Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không? Khi nào cần xét nghiệm viêm gan B?

Ngày 07/10/2023
Kích thước chữ

Viêm gan B là một trong những bệnh lý nghiêm trọng mà nhiều người phải đối mặt, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ung thư gan. Vì vậy, việc xét nghiệm viêm gan B có vai trò rất quan trọng giúp chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm nhằm điều trị kịp thời. Trong đó, nhiều người đặt ra câu hỏi và quan tâm đến việc "xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?" hay những điều cần lưu ý trước khi xét nghiệm viêm gan B.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về xét nghiệm viêm gan B, những gì cần chuẩn bị trước khi đi xét nghiệm, và đặc biệt giải đáp thắc mắc cho câu hỏi xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không? Cùng theo dõi nhé!

Khi nào cần đi xét nghiệm viêm gan B?

Xét nghiệm hoặc chẩn đoán viêm gan B là phương pháp quan trọng để phát hiện bệnh sớm và đánh giá nguy cơ nhiễm virus gây bệnh. Qua đó, giúp các chuyên gia y tế xác định chính xác tình trạng sức khỏe và theo dõi số lượng virus tăng hay giảm trong cơ thể của người bệnh, nhằm đảm bảo phác đồ điều trị được điều chỉnh dựa trên tình trạng bệnh và đạt hiệu quả tối ưu.

Thông thường triệu chứng của bệnh viêm gan B khá khó nhận biết, và đến nay, chưa có triệu chứng đặc trưng nào được xác định. Vì vậy, việc tự theo dõi tình trạng sức khỏe và thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ rất quan trọng và có ý nghĩa trong việc phát hiện sớm và quản lý bệnh một cách hiệu quả.

Viêm gan B cấp tính thường bắt đầu bằng triệu chứng sốt, thường xuất hiện vào chiều tối, có thể kéo dài và biến đổi từ nhẹ đến nặng. Người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn, ăn kém, hoặc có nguy cơ sụt cân trầm trọng. Các vấn đề về tiêu hóa cũng có thể xuất hiện, gồm cả đầy hơi, khó tiêu, và tiêu chảy. Màu nước tiểu vàng thường là một dấu hiệu rõ của bệnh, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Da và mắt có thể bị vàng, nhưng thường xuất hiện khi bệnh đã trở thành mãn tính. Đau tức ở vùng hạ sườn phải là một triệu chứng đặc trưng, gợi ý về sự ảnh hưởng của bệnh với gan. Trong một số trường hợp, nếu bạn mắc các triệu chứng trên, hãy xem xét việc thực hiện xét nghiệm viêm gan B.

Xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không? 1
Viêm gan B là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ung thư gan

Xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?

Trường hợp không cần nhịn ăn

Hai xét nghiệm phổ biến và quan trọng cho việc kiểm tra viêm gan B là:

  • Xét nghiệm HBsAG: Xét nghiệm này chủ yếu dùng để kiểm tra và chẩn đoán nhiễm virus viêm gan B, đánh giá tình trạng tổng thể của gan. Kết quả dương tính nghĩa là bạn đã nhiễm virus, còn âm tính cho thấy bạn không nhiễm virus.
  • Xét nghiệm anti-HBs: Loại xét nghiệm này cho biết khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus viêm gan B. Kết quả dương tính cho thấy cơ thể đã có miễn dịch với virus, trong trường hợp này không cần tiêm vắc xin. Kết quả âm tính cho thấy cơ thể chưa có miễn dịch, và cần tiêm vắc xin để bảo vệ.

Xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không? Trong 2 xét nghiệm trên, người bệnh không cần nhịn ăn, có thể ăn uống bình thường để đảm bảo sức khỏe, không cần lo ngại kết quả xét nghiệm viêm gan B bị ảnh hưởng. Virus viêm gan B chủ yếu lây truyền qua đường máu và không bị ảnh hưởng bởi việc ăn uống. Trong thực tế, ăn uống bình thường trước xét nghiệm có thể giúp tránh tình trạng tụt huyết áp do đói.

Xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không? 2
Xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?

Trường hợp cần nhịn ăn

Ngoài hai loại xét nghiệm chính ở trên, bác sĩ có thể yêu cầu thêm một số xét nghiệm khác tùy vào triệu chứng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Có thể bao gồm các xét nghiệm như: Sinh thiết gan, đo nồng độ men gan, xét nghiệm kháng thể lõi virus (Anti-HBc), xét nghiệm kháng nguyên vỏ virus (HBeAG), và nhiều loại khác. Đối với những xét nghiệm này, thường cần tuân thủ hướng dẫn từ nhân viên y tế hoặc nhất định phải thực hiện xét nghiệm trước khi ăn để tránh ảnh hưởng đến kết quả.

