Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Viêm nang lông là gì?

Ngày 28/04/2022
Kích thước chữ

Viêm nang lông là tình trạng nang lông bị viêm xảy ra ở bất kỳ vùng da này có nang lông từ lòng bàn chân và lòng bàn tay. Bệnh xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào với nguyên nhân do vi khuẩn hoặc nấm.

Viêm nang lông là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm gây ra, tình trạng nặng có thể gây rụng lông vĩnh viễn và để lại sẹo, nếu xảy ra ở da đầu có nguy cơ hói hay rụng tóc vĩnh viễn. Bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân như đau, ngứa cũng như làm cho người bệnh kém tự tin khi giao tiếp. Khi nang lông có những búi nhỏ màu đỏ hoặc trắng xung quanh cổ nang lông, mỗi túi nhỏ này chứa mỗi sợi lông hay tóc mọc ra. Việc tình trạng nhiễm trùng xảy ra và lan rộng, biến thành vết loét, gây đau, ngứa và khó chịu.

Viêm nang lông là gì?

Viêm nang lông là tình trạng bị mụn do viêm nhiễm hoặc có thể do nội tiết tố gây ra, bệnh ngoài da thường gặp với tỉ lệ 2 – 12% người bình thường có nguy cơ mắc bệnh viêm nang lông. Khi sự tổn thương, mất cân bằng và viêm nhiễm xuất hiện tại cổ nang lông, có thể do vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng hoặc virus gây ra. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể tập trung những vùng có lông, tóc. Tuy nhiên bệnh thường xuất hiện ở những vùng như: Cổ, vai, ngực, mông, vùng kín… hay những vùng ra nhiều mồ hôi.

Viêm nang lông là gì?1 Viêm nang lông là tình trạng bị mụn do viêm nhiễm hoặc có thể do nội tiết tố gây ra

Biểu hiện của bệnh viêm nang lông

Biểu hiện của bệnh viêm nang lông là các sẩn nổi lên trên bề mặt da, xuất hiện những mụn mủ, vảy tiết bao quanh cổ nang lông gây ngứa tại vùng da bị viêm. Sau một thời gian, vùng da viêm sẩn và có những nốt đỏ, lông không mọc ra ngoài được như bình thường mà xoắn vào bên trong – lông mọc ngược, gây ngứa ngáy và khó chịu ở vùng nang lông. Những nốt sẩn đỏ mọc tại vùng da bị viêm không lớn nhưng sự dày đặc gây thiếu thẩm mỹ, kém tự tin khi diện quần áo cũng như ảnh hưởng tới sinh hoạt của bệnh nhân.

Sau khi các nốt sẩn đỏ hình thành và gây đau ngứa, tình trạng nhiễm khuẩn nếu không được điều trị có thể lan sâu hơn xuống toàn bộ nang lông. Viêm nang lông nếu được điều trị đúng cách sẽ nhanh chóng chuyển qua mụn nước có mủ trắng ở đỉnh đầu. Sau đó, những mụn nước vỡ ra, đóng vảy và khô bề mặt da lại. Trong trường hợp không được điều trị, hoặc điều trị sai cách, bệnh có thể biến chứng thành áp – xe, mụn nhọt, nhọt cụm, ổ gà hoặc thậm chí viêm mô dưới da. Lúc này, tình trạng da sẽ khó khăn cho vấn đề điều trị.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm nang lông

Bất kỳ ai cũng có thể bị viêm nang lông. Truy nhiên, một số yếu tố dễ mắc phải vấn đề da này, bao gồm:

  • Mắc những bệnh làm giảm chức năng đề kháng với sự nhiễm trùng như bệnh tiểu đường, bệnh bạch cầu mãn tính hoặc HIV/AIDS.
  • Người bị mụn trứng cá và viêm da chưa điều trị hợp lý.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc có chứa steroid hoặc phác đồ điều trị bệnh có sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài để điều trị mụn trứng cá.
  • Người thường xuyên cạo râu chưa đúng cách.
  • Mặc quần áo không thấm hút mồ hôi, sử dụng găng tay cao su, giày cao cổ trong thời gian dài.
  • Có thói quen ngâm mình trong bồn nước nóng không duy trì tốt về nhiệt độ cũng như chất lượng nước.
  • Gây tổn thương cho nang lông bằng cách: Cạo, tẩy lông và mặc quần áo chật.
Viêm nang lông là gì?2 Việc cạo râu không đúng cách cũng có nguy cơ gây tổn thương hình thành viêm nang lông

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm nang lông

Nếu có biện pháp phòng ngừa hợp lý, bệnh viêm nang lông có thể được ngăn chặn với những lời khuyên bổ ích như sau:

  • Tránh mặc quần áo chật khiến phải đổ mồ hồi, bí bách, giảm sự ma sát giữa quần áo và da.
  • Nếu bắt buộc phải đeo găng tay cao su thường xuyên, nên giữ khô găng tay cao su giữa những lần sử dụng.
  • Tránh cạo râu, tẩy lông nếu có thể. Trong trường hợp bắt buộc cạo râu, nên thực hiện đúng thao tác và cạo theo hướng mọc của sợi râu, tránh cạo quá sát hoặc dụng cụ quá sắc bén và nên vệ sinh dụng cụ cạo nhằm tránh vi khuẩn, nấm hình thành.
  • Nếu có như cầu tắm bồn, nên chắc chắn rằng nguồn nước sạch và an toàn đồng thời hãy làm sạch bồn tắm thường xuyên.

Cách điều trị viêm nang lông

Các phương pháp điều trị bệnh viêm nang lông phụ thuộc rất nhiều vào loại vi khuẩn và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các lựa chọn bao gồm việc sử dụng thuốc và các biện pháp can thiệp như tẩy lông bằng laser được các bệnh viện da liễu hoặc các thẩm mỹ viện uy tín áp dụng rộng rãi. Nên nhớ rằng, ngay cả khi đã điều trị khỏi tình trạng viêm nang lông thì sự nhiễm trùng vẫn có thể trở lại. Hãy luôn giữ cho quần áo luôn thông thoáng, nên chọn những loại vải thấm hút mồ hôi tốt và nên giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bên cạnh đó, hạn chế ma sát phần mông bằng cách hạn chế ngồi quá lâu trong khoảng thời gian dài. Dưới đây là một số biện pháp điều trị được các bác sĩ da liễu áp dụng:

Viêm nang lông là gì?3 Sử dụng công nghệ laser - IPL là phương pháp điều trị viêm nang lông đang được áp dụng

Sử dụng thuốc điều trị viêm nang lông

Đối với những trường hợp nhiễm trùng nhẹ, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh dạng bôi ngoài ra bằng kem hoặc gel. Thuốc kháng sinh dạng uống không được sử dụng thường xuyên rộng rãi cho tình trạng viêm nang lông. Tuy nhiên, đối với nhiễm trùng quá nặng mới khám bệnh hoặc viêm nang lông tái phát, bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng thuốc kê đơn cho những trường hợp này.

Sử dụng kem bôi, dầu gội điều trị viêm nang lông

Kem bôi hoặc thuốc nhằm mục đích kiểm soát tình trạng nhiễm trùng. Đối với những trường hợp viêm nang lông chân tóc, da đầu… việc sử dụng dầu gội điều trị vẫn được các bác sĩ áp dụng có tác dụng chống nấm hiệu quả.

Triệt lông bằng công nghệ laser - IPL

Trong trường hợp bệnh viêm nang lông tái đi tái lại làm ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh thì liệu pháp triệt lông bằng laser lúc này có thể làm sạch nhiễm trùng. Tuy nhiên phương pháp này khá đắt tiền và thường cần một vài lần điều trị để có kết quả. Triệt lông giúp loại bỏ vĩnh viễn nang lông, làm giảm mật độ của lông trong khu vực được điều trị.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin