Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
Cho đến hiện tại đã tìm ra hơn 100 chủng HPV, trong có có nhiều chủng có khả năng lây truyền qua đường tình dục nếu quan hệ không an toàn. Vợ bị HPV chồng có bị không chắc hẳn là thắc mắc của nhiều cặp đôi đang băn khoăn.
Nhiễm virus HPV vẫn là nỗi lo lắng của nhiều chị em, bởi nguy cơ cao có thể dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm hàng đầu cho phụ nữ như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, vô sinh,... Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc vợ bị HPV chồng có bị không và cách phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả cho các cặp vợ chồng.
Virus HPV hay Human Papilloma Virus, là loại khuẩn tạo nên u nhú ở người. Loại virus này có thể gây bệnh trên cả nữ và nam ở bất kỳ thời điểm nào. Từ khi được phát hiện cho đến nay, đã tìm ra được hơn 120 chủng virus HPV. Phần lớn đều không gây ra biến chứng nguy hiểm cho người. Khi xâm nhập vào cơ thể, hầu hết chủng HPV không có triệu chứng hoặc nếu có cũng tự khỏi, không phải điều trị.
Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có trên 40 chủng virus HPV có khả năng lây lan, gây bệnh ở bộ phận sinh dục và hậu môn. Trong đó, có 15 chủng nguy cơ cao gây ra các bệnh như ung thư tử cung, hậu môn và các bộ phận ở cơ quan sinh dục.
Những chủng HPV nguy hiểm này thường gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục và túi lòng bàn chân. Chúng xâm nhập chủ yếu qua đường quan hệ tình dục, thời gian ủ bệnh dài và không có triệu chứng rõ ràng khiến người bệnh khó phát hiện.
Virus HPV lây truyền qua đường tiếp xúc da với da. Bạn có thể bị lây truyền virus khi quan hệ trực tiếp qua đường âm đạo, bằng miệng hoặc hậu môn với người bị nhiễm virus HPV. Loại virus này có thể lây truyền kể cả khi người mắc không có bất kỳ triệu chứng nào. Tất cả những người quan hệ tình dục không có biện pháp an toàn đều có nguy cơ nhiễm HPV, ngay cả khi chỉ quan hệ với một người duy nhất.
Khả năng nhiễm virus HPV có thể tăng cao hơn khi phạm phải những trường hợp sau:
Dấu hiệu mắc virus HPV có thể không xuất hiện ngay lập tức, mà sau một thời gian dài quan hệ nhiều năm với người bị nhiễm virus thì mới có dấu hiệu đầu tiên. Vì vậy, không thể xác định được chính xác thời điểm cụ thể bị nhiễm HPV là khi nào. Dấu hiệu nổi bật nhất khi bị nhiễm virus HPV là bị mụn cóc ở bộ phận sinh dục.
Mụn cóc ở cơ quan sinh dục do HPV thường xuất hiện dưới dạng vết sưng nhỏ, hình dáng như súp lơ ở âm hộ, đôi khi là ở âm đạo, hậu môn hoặc trong tử cung. Mụn cóc sinh dục do HPV có thể gây ngứa nhẹ, nhưng nhìn chung không gây khó chịu hay đau đớn gì.
Bị nhiễm HPV còn dẫn đến ung thư cổ tử cung, hoặc một số bệnh ung thư khác như ung thư âm đạo, âm hộ, dương vật, hậu môn. Khi quan hệ bằng đường miệng, HPV có thể gây ung thư vòm họng, bao gồm ung thư gốc lưỡi, amidan. Ung thư xuất hiện sau khi nhiễm HPV thời gian dài từ vài năm đến vài chục năm.
Những người bị suy giảm miễn dịch, bao gồm cả bị nhiễm HIV/AIDS, có ít kháng thể với HPV và thường có các vấn đề sức khỏe nghiệm trọng hơn so với người bình thường.
Để trả lời câu hỏi vợ bị HPV chồng có bị không, cần biết con đường lây truyền của virus. Như đã nói ở trên, có 3 con đường chính dễ lây truyền virus HPV từ người sang người, đó là:
Nếu vợ bị nhiễm HPV, thì quan hệ với chồng vẫn có khả năng lây nhiễm. Vì khi quan hệ, bộ phận sinh dục của người chồng sẽ tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây HPV ở bộ phận sinh dục của người vợ.
Dù không quan hệ tình dục trực tiếp, thì vợ chồng vẫn bị lây nhiễm HPV thông qua tiếp xúc thân mật như ôm hôn, nắm tay, hoặc khi tiếp xúc với vết thương hở, nốt mụn do virus gây ra.
Một khi đã sống chung nhà, thì nhiều cặp vợ chồng sẽ sử dụng chung các đồ dùng cá nhân. Virus HPV có khả năng tồn tại ở môi trường ngoài như bàn chải đánh răng, khăn tắm, nắp bồn cầu,... Nếu gặp điều kiện thuận lợi, HPV vẫn có thể xâm nhập vào cơ thể.
Từ 3 con đường lây nhiễm trên, hẳn đã giải đáp được câu hỏi vợ bị HPV chồng có bị không. Nhìn chung, nếu chưa tiêm vắc xin phòng virus HPV thì khả năng lây nhiễm virus từ vợ sang chồng vẫn rất cao.
Việc lây nhiễm là không thể tránh khỏi khi sống chung nhà và thường xuyên tương tác thân mật. Một khi virus xâm nhập thành công vào người vợ hoặc chồng thì sẽ tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể người đó và được xem như tác nhân gây nên bệnh sùi mào gà và nhiều loại bệnh tình dục khác.
Người ta ước tính rằng, hầu hết mọi người có quan hệ tình dục đều có khả năng nhiễm HPV ở một thời điểm nào đó. Quá trình này có thể được chặn lại nếu sử dụng bao cao su. Tuy nhiên, trong đời sống vợ chồng, việc sử dụng bao cao su là khá ít và hiếm.
Đa phần 70 - 90% trường hợp nhiễm HPV sẽ tự khỏi mà không cần phải điều trị. Khi phải điều trị, mục tiêu đưa ra là để làm giảm các triệu chứng bằng cách loại bỏ mụn cóc và các tế bào bất thường khỏi cổ tử cung. Các phương pháp điều trị HPV thường dùng là:
Cách phòng tránh lây nhiễm HPV trong đời sống vợ chồng thực sự rất khó. Biện pháp hữu hiệu nhất hiện tại vẫn là tiêm vắc xin phòng ngừa HPV trước khi quan hệ tình dục. Đây là loại vắc xin phù hợp để tiêm cho cả nam và nữ có độ tuổi từ 11 đến 26. Vì vậy, trước khi kết hôn, cả 2 người cùng làm xét nghiệm HPV mà 1 trong 2 dương tính với virus thì người còn lại chưa quan hệ tình dục nên tiêm vắc xin phòng HPV.
Một số biện pháp khác để phòng tránh nhiễm HPV là sử dụng bao cao su khi quan hệ, không sử dụng chung đồ cá nhân hoặc hạn chế tiếp xúc thân mật thường khó thực hiện và không đạt hiệu quả 100%.
Tóm lại, có thể tạm trả lời câu hỏi vợ bị HPV chồng có bị không là có, dù người bị nhiễm không hề có dấu hiệu hay triệu chứng nào của bệnh. Cách tốt nhất để phòng tránh lây nhiễm HPV chính là tiêm vắc xin phòng virus trước khi quan hệ tình dục lần đầu tiên hoặc xét nghiệm âm tính với HPV.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: vinmec.com