Ví dụ, khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan để đánh giá hoạt động gan và tổn thương gan, bệnh nhân cần phải nhịn đói khoảng 8 - 12 giờ trước khi xét nghiệm. Thức ăn nhiều dầu mỡ và thức uống chứa cafein (có trong cà phê) hoặc cồn có thể làm sai lệch kết quả. Để siêu âm gan, cần nhịn ăn ít nhất 4 giờ để đảm bảo thức ăn không gây cản trở việc xác định hình ảnh gan.

Trường hợp khác

Khi thực hiện sinh thiết gan, ăn no có thể làm túi mật co bóp, giảm nguy cơ chọc nhầm vào túi mật. Tuy nhiên, để giảm nguy cơ nôn ói sau phẫu thuật, cần để dạ dày trống. Vì vậy, việc nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm sinh thiết cho viêm gan B cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

Xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không? 3
Tùy vào loại xét nghiệm mà người bệnh cần nhịn ăn hoặc không

Cần lưu ý gì trước khi đi xét nghiệm viêm gan B?

Ngoài việc tìm hiểu "xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?", người bệnh cũng cần lưu ý một số điểm sau:

  • Uống đủ nước: Người bệnh có thể uống nước bình thường và thậm chí cần uống nhiều hơn để giúp cơ thể loại bỏ độc tố tốt hơn.
  • Tránh thực phẩm gây hại cho gan: Đối với những thực phẩm gây hại cho gan, bệnh nhân nên kiêng từ 2 đến 3 ngày trước khi lấy mẫu xét nghiệm, đặc biệt là rượu, bia và các thực phẩm cay nóng.
  • Nên xét nghiệm vào buổi sáng: Thời điểm tốt để lấy mẫu xét nghiệm là vào buổi sáng. Nhịn ăn sau một đêm ngủ dài sẽ dễ dàng hơn so với việc kiêng ăn suốt cả ngày, giúp tránh tình trạng kiệt sức do thiếu thức ăn. Hơn nữa, gan hoạt động tốt sau một đêm nghỉ, giúp kết quả xét nghiệm chính xác hơn.

Xét nghiệm viêm gan B có thực sự quan trọng?

Viêm gan B là một bệnh phổ biến hiện nay và có khả năng lây truyền cao. Sự phát hiện sớm của bệnh này đóng vai trò vô cùng quan trọng để có thể điều trị kịp thời. Tuy nhiên, rất ít người thấu hiểu đúng tầm quan trọng của việc xét nghiệm phát hiện virus viêm gan B.

Theo các chuyên gia y tế, xét nghiệm virus viêm gan B là một điều cần thiết và quan trọng đối với mọi người, bất kể có triệu chứng bệnh hay không. Kết quả xét nghiệm giúp phát hiện bệnh kịp thời, từ đó cung cấp phương pháp điều trị hiệu quả.

Với người bệnh, xét nghiệm viêm gan B giúp kiểm soát tình trạng bệnh, đánh giá mức độ tổn thương gan và số lượng virus trong cơ thể. Điều này cho phép các bác sĩ xác định phác đồ điều trị phù hợp và quản lý bệnh tốt nhất.

Còn đối với những người chưa mắc bệnh viêm gan B, việc xét nghiệm và kiểm tra định kỳ giúp phát hiện bệnh sớm, ngay từ khi virus viêm gan B mới bắt đầu xâm nhập cơ thể. Điều này giúp ngăn chặn sự phát triển của viêm gan B sang giai đoạn nghiêm trọng.

Đối với những người chưa biết liệu họ có nhiễm virus viêm gan B hay không, đặc biệt là có một số yếu tố nguy cơ, việc làm xét nghiệm càng sớm càng tốt. Nếu kết quả xét nghiệm viêm gan B âm tính với virus, bạn cần tiêm vắc xin viêm gan B để bảo vệ cơ thể. Người đã được tiêm vắc xin cũng nên làm xét nghiệm anti-HBs mỗi 2 - 3 năm để kiểm tra lượng kháng thể chống virus trong cơ thể.

Tiêm vắc xin viêm gan B đầy đủ và kịp thời giúp cơ thể kích thích sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu, từ đó tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Trung tâm tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng, giá cả cạnh tranh và hệ thống lưu trữ đạt chuẩn GSP. Bạn có thể liên hệ hotline 1800 6928 để được đội ngũ y tế tận tâm sẵn sàng hỗ trợ tư vấn về thông tin vắc xin viêm gan B rõ hơn nhé!

Xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không? 4
Tiêm vắc xin viêm gan B giúp bảo vệ gan và ngăn các biến chứng nghiêm trọng

Trên đây là câu trả lời về thắc mắc liệu việc "xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?". Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về tầm quan trọng của việc xét nghiệm virus viêm gan B, và cung cấp các hướng dẫn cơ bản về việc chuẩn bị trước xét nghiệm. Tuy nhiên, để có thông tin cụ thể và hướng dẫn chi tiết hơn, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế và bác sĩ để chuẩn bị tốt nhất trước khi tiến hành xét nghiệm.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin