Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Xỏ khuyên mũi có để lại sẹo không? Lưu ý khi xỏ khuyên mũi

Ngày 05/12/2023
Kích thước chữ

Xỏ khuyên mũi có để lại sẹo không là một trong những thắc mắc phổ biến khi người ta quyết định thực hiện hình thức nghệ thuật này. Trải qua quá trình xỏ khuyên mũi, việc chọn đúng vị trí, loại khuyên và chăm sóc sau khi xỏ đều ảnh hưởng đến khả năng hình thành sẹo. Bài viết này sẽ tập trung vào việc giải đáp câu hỏi "Xỏ khuyên mũi có để lại sẹo không?", hãy cùng khám phá nhé.

Xỏ khuyên mũi đang là một xu hướng làm đẹp phổ biến trong giới trẻ ngày nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo ngại về việc có để lại sẹo sau khi xỏ khuyên mũi và làm thế nào để tránh các vấn đề không mong muốn. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc xỏ khuyên mũi có để lại sẹo không, bạn nhớ đón đọc nhé.

Xỏ khuyên mũi là gì?

Xỏ khuyên mũi là một phương pháp làm đẹp phổ biến, trước khi nói về vấn đề xỏ khuyên mũi có để lại sẹo không, chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về kỹ thuật này đã nhé. Quá trình này yêu cầu sử dụng một loại kim chuyên dụng để tạo lỗ xỏ trên vùng mũi, tương tự như xỏ khuyên tai nhưng đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao hơn. Tùy thuộc vào vị trí xỏ khuyên, nó có thể được chia thành hai loại chính:

  • Xỏ khuyên ở cánh mũi (Nostril): Vị trí này thường được chọn để xỏ khuyên mũi, thường ở bên phải hoặc bên trái của cánh mũi. Khuyên ở vị trí này thường thể hiện sự cá tính và tinh tế của người đeo.
  • Xỏ khuyên ở vách ngăn mũi (Septum): Đây là vị trí xỏ khuyên thường nằm ở phần thịt giữa hai lỗ mũi, còn được gọi là xỏ khuyên vách ngăn mũi. Loại khuyên này thường mang đến cho người đeo một vẻ ngoài phá cách và mạo hiểm.
Xỏ khuyên mũi có để lại sẹo không? Lưu ý khi xỏ khuyên mũi 1
Xỏ khuyên mũi phổ biến với hai vị trí: Cánh mũi và vách ngăn mũi

Xỏ khuyên mũi có để lại sẹo không? Bao lâu thì lành?

Xỏ khuyên ở bất kỳ vị trí nào cũng có thể gây sẹo, kể cả khi xỏ khuyên mũi, nếu vết thương không được chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên, sử dụng kim xỏ và khuyên mũi chất lượng, cùng việc chăm sóc kỹ lưỡng thường không gây ra sẹo sau quá trình xỏ khuyên.

Nếu bạn lo lắng về việc xỏ khuyên mũi có để lại sẹo không và chưa chắc chắn về cách chăm sóc sau đó, có thể sử dụng các khuyên giả có nam châm thay vì xỏ thực sự. Điều này cho phép bạn đánh giá vị trí phù hợp cho khuyên mũi trước khi quyết định thực hiện xỏ khuyên.

Bạn sẽ cảm thấy hơi đau khi mới xỏ khuyên mũi. Lúc đầu, bạn có thể bị chảy máu, sưng tấy, đau, bầm tím và đỏ trong tối đa 3 tuần.

Đối với vị trí xỏ khuyên ở cánh mũi sẽ lành hoàn toàn sau khoảng 2 đến 4 tháng, còn ở vị trí vách ngăn, thời gian lành là từ khoảng 3 đến 4 tháng.

 Xỏ khuyên mũi có để lại sẹo không? Lưu ý khi xỏ khuyên mũi 2
Xỏ khuyên mũi có để lại sẹo không?

