Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Các loại thuốc tan máu bầm hiệu quả hiện nay là gì? Lưu ý khi sử dụng thuốc

Ngày 06/12/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Máu tụ dưới da là tình trạng thường gặp phải trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như sau thủ thuật, phẫu thuật. Hẳn nhiều bạn thắc mắc các loại thuốc tan máu bầm phổ biến và hiệu quả hiện nay được sử dụng là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Xuất huyết dưới da hay máu bầm tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây mất thẩm mỹ cũng như là dấu hiệu báo hiệu nguy cơ về sức khỏe. Vết máu tụ có thể hình thành sau va đập, thủ thuật, cũng có thể xuất hiện tự nhiên và tái diễn nhiều lần. Vậy thuốc tan máu bầm hiệu quả nhất hiện nay là gì?

Nguyên nhân gây máu bầm

Máu bầm là biểu hiện chấn thương da thường gặp phải trong sinh hoạt hàng ngày. Vết bầm gây ra do các mạch máu dưới da bị vỡ khiến hồng cầu thoát khỏi lòng mạch và tích tụ dưới mô tổn thương.

Tùy theo thời gian, vết bầm sẽ chuyển dần từ màu đỏ sang tím, tới xanh, vàng và cuối cùng là giai đoạn tan máu bầm. Vết bầm có thể xuất hiện do va đập trong sinh hoạt hàng ngày, một số loại thuốc và bệnh nền có thể khiến tình trạng này xuất hiện thường xuyên hơn.

Bệnh đái tháo đường gây máu bầm

Người mắc bệnh tiểu đường dễ gặp phải các tình trạng sức khỏe khác, trong đó có tình trạng bầm tím rải rác trên da. Các vết bầm có thể xuất hiện do va đập hoặc xuất hiện tự nhiên không kèm chấn thương, lặp lại nhiều lần.

Nguyên nhân bởi vì lượng đường trong máu người bệnh cao khiến dòng máu khó lưu thông, thành mạch máu yếu dần và dễ bị vỡ gây xuất huyết dưới da, tạo máu bầm.

Thuốc điều trị

Một số loại thuốc điều trị khi sử dụng có thể làm giảm khả năng đông máu cũng như gây suy yếu lòng mạch. Thuốc thường được sử dụng đó là thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc giảm đau, thuốc corticosteroid…

Các loại thuốc trên sẽ tác động tới thành mạch, đồng thời ức chế yếu tố đông máu trong cơ thể. Nếu sử dụng trong thời gian dài, thuốc có thể gây nên các vết máu bầm trên cơ thể.

Thiếu vi chất, vitamin

Máu bầm có thể gặp phải ở người bị thiếu hụt vitamin C. Vitamin C có vai trò quan trọng trong quá trình lành vết thương và tổng hợp sợi collagen. Ngoài ra, vitamin K và vitamin B12 tham gia cầm máu và tạo máu. Thiếu hụt nhóm vitamin này, vết thương mạch máu sẽ khó liền, biểu hiện bởi các vết bầm tím trên da.

Các thuốc tan máu bầm hiệu quả nhất hiện nay là gì? Lưu ý khi sử dụng thuốc 1 Thiếu vitamin khiến máu bầm dễ hình thành

Nguyên nhân khác gây máu bầm

Ngoài các nguyên nhân kể trên, một số nguyên nhân thường gặp như:

  • Lão hóa: Quá trình lão hóa tác động tới quá trình lành vết thương, người già thường có những vết bầm tím chỉ sau những va chạm nhẹ.
  • Vận động quá sức: Vận động mạnh trong thời gian dài có thể khiến mạch máu bị vỡ, tuần hoàn ứ trệ gây bầm tím dưới da.
  • Rối loạn nội tiết: Trong thời kỳ mang thai hoặc giai đoạn mãn kinh, cơ thể phụ nữ thường bị mất cân bằng nội tiết tố. Điều này có thể ảnh hưởng tới quá trình tạo tiểu cầu và yếu tố đông máu, từ đó gây máu bầm.

Cách tan máu bầm không cần dùng thuốc

Các vết máu bầm gây ra bởi nguyên nhân cơ học như va chạm thường sẽ tự khỏi nhanh chóng. Tuy nhiên, máu bầm có thể gây mất thẩm mỹ và khiến bạn khó chịu. Nếu vậy, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây giúp máu bầm tan nhanh hơn.

  • Chườm đá lạnh tại vị trí vết bầm trong 10 - 15 phút. Chườm lạnh khoảng 3 lần/ngày giúp giảm sưng, tan bầm. Sau 2 đến 3 ngày, bạn nên kết hợp chườm ấm để tăng lưu lượng tuần hoàn máu, giúp máu bầm mau tan.
  • Kê cao vùng da bị tổn thương giúp tuần hoàn lưu thông, giảm bầm và sưng nề.
  • Massage nhẹ nhàng vùng bị tổn thương và vùng da xung quanh thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông.
Các thuốc tan máu bầm hiệu quả nhất hiện nay là gì? Lưu ý khi sử dụng thuốc 2 Chườm lạnh giúp làm giảm tình trạng sưng nề, bầm tím

Các loại thuốc tan máu bầm hiệu quả

Thuốc Alpha Choay làm tan máu bầm

Thuốc Alpha Choay với hoạt chất chính là Alpha Chymotrypsin có chức năng như enzym thủy phân chọn lọc liên kết peptit trong chuỗi protein. Alpha Choay có công dụng làm giảm sưng nề, chống viêm, đồng thời làm tan vết máu bầm, tiêu cục máu đông tại chỗ.

Thuốc thường được bào chế dưới hai dạng là viên uống và viên ngậm dưới lưỡi. Thuốc được sử dụng phổ biến với hiệu quả vượt trội. Bằng đường uống, hoạt chất Alpha Chymotrypsin sẽ tác động sâu bên trong, giúp tan cục máu bầm nhanh chóng hơn so với dạng kem bôi ngoài da.

Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc như: Buồn nôn, tiêu chảy, mẩn ngứa…

Ngoài ra, cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Trẻ em dưới 3 tuổi nếu sử dụng thuốc cần sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Các thuốc tan máu bầm hiệu quả nhất hiện nay là gì? Lưu ý khi sử dụng thuốc 3 Thuốc tan máu bầm phổ biến là Alpha Choay

Thuốc OP.Zen

Thuốc OP.Zen có thành phần chính là Cao tô mộc có tác dụng hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máu, giảm sưng nề và ứ huyết. Chính vì vậy, thuốc có tác dụng tốt trong việc tan vết xuất huyết dưới da do chấn thương hay vận động mạnh.

Thuốc còn giúp giảm sưng, giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã ghi nhận công dụng chống viêm rất tốt của thuốc, cũng như đặc tính ức chế khối u nhờ thành phần tô mộc.

Nhờ dịch chiết etyl axetat của cây tô mộc với ba thành phần hoạt động chính là brasilin, sappanchalcone và butein chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư khi quan sát trong ống nghiệm.

Ngoài ra, thành phần thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên nên vô cùng an toàn và ít gây tình trạng mẫn cảm, kích ứng cũng như ít gây phản ứng không mong muốn. Ngược lại, vì hoạt chất chính của thuốc có nguồn gốc thực vật nên người bệnh cần sử dụng trong thời gian dài để thấy được hiệu quả điều trị.

Lưu ý thuốc chống chỉ định sử dụng với phụ nữ có thai vì thành phần tô mộc đã ghi nhận làm tăng nguy cơ sảy thai.

Lưu ý khi sử dụng thuốc thuốc tan máu bầm

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

  • Điều trị đủ và đúng liều theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Để thuốc xa tầm tay của trẻ em.
  • Khi sử dụng quá liều thuốc, cần báo với bác sĩ điều trị.
  • Khi quên một liều thuốc, uống theo liều lượng bình thường trong lần tiếp theo, không tự ý tăng liều điều trị.
Các thuốc tan máu bầm hiệu quả nhất hiện nay là gì? Lưu ý khi sử dụng thuốc 4 Sử dụng thuốc theo sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ

Lưu ý khi bảo quản thuốc:

  • Để thuốc ở vị trí thoáng khí, tránh ẩm mốc và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
  • Tuân thủ chỉ dẫn bảo quản và hướng dẫn sử dụng.
  • Không sử dụng thuốc khi đã quá hạn sử dụng hoặc khi thuốc có dấu hiệu hỏng, đổi màu hoặc móp méo.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị cũng như tư vấn từ bác sĩ, dược sĩ.

Trên đây là bài viết của Nhà thuốc Long Châu về các loại thuốc tan máu bầm. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Các loại thuốc làm tan máu tụ, xuất huyết dưới da thường được sử dụng rộng rãi, ít gây kích ứng cũng như ít gây tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 3 tuổi.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin