da Trichophyton tonsurans, T. Violaceum, nấm da Nấm Favus, nấm Kerion… với các biểu hiện như sau:

  • Gây bong vảy da đầu, tấn công xâm lấn làm đứt gãy các sợi tóc.
  • Gây đứt sợi tóc gần chân tóc và thường xuất hiện những vết đen ở chân tóc.
  • Nang lông bị áp-xe và rụng tóc.
  • Làm xuất hiện các mảng viêm, hình thành một đám mủ nhỏ hoặc thậm chí hình thành ổ viêm. Các ổ viêm này thông với nhau tạo thành tổn thương sâu ở nang tóc.

Viêm nang lông da đầu trường hợp nặng có thể tiến triển nghiêm trọng do nhiều vi khuẩn, nấm tích tụ và tấn công gây ra những nốt nhọt to rất đau đớn. Theo thời gian những nốt nhọt này vỡ ra, có thể gây ra sẹo vĩnh viễn.

Những nguyên nhân khác gây viêm nang lông da đầu

Ngoài vi khuẩn, nấm thì dưới đây cũng là những nguyên nhân thường gặp gây viêm nang lông da đầu ở nhiều người:

  • Do cơ địa da dầu, khi gặp thời tiết nóng, ô nhiễm, bí bách, tạo điều kiện thuận lợi hình thành viêm nang lông.
  • Do đội mũ bảo hiểm quá chật, đội mũ trong thời gian dài, gây nóng, bí và ít tắc lỗ chân lông.
  • Do thao tác cạo đầu không đúng làm da đầu bị cọ xát mất đi lớp bảo vệ, lâu ngày dẫn đến tổn thương và hình thành viêm.
  • Do phải buộc tóc quá chặt, kéo tóc hoặc lạm dụng sử dụng hóa chất làm tóc như: Keo xịt tóc, dầu gội khô, thuốc uốn, duỗi, nhuộm tóc… làm tắc nghẽn lỗ chân lông hình thành viêm nang lông.
  • Do không gội đầu thường xuyên, khiến dầu nhờn và chất bẩn tích tụ, tóc bết dính… gây viêm nang lông da đầu.
  • Thường xuyên cào gãi quá mạnh gây tác động cơ học, xây xát da đầu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong nang lông.

Viêm nang lông da đầu có lây không?

Khi bị viêm nang lông da đầu, không ít những bệnh nhân ngoài đau rát khó chịu, họ thường có tâm lý tự ti, mặc cảm khi phải đến nơi đông người. Rất nhiều người lo lắng, liệu bệnh lý này có khả năng lây lan hay không?

Viêm nang lông da đầu có lây không?2 Viêm nang lông da đầu có lây không?

Bệnh viêm nang da đầu thường ít lây lan trong cộng đồng. Đối với các tác nhân bên ngoài như: Cào gãi gây viêm, nội tiết tố gây viêm... Bệnh hầu như không có khả năng lây lan cho người khác.

Đối với tác nhân gây bệnh là vi khuẩn hay vi nấm, bệnh ít có thể lây cho người khác thậm chí khi tiếp xúc chung như đội mũ chung, ngủ chung, sử dụng chung khăn lau đầu tóc… Lúc này hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bảo vệ bản thân khỏi tác nhân vi khuẩn, vi nấm. Tuy nhiên, trong trường hợp những người có bệnh tiểu đường, người bị HIV… có hệ miễn dịch yếu hơn bình thường, bệnh có khả năng lây nhiễm nhưng không cao.

Do đó, mỗi chúng ta cần vệ sinh cá nhân, gội đầu sạch sẽ, nâng cao hệ thống miễn dịch để phòng ngừa bệnh.

Những lưu ý khi bị viêm nang lông da đầu

Khi bị viêm nang lông, bệnh nhân cần được thăm khám để xác định nguyên nhân gây bệnh nhằm sử dụng “đúng thuốc đúng bệnh”. Ngoài ra, bạn đọc có thể lưu ý những vấn đề dưới đây để giúp bệnh nhanh chóng hồi phục cũng như hạn chế những biến chứng khó lượng:

Viêm nang lông da đầu có lây không?3 Nên gội đầu thường xuyên, sạch sẽ giúp da đầu thông thoáng, dễ chịu
  • Nên gội đầu thường xuyên, sạch sẽ giúp da đầu thông thoáng, dễ chịu.
  • Nên gội đầu bằng dầu gội thảo dược, hạn chế sử dụng những dầu gội hóa học có chất tẩy rửa quá mạnh, làm mất đi lớp bảo vệ da đầu tự nhiên trên da đầu.
  • Nên uống đủ nước và ăn nhiều trái cây tươi giàu vitamin C cũng như khoáng chất.
  • Không nên thực hiện những động tác như cào gãi, tác động lực như buộc tóc quá chặt, kéo duỗi tóc khi đang điều trị viêm nang lông da đầu.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Chăm sóc da