Rủi ro khi xỏ khuyên mũi

Xỏ khuyên mũi có thể đem lại nhiều rủi ro. Mũi được xem là một trong những vùng tam giác nguy hiểm trên khuôn mặt. Đây là khu vực giữa lông mày và môi trên. Tĩnh mạch ở khu vực này được kết nối với khoang xoang. Do đó, bất kỳ thủ thuật nào tại ví trí này đều có thể gây ra:

  • Nhiễm trùng: Vi khuẩn nằm bên trong mũi có thể gây nhiễm trùng. Và các loại virus như HIV, viêm gan B hoặc C hoặc uốn ván từ thiết bị khử trùng kém có thể xâm nhập vào máu của bạn.
  • Chảy máu: Xỏ khuyên vách ngăn có thể chảy máu nhiều hơn cánh mũi. Chưa kể là có thể hình thành khối máu tụ, vết bầm sưng tấy bị nhiễm trùng hoặc làm biến dạng khuôn mặt.
  • Dị ứng: Bạn có thể bị dị ứng với chất liệu của khuyên.
  • Tổn thương thần kinh: Xỏ lỗ mũi có thể làm tổn thương dây thần kinh và gây tê hoặc đau.
  • Sẹo: Sẹo lồi - khối mô sẹo dạng sợi có thể hình thành.
Xỏ khuyên mũi có để lại sẹo không? Lưu ý khi xỏ khuyên mũi 3
Xỏ khuyên mũi bị nhiễm trùng, sưng viêm là điều có thể xảy ra

Những hoạt động bạn nên tạm dừng sau khi xỏ khuyên mũi

Sau khi xỏ khuyên mũi, có một số hoạt động nên tạm dừng để tránh tình trạng viêm nhiễm và tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình lành mũi:

  • Bơi lội: Mặc dù việc tắm sau khi xỏ khuyên mũi là hoàn toàn bình thường nhưng bạn nên tránh đi bơi ở biển, hồ bơi hoặc hồ trong ít nhất hai tuần.
  • Trang điểm: Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, bạn không nên trang điểm trong ít nhất một đến hai tháng sau khi xỏ khuyên mũi. Nếu bạn thực sự cần trang điểm, hãy nhớ trang điểm cách xa chỗ xỏ khuyên.
  • Chơi các môn thể thao tiếp xúc: Sau khi xỏ khuyên mũi, bạn nên tránh chơi bất kỳ môn thể thao nào có thể khiến ai đó hoặc vật gì đó vướng vào lỗ xỏ khuyên của bạn trong ít nhất một tháng.
  • Hỉ hoặc gãi mũi: Mặc dù hầu như không thể ngừng gãi hoặc xì mũi hoàn toàn nhưng chúng tôi khuyên bạn nên hết sức cẩn thận trong những tuần sau khi xỏ khuyên. Một khoảnh khắc mất tập trung có thể khiến bạn vô tình rút chiếc khuyên ra ngoài.

Những lưu ý cần tránh khi xỏ khuyên mũi

Để tránh sẹo và các biến chứng khi xỏ khuyên mũi, có một số lưu ý quan trọng bạn cần biết:

  • Lựa chọn cơ sở xỏ khuyên uy tín: Tránh xỏ khuyên tại nhà hoặc ở những nơi không đảm bảo chất lượng.
  • Chọn loại khuyên phù hợp với vị trí xỏ và làm từ các chất liệu như thép không gỉ, titan, vàng hoặc bạc để giảm nguy cơ dị ứng hoặc nhiễm trùng.
  • Chờ đến khi da mũi khỏe mạnh hoàn toàn trước khi xỏ khuyên để tránh viêm nhiễm.
  • Khử trùng kim xỏ khuyên trước khi sử dụng và tránh sử dụng súng bấm khuyên để đảm bảo vệ sinh.
  • Vệ sinh lỗ xỏ khuyên thường xuyên bằng cách rửa tay sạch trước khi chạm vào và ngâm lỗ xỏ khuyên trong nước muối.
  • Tránh các chất gây kích ứng và hạn chế tiếp xúc với chúng để ngăn ngừa dị ứng, kích ứng và nhiễm trùng.

Hẳn là bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc xỏ khuyên mũi có để lại sẹo không rồi đúng chứ? Thực tế, xỏ khuyên mũi có thể để lại sẹo, do đó hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định thực hiện xỏ khuyên bạn nhé. 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin