Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người cho rằng sau khi xăm môi không nên ăn bún riêu. Liệu điều này có đúng không, có ảnh hưởng gì đến sắc tố môi hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp băn khoăn xăm môi ăn bún riêu được không.
Sau khi phun xăm môi để làm đẹp, thông thường sẽ phải kiêng cữ một số món ăn để màu môi được bền đẹp, tươi tắn, đồng thời không gây sưng đau và để lại sẹo. Vậy bún riêu có nằm trong danh sách phải kiêng cữ hay không? Hãy cùng tìm hiểu lời giải đáp cho băn khoăn xăm môi ăn bún riêu được không trong bài viết dưới đây.
Để có lời giải đáp cho câu hỏi xăm môi ăn bún riêu được không, trước hết cần tìm hiểu bún riêu là món gì, nguyên liệu tạo nên món ăn này bao gồm những gì. Đây là món ăn dân giã, quen thuộc của người Việt, màu sắc bắt mắt, hương vị đậm đà, mùi thơm đặc trưng nên được rất nhiều người yêu thích. Nguyên liệu nấu món ăn này thường bao gồm bún, cua xay, tôm khô, thịt heo xay, mắm tôm, cà chua, chả quế, giò heo, hành, tỏi, sa tế, dầu điều, gia vị và các loại rau thơm.
Do đó, để biết chắc chắn xăm môi ăn bún riêu được không thì phải hiểu rõ những nguyên liệu trên có gây ảnh hưởng đến quá trình lên màu môi hay không, có gây mưng mủ hay hình thành sẹo hay không? Nếu có thì việc kiêng ăn bún riêu trong thời gian đầu sau khi xăm môi là cần thiết, nhằm đảm bảo an toàn và tạo hiệu quả thẩm mỹ.
Xăm môi ăn bún riêu được không là thắc mắc của không ít chị em phụ nữ. Theo các chuyên gia, sau khi xăm môi không nên ăn bún riêu bởi trong món ăn này có thành phần chính là cua đồng có thể gây kích ứng dẫn đến sưng tấy, khó lành hoặc nổi mủ, thậm chí hình thành sẹo lồi.
Cua đồng được xem là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng. Theo ước tính, trong 100g cua đồng có đến 12,3 g chất đạm, 3,3 gam chất béo, đồng thời chứa nhiều loại chất dinh dưỡng khác như vitamin PP, B2, canxi, photpho và sắt… Đặc biệt, cua đồng được xếp vào nhóm thực phẩm chứa hàm lượng protein cực kỳ cao, có khả năng tổng hợp đến 8 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được. Do đó, đây là món ăn cực kỳ bổ dưỡng không thể thiếu.
Tuy nhiên, với những người vừa mới xăm môi thì nên kiêng thực phẩm này trong một thời gian, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả thẩm mỹ cao nhất. Do đó, bún riêu cũng nên là món ăn mà bạn nên loại trừ vào những ngày đầu sau khi xăm môi.
Vậy sau khi xăm môi phải kiêng ăn bún riêu bao lâu? Theo cá c chuyên gia, thời gian kiêng cữ phụ thuộc vào cơ địa của từng người, lành tính hay không, có dễ hình thành sẹo hay dị ứng, mẩn đỏ hay không. Nếu bạn thuộc cơ địa khá lành, bạn chỉ cần kiêng trong vòng 2 tuần, nếu bạn hay dị ứng thì tốt nhất nên kiêng khoảng 1 tháng, sau đó có thể ăn lại bình thường. Tuy nhiên, khi ăn lại bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Như vậy, với băn khoăn xăm môi ăn bún riêu được không thì câu trả lời là không nên bạn nhé! Vậy chúng ta nên ăn gì, xăm xong kiêng ăn gì để vết thương mau lành, màu môi bền đẹp và hạn chế tối đa tình trạng sưng đau.
Dưới đây là những thực phẩm mà bạn nên bổ sung trong chế độ ăn hằng ngày sau khi xăm môi:
Ngoài việc nắm rõ xăm môi nên ăn gì, bạn nên chú ý kiêng một số món ăn sau đây khi vừa mới xăm môi:
Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp băn khoăn “xăm môi ăn bún riêu được không” cũng như đưa ra danh sách các món nên và không nên ăn để đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm dưỡng môi, chú ý không cạy, gãi hay bóc môi sau khi xăm để tránh tình trạng chảy máu, nhiễm trùng môi nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.