Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Những điều cần biết về các nhóm máu ở người

Ngày 23/10/2022
Kích thước chữ

Máu là dịch lỏng màu đỏ chảy trong hệ tuần hoàn. Các nhóm máu ở người được chia thành các nhóm khác nhau dựa trên một số đặc điểm nhất định. Ở người có mấy nhóm máu chính, cách phân loại nhóm máu ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Ở người có nhiều nhóm máu khác khau, mỗi nhóm máu sẽ có những đặc trưng riêng. Nắm được những điều này sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, công việc và nhất là có thể cho/nhận phù hợp trong những trường hợp cần truyền máu.

Cấu tạo của máu như thế nào?

Máu được sinh ra từ tủy xương, được cấu tạo bởi các thành phần như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Cụ thể:

Hồng cầu

Đây là tế bào có hình đĩa lõm hai mặt với đường kính trung bình khoảng 7,5µm, chiều dày 1µm ở trung tâm và 2µm ở ngoại vi. Hemoglobin là thành phần quan trọng nhất trong hồng cầu. 

Bình thường, số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi ở nam giớ ilà 5,05±0,38 T/l (x1012 tế bào/ lít) còn nữ giới là 4,66±0,36 T/l(x1012 tế bào/ lít).

Hồng cầu là thành phần có trong máu Máu là một phần vô cùng quan trọng đối với cơ thể sống.

Bạch cầu

Bạch cầu là những tế bào có vai trò chống lại các tác nhân lạ để bảo vệ cơ thể (chẳng hạn như vi khuẩn, vi rút,…). 

Bạch cầu được phân loại gồm có dạng bạch cầu hạt (chia thành bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa acid, bạch cầu ưa base) và bạch cầu không hạt (gồm bạch cầu mono và bạch cầu lympho).

Tiểu cầu

Là những mảnh tế bào không có nhân, tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông cầm máu. Bình thường, chỉ số tiểu cầu trong máu ngoại vi sẽ dao động từ 150 - 300 G/l, với nam giới là 263,0 ± 61 G/l còn nữ giới sẽ là 274,0 ± 63,0 G/l.

Huyết tương

Cùng với hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương cũng là thành phần quan trọng của máu, bao gồm nước, đạm, mỡ, đường, vitamin, muối khoáng, các men,…

Chức năng của máu với sức khoẻ con người

Có thể nói, máu là một phần vô cùng quan trọng đối với cơ thể sống, đảm nhận nhiều chức năng mang tính sống còn. Cụ thể như sau:

Máu là một phần quan trọng của cơ thể Các nhóm máu được chia khác nhau dựa trên một số đặc điểm nhất định.

Vận chuyển các phân tử

Máu có vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng, điện giải, oxy đến các bộ phận trong cơ thể. Đồng thời, máu cũng đảm đương việc vận chuyển hóc môn và các chất dẫn truyền từ nơi sản xuất đến cơ quan đích.

Bảo vệ cơ thể

Một trong những chức năng quan trọng của máu đó chính là khả năng thực bào, giúp tiêu hóa và khử độc các chất lạ cũng như vi khuẩn. Một số tế bào máu có khả năng sinh kháng thể giúp trung hòa chất độc từ tác nhân lạ. 

Ngoài ra, tiểu cầu và protein huyết tương còn đảm nhận vai trò quan trọng trong quá trình đông cầm máu.

Duy trì sự ổn định của pH và áp lực thẩm thấu của dịch ngoại bào

Trong máu có các hệ thống đệm vì thế dịch ngoại bào trong cơ thể sẽ luôn được duy trì ổn định trong khoảng từ 7.35 đến 7,45. Vai trò của các hệ thống đệm này là chuyển các acid, base mạnh thành các acid, base yếu hơn; song song đó là vận chuyển các chất có tính acid và base mạnh đến các cơ quan bài tiết.

Các nhóm máu phổ biến ở người

Có bao nhiêu nhóm máu ở người hay ở người có mấy nhóm máu chính là những thắc mắc rất nhiều người quan tâm.

Năm 2019, Hội Truyền máu quốc tế công nhận có tới 39 hệ nhóm máu hồng cầu với 367 kháng nguyên nhóm máu khác nhau. Trong hoạt động truyền máu, ABO và Rh là hai hệ nhóm máu quan trọng nhất.

Ngoài ra, tùy thuộc vào sự có mặt/vắng mặt của kháng nguyên mang đặc tính di truyền trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh của một người mà mỗi hệ nhóm máu lại có các nhóm máu khác nhau. Trong đó, nhóm máu Rh có hệ kháng nguyên đa dạng và phức tạp nhất với hơn 50 kháng nguyên, trong đó kháng nguyên D là phổ biến nhất.

Các nhóm máu ở người"Có bao nhiêu nhóm máu ở người?" là thắc mắc rất nhiều người quan tâm.

Hệ nhóm máu ABO

Hệ nhóm máu ABO gồm có các nhóm máu như sau:

Nhóm máu A

Đây là nhóm máu có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và kháng thể B trong huyết thanh. 

Đặc điểm của người có nhóm máu A như sau:

  • Có thể hiến máu cho người khác cùng nhóm máu A/AB.
  • Có thể nhận máu truyền từ người cho có nhóm máu A/O.

Nhóm máu B

Nhóm máu này có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể A trong huyết thanh.

Đặc điểm của người có nhóm máu B như sau:

  • Có thể hiến máu cho người có cùng nhóm máu B/AB.
  • Có thể nhận máu truyền từ người cho có nhóm máu B/O.

Nhóm máu AB

Người nhóm máu AB sẽ có kháng nguyên A, B trên bề mặt hồng cầu và không có kháng thể A, kháng thể B trong huyết thanh. AB là nhóm máu ít phổ biến nhất trong hệ ABO. 

Đặc điểm của người có nhóm máu B như sau:

  • Có thể nhận máu từ bất kỳ người có nhóm máu nào.
  • Chỉ có thể truyền cho người cùng nhóm AB do máu AB có cả hai kháng nguyên AB trên tế bào hồng cầu.
Các nhóm máu ở người bao gồm nhóm máu AB Biết rõ ở người có mấy nhóm máu chính để việc cho và nhận máu trở nên hiệu quả hơn.

Nhóm máu O

O là nhóm máu phổ biến nhất và cũng là nhóm máu có thể truyền máu cho tất cả các nhóm máu khác do nhóm máu O hoàn toàn không có kháng nguyên. Tuy nhiên, người máu O chỉ có thể nhận máu truyền từ người có cùng nhóm máu với mình do có cả kháng thể A, B trong huyết thanh, các kháng thể trong huyết tương của nhóm máu này sẽ tấn công các loại khác.

Như vậy, với hệ nhóm máu ABO, ở người có 4 nhóm máu là máu A, B, AB và máu O. Các nhóm máu ở người này là phổ biến nhất.

Hệ nhóm máu Rh – kháng nguyên D (Rh D)

Kháng nguyên D thuộc hệ nhóm máu Rh có tính sinh miễn dịch mạnh nhất trong tất cả các hệ nhóm máu ngoài hệ nhóm máu ABO. Do đó, đây được coi là hệ nhóm máu quan trọng sau hệ nhóm máu ABO.

Hầu hết máu ở người đều có kháng nguyên D trên hồng cầu, thường gọi là Rh D(+). Ngược lại, nhóm máu không có kháng nguyên D trên hồng cầu thì được gọi là Rh D(-). Rh D(-) được xem là 1 nhóm máu hiếm với tỷ lệ người có Rh D(-) tại Việt Nam chỉ khoảng 0,07%.

Đặc điểm của người có nhóm máu Rh D(-) như sau:

  • Có thể truyền máu cho người có nhóm máu Rh D(+).
  • Chỉ có thể nhận được máu truyền từ người có cùng nhóm máu và có Rh D(-).

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp được những thắc mắc xung quanh các nhóm máu ở người và chức năng, thành phần của máu trong cơ thể. Hy vọng, với những thông tin mà bài viết cung cấp, bạn sẽ biết rõ ở người có mấy nhóm máu chính cũng như đặc điểm của từng nhóm máu để việc cho và nhận máu cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Nam Anh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin