Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tụ máu dưới da nguyên nhân do đâu?

Ngày 04/04/2023
Kích thước chữ

Tụ máu dưới da là một trong số những dấu hiệu cho thấy da hoặc sức khỏe của bạn đang gặp phải vấn đề nào đó cần được chăm sóc, kiểm tra và điều trị đúng cách. Vậy tụ máu dưới da nguyên nhân do đâu, cùng tìm hiểu nhé!

Tụ máu dưới da là một trong những dấu hiệu cho thấy làn da hoặc sức khỏe của bạn đang gặp phải vấn đề nào đó cần được chăm sóc, kiểm tra và điều trị đúng cách. Nguyên nhân gây tụ máu dưới da là gì? Nếu bạn còn băn khoăn về câu hỏi này, hãy cùng tìm câu trả lời nhé!

Tụ máu dưới da là gì?

Tụ máu dưới da là tình trạng thành mao mạch bị tổn thương khiến máu chảy vào mô xung quanh nhưng không liên tục, chỉ tạo thành vết bầm xanh hoặc tím.

Vết bầm dưới da có thể gây kích ứng và viêm, tùy thuộc vào vị trí và kích thước của vết bầm. Một số dấu hiệu của tình trạng tụ máu dưới da, cụ thể:

  • Sưng đỏ (bầm xanh, bầm tím).
  • Cảm giác đau nhức.
  • Ấm, hơi nóng.

Ngoài ra, bạn có thể gặp các dấu hiệu khác không được đề cập. Nhưng hãy lưu ý rằng có không ít trường hợp trên da xuất hiện những vết bầm tím không rõ nguyên nhân (đặc biệt là vùng da mỏng như da đùi, bắp tay,...). Họ không bị va đập, không tập thể dục mạnh, không sử dụng ma túy và thậm chí sau khi ngủ dậy đã thấy sự xuất hiện của các vết bầm tím. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan.

Tụ máu dưới da nguyên nhân do đâu? 1
Tụ máu dưới da là tình trạng thành mao mạch bị tổn thương

Nguyên nhân gây tụ máu dưới da

Chấn thương thể thao, tai nạn lao động, xe cộ hoặc bất kỳ một tác động về mặt vật lý nào cũng có thể là nguyên nhân gây tụ máu dưới da. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khác làm tăng khả năng bị tụ máu dưới da. Cụ thể:

Thiếu chất dinh dưỡng

Việc thiếu một số loại vitamin mà cơ thể bạn cần có thể gây ra vết bầm tím. Các vitamin bị thiếu bao gồm:

  • Vitamin B12: Nhóm vitamin này rất cần thiết trong quá trình sản xuất hồng cầu.
  • Vitamin K: Đóng vai trò tổng hợp các yếu tố đông máu.
  • Vitamin C: Thúc đẩy sản xuất tế bào máu.
  • Vitamin P: Góp phần tạo ra collagen, giúp tăng độ dày của các mao mạch và tránh áp lực của dòng máu.

Khi cơ thể thiếu hụt các loại vitamin này, các mạch máu trở nên yếu, dễ vỡ và gây ra những vết bầm tím.

Sử thuốc gây tác động đến máu

Sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc ảnh hưởng đến máu cũng có thể gây bầm tím, đây là nguyên nhân gây tụ máu dưới da. Các loại thuốc gây ra điều này có thể kể đến như: thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc điều trị hen suyễn,….

Vì vậy, trong quá trình sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, nếu phát hiện trên cơ thể xuất hiện những vết tụ máu dưới da bất thường, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều chỉnh và xử lý kịp thời.

Mắc các bệnh lý về máu

Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy những người không may mắc các bệnh về máu như ung thư máu, giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu sẽ có nguy cơ mắc bệnh tụ máu dưới da. Các triệu chứng điển hình đi kèm bao gồm sưng chân, chảy máu chân răng, chảy máu cam hoặc các mao mạch trên cơ thể bị lộ rõ. Khi nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng trên, bạn cần đi khám ngay để có thể tiến hành can thiệp kịp thời.

Sự mất cân bằng nội tiết tố

Mất cân bằng nội tiết tố đã được xác định là một trong những nguyên nhân gây tụ máu dưới da ở phụ nữ. Sau khi bước vào thời kỳ mãn kinh, cơ thể phụ nữ sẽ có những thay đổi nhất định, rối loạn do thiếu hụt nội tiết tố estrogen sẽ khiến cho các mạch máu bị suy yếu. Theo thời gian, hệ thống mao mạch yếu đi và mất tính đàn hồi, dẫn đến da thường xuyên bị bầm tím, đặc biệt là ở chân.

Người mắc bệnh tiểu đường

Sự xuất hiện của tụ máu dưới da có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Vì bệnh có xu hướng ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình lưu thông máu. Bên cạnh vết bầm tím, bệnh nhân còn gặp các triệu chứng khác như mệt mỏi, giảm thị lực và thường xuyên khát nước.

Ngoài những nguyên nhân trên, tụ máu dưới da còn có thể do các yếu tố khác gây ra như: Tác dụng phụ của thuốc chống đông máu, cơ thể mắc bệnh truyền nhiễm, trường hợp tụ máu dưới màng đệm ở phụ nữ mang thai…

Tụ máu dưới da nguyên nhân do đâu? 2
Mắc các bệnh lý về máu cũng là một trong những nguyên nhân gây tụ máu dưới da

Làm thế nào để giảm đau do tụ máu dưới da?

Khi bị tụ máu dưới da, không thể làm cho máu tụ mất đi nhanh chóng (ngoại trừ phẫu thuật dẫn lưu) mà chỉ có thể hạn chế chảy máu thêm, giảm đau và giảm viêm. Một số phương pháp giảm đau hoặc giảm bầm tím do tụ máu dưới da như sau:

  • Nghỉ ngơi và tránh cử động vùng tổn thương trong 24 - 72 giờ sau khi bị thương, điều này có thể làm giảm tình trạng chảy máu thêm, giảm đau và sưng, đồng thời thúc đẩy quá trình tự làm lành vết thương ở mao mạch.
  • Chườm đá ngay sau khi bị thương và trong vòng 48 giờ sau đó, thực hiện nhiều lần trong ngày, mỗi lần 20 phút. Nhiệt độ lạnh sẽ làm co mạch máu, ngăn chảy máu, giảm đau và sưng. Khi chườm lạnh, dùng khăn hoặc túi chườm quấn đá, lót tấm vải mỏng lên vùng tổn thương, không để đá trực tiếp lên da làm tăng nguy cơ bỏng lạnh.
  • Sau 48 giờ tổn thương, nếu tổn thương không cải thiện, dùng khăn ấm hoặc đệm điện để chườm nóng. Nhiệt làm giãn mạch máu, tăng tuần hoàn tại chỗ, làm tan máu tụ.
  • Dùng băng ép có đàn hồi quấn lên khối máu tụ dưới da để giảm sưng và đau. Băng ép trên tổn thương tổn thương trong ít nhất 2 - 7 ngày và đảm bảo kỹ thuật quấn chặt nhưng không ảnh hưởng đến lưu thông tuần hoàn.
  • Nâng cao chi bị tổn thương sao cho trên mức tim để giúp giảm sưng và đau.
  • Nguyên nhân tụ máu có thể được điều trị bằng các loại thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, diclofenac,…
  • Nếu khối máu tụ ngày càng sưng to và lan rộng, gây ra tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng, đau nhức nhiều và chèn ép tuần hoàn, thì cần được thăm khám và dẫn máu tụ ra ngoài.
Tụ máu dưới da nguyên nhân do đâu? 3
Chườm đá để giảm đau do tụ máu dưới da

Trên đây là những chia sẻ của Nhà Thuốc Long Châu về tụ máu dưới da. Có nhiều nguyên nhân gây tụ máu dưới da, vì thế nếu bạn thấy cơ thể xuất hiện các vết bầm tím không cải thiện hoặc kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm khác, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị khi cần thiết.

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin