Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xuất huyết dưới da ở trẻ em là tình trạng mà chắc hẳn ông bố bà mẹ nào cũng gặp ít nhất một lần trong suốt quá trình chăm sóc con cái. Vậy để biết nguyên nhân và một số thông tin về tình trạng xuất huyết dưới da ở trẻ, đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Xuất huyết dưới da ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến hiện nay do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, nhiễm trùng máu, thiếu vitamin,… Việc nắm những thông tin cần thiết về triệu chứng này sẽ giúp bố mẹ và gia đình nhận biết được bệnh và cần phải làm gì khi trẻ mắc phải.
Xuất huyết dưới da là tình trạng trên da xuất hiện các nốt đỏ, vết bầm hoặc các vết tụ máu mà mắt thường dễ dàng nhìn thấy. Thông thường, màu tuần hoàn bên trong lòng mạch máu. Vì nguyên nhân nào đó tác động khiến cho mạch máu bị vỡ, đứt hoặc do tính thấm thành mạch khi đó các thành phần của máu sẽ thoát ra ngoài thành mạch. Do đó, chúng ta mới dễ dàng nhận thấy các vết xuất huyết dưới da.
Ở trẻ sơ sinh, tình trạng này vẫn có thể xảy ra, và đây là một trong những dấu hiệu để cha mẹ phát hiện con có vấn đề cần được kiểm tra và chẩn đoán bởi bác sĩ.
Đối với những trẻ từ 2 - 9 tuổi thì tình trạng xuất huyết dưới da càng phổ biến vì chủ yếu do chấn thương trong chơi đùa. Tuy nhiên, bố mẹ không nên chủ quan mà đưa con đến bệnh viện/cơ sở y tế nhằm phát hiện sớm nguyên nhân để có cách điều trị phù hợp.
Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu mà cha mẹ cần lưu ý ở con trẻ:
Tình trạng này thường có biểu hiện ở 2 dạng:
Các nốt xuất huyết trên da có kích thước là những đốm tròn nhỏ từ dưới 3mm hoặc lớn hơn từ 3 - 10mm. Màu sắc của các đốm xuất huyết là đỏ, nâu hoặc tím dễ dàng nhìn thấy trên bề mặt da. Triệu chứng này làm các bậc cha mẹ rất dễ nhầm lẫn với tình trạng phát ban.
Dưới da của trẻ xuất hiện mảng lớn bầm tím hoặc xanh đen. Những mảng này có kích thước lớn hơn 10mm. Có sự đổi màu ở vết bầm do do các mạch máu bị vỡ, làm rò rỉ máu vào các mô bị thương.
Để bố mẹ nhận biết được dấu hiệu xuất huyết dưới da thì hãy thử ấn tay vào vùng da nổi đốm hay mảng bầm tím đó. Đối với làn da bình thường, khi dùng tay ấn vào, vùng da sẽ có màu nhợt nhạt và khi thả tay ra thì màu da sẽ trở lại hồng đỏ. Còn đối với tình trạng xuất huyết dưới da, ngay cả khi ấn vào thì vùng da đó cũng không nhạt đi.
Những vị trí thường xuất hiện vết bầm do xuất huyết ở tứ chi, mặt, đầu, thân mình và cẳng chân thường gặp ở bệnh lý tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu.
Nếu thấy trẻ xuất huyết dưới da đi kèm với các triệu chứng bên dưới, thì bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện/cơ sở y tế kiểm tra ngay lập tức:
Dựa vào tình trạng và triệu chứng ở mỗi trẻ mà có biện pháp xử lý và cách điều trị khác nhau. Điều quan trọng là khi thấy con xuất hiện triệu chứng thì bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Một số trường hợp xuất huyết dưới da sẽ tự lành, cho nên mẹ không cần quá lo lắng. Điều cần thiết là nên theo dõi tình trạng và sức khỏe của trẻ xem các nốt xuất huyết có đổi màu hay đi kèm với những triệu chứng khác không. Các mẹ cũng nên xem xét, tìm hiểu nguyên nhân do đâu mà trẻ bị xuất huyết dưới da, đôi khi có thể là do chấn thương, va đập, do dị ứng hay sử dụng một số loại thuốc nào đó. Nếu bệnh mang tính chất nhẹ, thì các đốm xuất huyết sẽ tự mờ dần.
Nếu xuất huyết do chấn thương, thì bố mẹ có thể thực hiện theo các cách sau để giảm đau, giảm bầm và xuất huyết:
Tuy nhiên, nếu triệu chứng sưng đau, bầm không giảm trong vòng 7 - 10 ngày, thì nên đưa bé đi kiểm tra để tránh tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Đối với một số trẻ bị xuất huyết dưới da do bệnh lý tiểu cầu, thì các mẹ nên chú ý hơn về thay đổi khẩu phần và dinh dưỡng cho con để đảm bảo đủ dưỡng chất. Để chắc chắn thành phần dinh dưỡng phù hợp và đáp ứng yêu cầu cơ thể trẻ, mẹ có thể tham vấn ý kiến bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để biết trẻ đang thiếu gì, cần bổ sung gì và nên ăn những thực phẩm nào.
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe và phòng chống bệnh, tăng sức đề kháng. Đối với trẻ em cũng vậy, nguồn dưỡng chất đầy đủ là chìa khóa giúp các bé tăng cải thiện hệ miễn dịch, hạn chế mắc bệnh, đặc biệt là những bệnh liên quan đến xuất huyết.
Nhóm chất dinh dưỡng mà mẹ nên bổ sung cho trẻ để tăng cường sức khỏe và phòng chống xuất huyết là nhóm vitamin A, K, acid folic, vitamin C, thực phẩm tươi sống,...
Ngoài ra, các mẹ nên bổ sung cho trẻ đa dạng thực phẩm, và các thực phẩm tươi sống để đáp ứng giá trị dinh dưỡng rất cao, giúp ngăn ngừa xuất huyết dưới da ở trẻ em.
Hy vọng những thông tin trong bài viết giúp cha mẹ hiểu hơn về tình trạng xuất huyết dưới da ở trẻ em và chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên, các thông tin ở mức độ tham khảo, nên dù là lý do gì thì cha mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám để được kiểm tra kỹ lưỡng.
Thy Võ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.