Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách chăm sóc trẻ em mắc bệnh rối loạn đông máu

Ngày 20/11/2020
Kích thước chữ

Máu khó đông còn được gọi là bệnh Hemophilia (bệnh loãng máu) khiến khó cầm máu hơn bình thường, dễ dẫn đến chảy máu quá mức. Rối loạn đông máu khiến khoảng 20% trẻ em bị tàn tật, vì thế chúng ta cần biết cách chăm sóc cho bé đúng cách tại nhà.

Tỷ lệ mắc bệnh máu khó đông ở trẻ em mới sinh là 1/10.000, thường gặp ở những bé trai. Trẻ em mắc bệnh này hoàn toàn có thể sống như người bình thường nếu được điều trị sớm và chăm sóc đúng cách.

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Cách chăm sóc trẻ em mắc bệnh rối loạn đông máu 1Cách chăm sóc trẻ em mắc bệnh rối loạn đông máu

Hiện nay, bệnh rối loạn đông máu chưa có phương pháp điều trị nào dứt điểm bởi đây là bệnh có tính di truyền, chúng ta chỉ có thể khắc phục và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh bằng cách tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ như: 

  • Không được tự ý cho trẻ dùng aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) khi không có chỉ định của bác sĩ. Nhiều mẹ thường cho trẻ dùng những loại thuốc này khi trẻ cần giảm đau hay hạ sốt, tuy nhiên chúng sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu và khiến cho tình trạng bệnh của con thêm nặng hơn.
  • Vệ sinh răng miệng đầy đủ để hạn chế tối đa nguy cơ nhổ răng bởi có thể gây chảy máu nhiều.
  • Khi sử dụng thuốc hỗ trợ cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về thời điểm chích ngừa phù hợp.

Tạo chế độ ăn lành mạnh giúp tăng đề kháng 

Ăn nhiều những thực phẩm giàu chất sắt

Bệnh rối loạn đông máu sẽ khiến trẻ dễ bị mất máu và suy giảm tiểu cầu, vì thế mẹ nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều chất sắt để tăng cường quá trình phục hồi máu. Những loại thức ăn có chứa nhiều chất sắt như những loại thịt có màu đỏ, gan và các loại nội tạng, các loại đậu như đậu đỏ, đậu Hà Lan và đậu lăng, đậu nành. Chúng là nguồn cung cấp protein, chất xơ, chất béo tốt, vitamin và khoáng chất, cùng với chất chống oxy hóa giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và giúp hình thành huyết sắc tố trong cơ thể. 

Bổ sung đầy đủ những thực phẩm giàu canxi 

Những loại rau lá xanh đậm rất giàu canxi như rau bina, cải xoăn, củ cải, súp lơ xanh, xà lách, đậu phụ, hạt anh túc, vừng, cần tây, phô mai và những loại trái cây như cam, bưởi, nho... Lượng vitamin C trong những loại thực phẩm này giúp hỗ trợ hình thành tiểu cầu và hỗ trợ đông máu, cũng như ngăn ngừa vết thương chảy máu nhiều.

Ngoài ra, sắt được hấp thụ tốt hơn khi cơ thể có đầy đủ lượng canxi cần thiết. Tuy nhiên mẹ cũng cần chú ý khi sử dụng những loại sữa bổ sung canxi, nên dùng những sản phẩm sữa ít béo và không nên dùng quá nhiều vì có thể gây dư thừa.

Uống đủ nước

Trẻ em bị rối loạn đông máu cần phải uống nước đầy đủ để giúp hoạt động hiệu quả. Uống khoảng 2-3l nước mỗi ngày giúp cơ thể tràn đầy năng lượng và giúp hệ tuần hoàn, tiêu hóa và mọi hoạt động tốt hơn, giảm thiểu những khó chịu do mất máu nhiều. Ngoài sử dụng nước lọc thì mẹ cũng có thể cho trẻ dùng thêm những loại nước trái cây hoặc nước ép rau củ để cung cấp nguồn vitamin A, C, K và folate và bổ sung những dưỡng chất cho cơ thể.

Trẻ em mắc bệnh rối loạn đông máu Hemophilia nếu không được điều trị sẽ khó sống quá 13 tuổi, tuy nhiên nếu được chăm sóc đúng cách có thể có cuộc sống như người bình thường.

Chú ý trong quá trình vận động của trẻ

Cách chăm sóc trẻ em mắc bệnh rối loạn đông máu 2Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động ngoài trời nhưng cần có đồ bảo hộ

Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, thể thao nhưng hãy hướng dẫn bé tự chăm sóc bản thân, tránh bị mất máu. Tránh những hoạt động có thể gây bầm máu hay xuất huyết như leo trèo, đạp xe đạp. Mẹ chỉ nên cho trẻ vận động nhẹ nhàng và nhắc nhở con cẩn thận khi chơi đùa để hạn chế nguy cơ té ngã, lộn nhào gây chảy máu.

Trong những trường hợp bé cần vận động nhiều nhiều mẹ nên cho bé đeo đồ bảo hộ an toàn và đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi và bổ sung dinh dưỡng phù hợp nhằm tăng cường đề kháng. Nên đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng và giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh những truyền nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ.

Nếu như trẻ không may bị ngã chảy máu thì mẹ nên thực hiện những biện pháp cầm máu, ổn định các chức năng cơ thể và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện đủ điều kiện điều trị.

Đưa trẻ đến ngay bác sĩ nếu xuất hiện những biến chứng nguy hiểm sau

Cách chăm sóc trẻ em mắc bệnh rối loạn đông máu 3Nếu mẹ thấy trẻ chảy máu cam không ngừng ngay lập tức thông báo cho bác sĩ 
  • Xuất hiện những chấn thương không cầm máu được gây mất máu quá nhiều.
  • Xuất hiện các vết bầm với kích thước lớn hoặc sâu hơn bình thường.
  • Ưa chảy máu cam thậm chí xuất hiện nhiều máu trong nước tiểu và phân .
  • Đau bụng, nôn ra máu.

Một trong số những biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn đông máu là chảy máu trong não với những biểu hiện như biến dạng khớp, teo cơ… Xuất huyết nội tạng hoặc xuất huyết não có thể dẫn đến tử vong.

Trong quá trình trẻ điều trị bệnh rối loạn đông máu, nếu mẹ thấy xuất hiện những dấu hiệu kể trên cần ngay lập tức thông báo cho bác sĩ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:máu khó đông