Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xét nghiệm nhóm máu là một xét nghiệm quan trọng và cần độ chính xác cao. Do đó, xét nghiệm nhóm máu có cần nhịn ăn không là thắc mắc của nhiều người. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Xét nghiệm nhóm máu có nhiều loại để phục vụ nhiều mục đích khám chữa bệnh khác nhau. Do đó xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không sẽ tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Một số xét nghiệm sẽ chỉ cho kết quả chính xác trong điều kiện người bệnh đã nhịn ăn từ 4 đến 6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau khi ngủ dậy. Nguyên nhân là do sau khi ăn, các chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose để ruột có thể hấp thụ và chuyển đổi thành năng lượng đi nuôi cơ thể. Do vậy, nếu ăn trước khi làm xét nghiệm máu sẽ làm cho lượng đường hoặc mỡ trong máu tăng cao, dẫn đến kết quả xét nghiệm không chính xác.
Xét nghiệm nhóm máu cũng thuộc một dạng xét nghiệm máu, mục đích của phương pháp xét nghiệm máu này là để biết nhóm máu. Việc phân loại các nhóm máu dựa trên loại kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu trong mẫu máu đó. Hiện nay, khoa học hiện đại đã tìm thấy nhiều loại kháng nguyên đặc hiệu khác nhau, tuy nhiên, hai loại ABO và loại Rhesus vẫn được xem là quan trọng nhất. Mặt khác, các loại kháng nguyên này lại được quy định bởi gen di truyền, được nhận từ cha và mẹ. Do đó, việc ăn uống không hề gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, nên xét nghiệm nhóm máu không cần nhịn ăn.
Hiện nay, các nhóm máu phổ biến được chia thành các nhóm sau:
Xét nghiệm đường huyết là xét nghiệm nhằm mục đích đo lượng đường trong máu để đánh giá xem chỉ số này có bình thường không, ngoài ra có thể dùng xét nghiệm này để chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Do vậy, để đảm bảo kết quả được chính xác, người bệnh phải nhịn ăn hoặc uống (trừ nước lọc) trong khoảng từ 8 đến 10 giờ trước khi làm xét nghiệm đường huyết. Việc nhịn ăn sẽ giúp đảm bảo kết quả thông báo đúng chính xác lượng đường trong máu. Kết quả này có thể được bác sĩ dùng để chẩn đoán hoặc loại trừ bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm sắt trong máu nhằm mục đích đo lượng sắt trong máu, từ đó dựa trên kết quả xét nghiệm mà bác sĩ có thể xác định bệnh nhân có đang bị thiếu máu thiếu sắt hay không.
Trong thực phẩm có một số loại chứa sắt hoặc rất giàu sắt. Do đó nếu ăn phải những loại thực phẩm này, sắt sẽ được hấp thu rất nhanh và đi vào trong máu. Vì vậy, nếu ăn trước khi xét nghiệm sắt thì sẽ làm kết quả bị sai lệch. Do đó, nên nhịn ăn hoặc tránh sử dụng các thực phẩm chức năng hay vitamin trước khi xét nghiệm, vì chúng có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả.
Vì vậy mà để đảm bảo kết quả chính xác, người bệnh thường được yêu cầu không ăn bất cứ thứ gì vào buổi sáng trước làm xét nghiệm.
Trong trường hợp đang bệnh nhân đang uống viên sắt hoặc thuốc bổ có chứa sắt thì nên ngưng sử dụng trong 24 giờ trước khi xét nghiệm để đảm bảo kết quả được chính xác.
Không giống như xét nghiệm nhóm máu, xét nghiệm mỡ máu có tác dụng xác định các chỉ số đánh giá tình trạng mỡ trong máu như cholesterol toàn phần, HDL cholesterol, LDL cholesterol và triglyceride. Nếu lượng LDL-cholesterol và triglycerid trong máu cao có nghĩa là người bệnh có nguy cơ gặp phải các vấn đề về tim mạch cao.
Người ta thường được khuyến cáo những người trên 45 tuổi nên làm xét nghiệm mỡ máu 5 năm/lần, kể cả những bệnh nhân đang bị tăng huyết áp và tiểu đường cũng nên xét nghiệm như vậy.
Đối với người có tiền sử bị bệnh tim mạch thì sẽ được khuyến cáo làm xét nghiệm mỡ máu thường xuyên hơn để đo và kiểm soát lượng mỡ máu trong cơ thể. Tương tự như nghiệm đường huyết, xét nghiệm mỡ máu cũng cần nhịn đói từ 8 - 10 giờ trước khi xét nghiệm, nguyên nhân là do thức ăn csp thể làm ảnh hưởng tới kết quả.
Xét nghiệm chức năng gan cũng là một trong những xét nghiệm thường được yêu cầu tiến hành đối với người bệnh nhằm đánh giá các chức năng của gan hoặc xem xét tình trạng tổn thương gan.
Khi người bệnh có các triệu chứng như sút cân không rõ lý do, nghiện bia, rượu, hoặc đang sử dụng thuốc điều trị bệnh gan thì xét nghiệm chức năng gan được tiến hành để theo dõi tình trạng bệnh gan.
Bên cạnh bốn loại xét nghiệm thường gặp ở trên thì cũng có một số xét nghiệm máu khác bắt buộc bệnh nhân phải nhịn ăn:
Trên đây là một vài thông tin của nhà thuốc Long Châu về vấn đề nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm máu. Có thể thấy rằng có khá nhiều xét nghiệm yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn, tuy nhiên xét nghiệm nhóm máu lại không cần phải nhịn ăn. Hi vọng những thông tin hữu ích trên có thể giúp bệnh nhân hiểu thêm về quá trình xét nghiệm máu, từ đó phối hợp với các bác sĩ để cho ra kết quả chính xác nhất.
Như Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.