Có hai dạng viêm phổi là cấp tính và mãn tính. Viêm phổi mãn tính kéo dài và có nguy cơ tái phát nếu gặp phải các tác nhân gây kích ứng. Viêm phế quản cấp chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Hầu hết các trường hợp sẽ biến mất trong vài ngày, mặc dù ho có thể kéo dài hơn.
Nguyên nhân viêm phổi cấp ở trẻ em
Viêm phối cấp ở trẻ em thường do virus cảm lạnh thông thường gây ra. Đầu tiên, virus ảnh hưởng đến mũi, xoang và cổ họng của trẻ. Tiếp theo virus sẽ di chuyển đến niêm mạc của phế quản gây sưng tấy và tiết chất nhầy nhiều hơn.
Trẻ em có thể bị nhiễm virus qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với da. Nguy cơ nhiễm virus cao hơn nếu càng tiếp xúc gần với người bị cảm hoặc viêm phổi. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân gây viêm phổi cấp như sau:
- Nhiễm trùng nấm hoặc vi khuẩn.
- Tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như khói, bụi,…
- Trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu phế quản nếu mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, axit từ dạ dày đi vào phế quản.
Viêm phổi cấp ở trẻ em nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như tràn dịch màn phổi
Dấu hiệu nhận biết phổi qua từng giai đoạn
Trẻ em thường bị viêm phế quản cấp vì dấu hiệu có thể không rõ ràng hoặc trẻ không biết để nói cho ba mẹ biết. Do đó phụ huynh không thể phát hiện để điều trị kịp thời cho trẻ.
Dấu hiệu viêm phế quản cấp ở trẻ mà ba mẹ có thể nhận thấy là trẻ chán ăn, khó thở, nôn ói, quấy khóc, ho nhiều do dịch tiết ra và đường thở bị viêm. Một số trường hợp trẻ ho có đờm màu xanh hoặc vàng kéo dài, kèm theo mệt mỏi và sốt nhẹ.
Giai đoạn khởi phát
Các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên kèm theo triệu như sốt nhẹ, hắt hơi, ho khan, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
Giai đoạn phát bệnh
Trẻ bị sốt nặng hơn, nghe thấy tiếng thở khò khè, da tím tái, xanh xao. Có thể xuất hiện các triệu chứng khó tiêu nhẹ.
Giai đoạn bệnh nặng
Trẻ có thể sốt cao trên 39 độ C, chân tay bủn rủn, môi khô, vã mồ hôi, khó thở và chán ăn, ho kéo dài, có thể có đờm, thở khò khè, đau ngực. Cơ thể xanh xao, môi và các đầu ngón tay nhợt nhạt, nôn, tiêu chảy. Nghiêm trọng hơn có thể có biểu hiện thần kinh như hôn mê, co giật, mạch yếu, tim đập nhanh.
Giai đoạn viêm phổi nặng trẻ có triệu chứng sốt, mệt mỏi, ho kéo dài,...
Viêm phổi cấp ở trẻ nguy hiểm như thế nào?
Viêm phổi cấp ở trẻ em có nguy hiểm không là băn khoăn của rất nhiều bậc cha mẹ. Vì bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị sẽ không gây hại cho trẻ. Tuy nhiên nếu bị viêm phổi cấp nặng mà không được kịp thời chữa trị dẫn đến giai đoạn nguy hiểm làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Một số vấn đề trẻ có thể gặp phải bao gồm:
- Viêm phổi cấp ở trẻ em kéo dài, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây viêm phổi.
- Viêm phổi rất dễ biến chứng thành hen suyễn mãn tính, nếu không điều trị dứt điểm bệnh sẽ tái phát nhiều lần.
- Trẻ có thể bị tràn dịch phổi và ngừng hô hấp dẫn đến tử vong do hẹp đường thở, phù nề niêm mạc phế quản
- Chính vì vậy ba mẹ không nên chủ quan khi thấy con thấy con bắt đầu có những triệu chứng nói trên.
Viêm phổi cấp ở trẻ có lây lan không?
Viêm phổi ở trẻ có thể lây lan thông qua cơn ho, hắt hơi vì phát tán virus vào không khí và lây cho người xung quanh. Ngoài ra nếu người thân trong nhà sử dụng chung các vật dụng của trẻ đang mắc bệnh cũng có nguy cơ nhiễm bệnh vì virus có thể tồn tại vài giờ trên các đồ vật.
Cách điều trị viêm phổi cấp ở trẻ
Ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện, trung tâm y tế gần nhất nếu trẻ có các triệu chứng của bệnh viêm phổi cấp để được bác sĩ chuyên khoa khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Thông quan khám lâm sàng và tiền sử bệnh bác sĩ sẽ chẩn đoán cụ thể tình trạng của trẻ, đồng thời chỉ định một số xét nghiệm cần thiết như chụp X-quang phổi, xét nghiệm đờm, xét nghiệm máu để loại trừ các bệnh lý khác từ đó dễ chẩn đoán hơn.
Nếu bé bị viêm phổi cấp ở tình trạng nhẹ và đã tự khỏi, nhưng các triệu chứng vẫn kéo dài 1-2 tuần thì ba mẹ cũng nên đưa trẻ đến bệnh viện. Tránh tự mua thuốc điều trị cho trẻ.
Song song với hướng dẫn điều trị của bác sĩ, ba mẹ có thể chăm sóc trẻ bị viêm phổi cấp bằng những việc sau:
- Giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài để trẻ không bị cảm lạnh nhưng không cần mặc quá nhiều lớp quần áo, gây nóng bức và khó thở.
- Giữ vệ sinh mũi, họng cho trẻ, rửa mũi, súc miệng bằng nước muối ấm để trẻ tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn, làm thông thoáng đường thở của trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều nước bao gồm nước hoa quả và các món nước như canh, súp, để làm loãng chất nhầy trong mũi và cổ họng.
- Sữa là nguồn dinh dưỡng có lợi với trẻ nhỏ. Sữa có nhiều vitamin D, protein và canxi. Ba mẹ nên chọn những sản phẩm từ sữa ít béo, nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua để khôi phục lại sự cân bằng tự nhiên trong cơ thể của trẻ.
- Chế độ ăn bổ sung các nhóm thực phẩm giàu năng lượng và protein giúp phục hồi nhanh các tình trạng của bệnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tránh suy dinh dưỡng. Những thực phẩm giàu protein mà trẻ nên ăn là các loại thịt, cá, trứng, đậu, phô mai, dầu thực vật, bơ,…
Nếu trẻ có các triệu chứng viêm phổi lạ thường hoặc nặng hơn cần đưa ngay đến bác sĩ
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh nắm được những thông tin cần thiết về viêm phổi cấp ở trẻ em. Khi thấy những dấu hiệu đầu tiên của bệnh này cần đưa trẻ đi khám ngay để đề phòng trường hợp xấu. Viêm phổiở trẻ có thể được chữa khỏi nếu điều trị thích hợp và kịp thời.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp