Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Xét nghiệm quai bị có những loại nào? Khi nào cần thực hiện xét nghiệm?

Ngày 22/03/2023
Kích thước chữ

Xét nghiệm quai bị được thực hiện để xác định các chủng virus và tình trạng miễn dịch của người đó với virus gây bệnh để biết được người đó đã từng nhiễm bệnh hay chưa từ đó có những phương pháp phòng ngừa và chữa trị kịp thời trước khi bệnh tiến triển nặng hơn.

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm do virus quai bị gây ra với tốc độ lây lan khó kiểm soát trong không khí và đường hô hấp, nếu không phát hiện kịp thời thì sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản sau này, đặc biệt đối với nam giới. Chính vì thế có rất nhiều người đã chủ động phòng ngừa căn bệnh này bằng cách tiêm vắc xin quai bị cũng như tìm hiểu về những loại xét nghiệm quai bị hiện nay để sớm đưa ra quyết định phù hợp nhất trước khi thực hiện.

Những điều cần biết về bệnh quai bị

Bệnh quai bị trong dân gian còn gọi là bệnh má chàm bàm, do một loại virus gây ra làm sưng đau tuyến nước bọt và có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn, từ lúc ủ bệnh đến khi hồi phục có thể kéo dài đến hơn 3 tuần.

Virus quai bị có trong nước bọt, nước mũi có thể bắn ra ngoài không khi qua đường ho, khạc nhổ, nói chuyện và người khác sẽ hít phải hoặc đụng vào các đồ vật đã bị nhiễm virus sẽ có có nguy cơ cao mắc bệnh. Bệnh lây lan trong 2 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng.

Các dấu hiệu phổ biến như viêm họng, sưng tuyến mang tai, sốt, đau đầu,… nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và hệ thần kinh.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm quai bị?

Xét nghiệm quai bị là cách để phát hiện và biết được chủng di truyền của loại virus, hoặc biết được khả năng miễn dịch của cơ thể với các loại virus quai bị, mọi người thường thực hiện xét nghiệm quai bị với các mục đích như:

  • Biết được cơ thể có đang nhiễm virus quai bị hay không nếu bản thân đang nghi ngờ mắc bệnh.
  • Chẩn đoán người đó đã từng nhiễm virus quai bị chưa.
  • Xác định khả năng miễn dịch của cơ thể với virus quai bị, từ đó có thể theo dõi và xác định phương pháp điều trị phù hợp.
Xét nghiệm quai bị có những loại nào? Khi nào cần thực hiện xét nghiệm? 1Các phương pháp xét nghiệm quai bị chính xác nhất

Hiện nay xét nghiệm quai bị có nhiều phương pháp thực hiện tùy vào mục đích khám mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp với bạn như xét nghiệm máu, xét nghiệm kháng thể hoặc nuôi cấy virus, nhưng xét nghiệm quai bị chỉ được thực hiện khi cần xác định nguyên nhân của các biến chứng nguy hiểm liên quan đến bệnh.

Cách xét nghiệm quai bị chẩn đoán chính xác nhất

Dưới đây là ba loại xét nghiệm quai bị phổ biến nhất.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu bệnh quai bị mà qua đó thấy được bạch cầu trong máu và bạch cầu đa nhân trung tính sẽ giảm khi nguyên nhân do virus, ngược lại sẽ tăng do nguyên nhân do vi khuẩn. Cùng với đó xét nghiệm nước tiểu và amylase máu đều tăng.

Xét nghiệm kháng thể

Xét nghiệm kháng thể thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh sởi ở trẻ em và người lớn, được chỉ định khi cần xác nhận khả năng miễn dịch của cơ thể với virus quai bị, chẩn đoán có nguy cơ mắc bệnh hay không, trong đó kháng thể của quai bị là các protein được sản xuất bởi hệ miễn dịch của cơ thể để bảo vệ trước sự tấn công của virus gây bệnh. Hai loại kháng thể được sản xuất là: Kháng thể IgM và kháng thể IgG.

Xét nghiệm quai bị có những loại nào? Khi nào cần thực hiện xét nghiệm? 2Xét nghiệm kháng thể để xác định cơ chế miễn dịch của cơ thể với virus quai bị
  • Kháng thể IGM: Sau khi cơ th tiếp xúc vi virus quai b hoc sau khi tiêm vc xin quai b thì kháng th IgM s xut hin và tăng đến mt lưng ti đa, bt đu gim dn trong các tun kế tiếp.
  • Kháng th IgG: Kháng thể này sẽ xuất hiện trễ hơn nhưng lại có khả năng cao trong việc bảo vệ cơ thể trước virus quai bị.

Xét nghiệm nuôi cấy virus hoặc vật liệu di truyền của virus (RT-PCR)

Phương pháp thứ ba bao gồm xét nghiệm gen di truyền của virus và nuôi cấy virus sẽ được thực hiện trên nhiều mẫu, nhưng dạng xét nghiệm này chỉ nhận định được tình trạng bệnh và không xác định được khả năng miễn dịch của cơ thể.

  • Xét nghiệm RT-PCR: Có thể phát hiện và xác định các chủng virus hoặc xác định các nguyên nhân dẫn đến các biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị. Phương pháp xét nghiệm này thường được chỉ định cho những người có hệ miễn dịch yếu, không có phản ứng kháng thể miễn dịch, do đó cần thực hiện xét nghiệm RT-PCR để chẩn đoán bệnh.
Xét nghiệm quai bị có những loại nào? Khi nào cần thực hiện xét nghiệm? 3Nuôi cấy virus là một phương pháp xét nghiệm quai bị phổ biến hiện nay
  • Xét nghiệm nuôi cấy virus quai bị: Nếu kết quả xét nghiệm dương tính hoặc xét nghiệm chất liệu di truyền của virus dương tính có nghĩa là người đó hiện đang nhiễm virus gây bệnh.

Kết quả xét nghiệm quai bị được thể hiện như thế nào?

Sau khi thực hiện ba loại xét nghiệm trên, thì kết quả và ý nghĩa được biểu hiện như sau:

  • Nếu ngưi thc hin xét nghim chưa đưc tiêm nga mà vn xut hin kháng th IgM thì kh năng cao ngưi này đã nhim bnh quai b.
  • Nếu có c hai kháng th IgM và IgG xut hin cùng lúc thì ngưi này đã mc bnh.
  • Nếu kháng th IgG có trong cơ th ngưi đã tiêm vc xin quai b hoc hin ti không mc bnh thì ngưi này đã t min dch vi virus này.
  • Nếu không có kháng th IgM và IgG thì không phải là miễn dịch với virus quai bị mà có thể igG xuất hiện trễ vì người đó không có phản ứng kháng thể bình thường hoặc do cơ thể chưa tiếp xúc với các loại virus.
  • Nếu kết quả xét nghiệm nuôi cấy virus hoặc xét nghiệm vật liệu di truyền của virus (RT-PCR) là âm tính thì người đó không nhiễm bệnh, các triệu chứng quai bị được nghi ngờ có thể là dấu hiệu của bệnh lý khác.

Cho đến hiện tại căn bệnh quai bị vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm, do đó cách tốt nhất để phòng ngừa là chủ động tìm hiểu các triệu chứng quai bị thường gặp nhất và tiêm ngừa vắc xin quai bị để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm nhất xảy ra với cơ thể.

Kim Ngân

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin