Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Các loại ký sinh trùng tồn tại trong thức ăn hàng ngày

Ngày 12/09/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nhiễm ký sinh trùng là bệnh lý thường gặp, nhất là ở những quốc gia nhiệt đới như Việt Nam. Các loài vi khuẩn, giun, sán,... có thể xâm nhập vào cơ thể, âm thầm chung sống, hút máu, chất dinh dưỡng từ vật chủ và làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Rất nhiều trường hợp nhiễm ký sinh trùng đã đến giai đoạn nặng thì mới được phát hiện. Vì vậy, bảo vệ cơ thể khỏi những loại ký sinh trùng là việc làm rất cần thiết. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua 7 loại ký sinh trùng tồn tại trong thức ăn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn trong bài viết dưới đây nhé!

Giun đũa

Giun đũa thường tồn tại trong thực phẩm dưới dạng trứng giun với kích thước vô cùng nhỏ, rất khó quan sát thấy bằng mắt thường. Nếu bạn chạm vào đất bị ô nhiễm mà không vệ sinh tay sạch sẽ hoặc sử dụng các loại rau củ quả được trồng trong vùng đất bẩn mà không được rửa sạch thì nguy cơ bị giun đũa ký sinh sẽ rất cao.

Các triệu chứng phổ biến khi bị nhiễm giun đũa là đau bụng, buồn nôn, nôn, ho và khó thở. Hãy luôn đảm bảo vệ sinh cho những loại thực phẩm bạn sử dụng hằng ngày để tránh nguy cơ mắc các triệu chứng trên.

Các loại ký sinh trùng tồn tại trong thức ăn hàng ngày 1

​Bạn nên rửa rau củ thật sạch sẽ trước khi sử dụng

Sán dây

Sán dây là loại ký sinh trùng lây bệnh thông qua đường ăn uống phổ biến. Sán dây có thể xâm nhập vào cơ thể, âm thầm sống chung trong thời gian dài mà người bệnh hoàn toàn không hay biết. Một số dấu hiệu để nhận biết tình trạng này chính là các triệu chứng đau bụng, ngứa hậu môn, sụt cân,...

Sán dây thường tồn tại trong các loại thực phẩm động vật chưa được nấu chín như thịt bò, thịt lợn hay cá. Ngoài ra, tình trạng bệnh cũng có thể trở nên nghiêm trọng hơn do vệ sinh kém, khiến vi khuẩn từ hậu môn lây sang miệng trong quá trình sinh hoạt.

Các loại ký sinh trùng tồn tại trong thức ăn hàng ngày 7 Sán dây tồn tại trong các loại thực phẩm động vật chưa được nấu chín như thịt bò

Toxoplasma gondii

Toxoplasma gondii là dạng ký sinh trùng có kích thước cực nhỏ, sinh sản trong cơ thể mèo và lây truyền qua phân mèo. Nếu bạn chơi với mèo bị nhiễm loại ký sinh trùng này hoặc cầm khay vệ sinh của mèo mà không vệ sinh tay sạch sẽ, Toxoplasma gondii có thể xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.

Người bị bệnh Toxoplasma gondii có thể xuất hiện nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nặng như  sốt nhẹ, đau cơ, viêm họng, thiếu máu, tăng men gan đến xuất huyết não, hôn mê, liệt dây thần kinh, mất cảm giác hoặc mất vận động.

Do đó, biện pháp hiệu quả nhất để ngăn nhiễm trùng là thường xuyên vệ sinh tay, rửa sạch và nấu chín thức ăn.

Các loại ký sinh trùng tồn tại trong thức ăn hàng ngày 2

Toxoplasma gondii sinh sản trong cơ thể mèo

Trùng roi Giardia

Trùng roi Giardia là một trong các loại ký sinh trùng thường gặp lây truyền thông qua thực phẩm và nước uống. Bệnh nhân bị nhiễm trùng Giardia có thể xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy hay chuột rút. Sau khoảng 1,2 tuần bị nhiễm trùng roi Giardia thì các triệu chứng kể trên mới xuất hiện và giảm dần sau 2-6 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể kéo dài vài tháng hay thậm chí tính bằng năm.

Trùng roi Giardia thường có trong các loại thực phẩm hằng ngày như thịt lợn, thịt cừu,... chưa được nấu chín. Vì vậy, khi chế biến các món ăn chứa những loại thực phẩm này, hãy đảm bảo độ chín của nó bạn nhé!

Cryptosporidium

Đây là loại ký sinh trùng đơn bào với lớp vỏ cứng, được tìm thấy trong sữa chưa qua xử lý, đồ tươi sống và nước hoa quả. Người bệnh chẳng may nhiễm phải Cryptosporidium sẽ xuất hiện các hiện tượng như sốt, đau bụng, tiêu chảy hoặc chuột rút. Các triệu chứng này thường diễn ra trong khoảng 1 tuần kể từ lúc ký sinh trùng xâm nhập. 

Bạn có thể bảo vệ cơ thể khỏi Cryptosporidium bằng cách rửa cẩn thận các loại thực phẩm tươi sống, sử dụng sữa và nước trái cây đã được tiệt trùng và thường xuyên vệ sinh tay.

Các loại ký sinh trùng tồn tại trong thức ăn hàng ngày 3

Nhiễm Cryptosporidium làm xuất hiện triệu chứng tiêu chảy

Sán cá hoặc giun dẹp

Trong các loài cá thường tồn tại một số loại sán hoặc giun dẹp như Opisthorchiidae và Paragonimus. Vì các loại ký sinh trùng này sẽ bị tiêu diệt dưới nhiệt độ cao nên bạn cần nấu chín cá trước khi ăn, hạn chế dùng các món có cá tươi sống.

Khi nhiễm phải giun dẹp hoặc sán cá, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tắc ruột, nôn ói hoặc thậm chí là liệt các chi.

Giun kim

Giun kim tên gọi chung để chỉ các loài ký sinh trùng như Shigella, Vibrio vulnificus và Trichinella. Tình trạng nhiễm giun chỉ thường gặp ở trẻ em nhưng thực tế bất kỳ ai cũng có thể mắc phải bệnh này. 

Giun kim có thể xâm nhập và lây truyền do điều kiện vệ sinh kém. Trẻ bị nhiễm giun kim thường cảm thấy ngứa ngáy ở vùng hậu môn do giun thường đẻ trứng ở vị trí này. Phụ nữ mắc giun kim có thể bị rối loạn kinh nguyệt do giun chui vào âm đạo. Ngoài ra, nếu bệnh kéo dài, bệnh nhân có thể bị thiếu máu, thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt.

Để phòng chống giun kim bạn cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên rửa tay, nhất là sau khi đi vệ sinh, ăn chín uống sôi và tẩy giun định kì 6 tháng/ lần.

Các loại ký sinh trùng tồn tại trong thức ăn hàng ngày 4

Người bị nhiễm giun kim thường bị hoa mắt chóng mắt

Nhiễm ký sinh trùng là tình trạng phổ biến, phần lớn bệnh diễn ra trong thầm lặng nên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Hãy chủ động bảo vệ cơ thể chính mình trước những tác nhân kể trên bằng cách ăn uống lành mạnh, vệ sinh cơ thể thường xuyên và tẩy giun định kỳ 2 lần/ năm bạn nhé!

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm