Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Viêm họng do liên cầu khuẩn: Dấu hiệu nhận biết và các biến chứng nguy hiểm

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm họng do liên cầu khuẩn tương đối nguy hiểm nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Bởi nguyên nhân dẫn đến bệnh là vi khuẩn Streptococcus pyogenes có khả năng tạo thành biến chứng ở nhiều cơ quan khác nhau. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và làm thế nào để điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn hiệu quả? Bạn có thể tham khảo bài viết sau đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Viêm họng do liên cầu khuẩn là gì? 

Viêm họng do liên cầu khuẩn (Streptococcus) là một bệnh nhiễm trùng ở cổ họng do vi khuẩn gây ra. So với viêm họng do virus, viêm họng do liên cầu khuẩn thường có triệu chứng nặng hơn.

Viêm họng liên cầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là lứa tuổi từ 5 – 15. Loại vi khuẩn này dễ dàng lây lan qua hệ hô hấp khi bạn tiếp xúc với chất dịch hắt hơi, sổ mũi của người mang mầm bệnh hoặc thông qua ăn uống chung.

Người bệnh khi bị viêm họng liên cầu cần điều trị ít nhất 10 ngày. Nếu không kịp thời chữa trị, bệnh có thể lan ra nhiều bộ phận trên cơ thể và gây nhiều biến chứng khó lường.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm họng do liên cầu khuẩn

Mức độ nghiêm trọng của viêm họng do liên cầu khuẩn khác nhau ở mỗi người. Chúng thường phát triển trong vòng 5 ngày kể từ khi tiếp xúc với vi khuẩn liên cầu. Một số người gặp các triệu chứng nhẹ, như đau họng. Những người khác có các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm sốt và khó nuốt.

Các triệu chứng phổ biến của viêm họng do liên cầu khuẩn bao gồm:

  • Sốt đột ngột, sốt cao từ 38oC trở lên;
  • Ho khan, ho có đờm;
  • Có hạch nổi ở cổ họng;
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ;
  • Đau đầu, ớn lạnh;
  • Thấy các mảng đỏ và đốm trắng ở cổ họng;
  • Khó nuốt, đau khi nuốt nước bọt hoặc ăn uống;
  • Phát ban.

Các triệu chứng viêm họng do liên cầu khuẩn hiếm gặp hơn, bao gồm:

  • Đau bụng;
  • Buồn nôn;
  • Nôn mửa.

Trẻ em có nhiều khả năng gặp các triệu chứng ít phổ biến hơn.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn

Viêm họng do liên cầu khuẩn có mức độ nguy hiểm hơn rất nhiều so với các thể viêm họng khác. Nếu không chữa trị kịp thời người bệnh có thể gặp phải những biến chứng như:

  • Nhiễm trùng lan rộng: Liên cầu khuẩn lây lan đến nhiều vị trí trên cơ thể và gây ra những biến chứng như: Bệnh thấp tim, bệnh Osler, bệnh viêm thận hay bệnh viêm hạch mủ,…
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp và gây bệnh viêm tai, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tấy quanh amidan, viêm phế quản,…
  • Nhiễm trùng huyết: Nhiễm trùng huyết là biến chứng rất nguy hiểm và người bệnh cần được điều trị kịp thời để khôngnguy hiểm đến tính mạng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn:

  • Sốt cao hơn 38 độ và kéo dài liên tục trong 2 ngày;
  • Đau họng kèm phát ban ngoài da;
  • Khó thở, khó nuốt chảy nước miếng;
  • Nước tiểu sậm màu sau 1 tuần nhiễm bệnh;
  • Điều trị tại nhà hơn 1 tuần không thấy có dấu hiệu cải thiện.

Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

>>> Klacid - Cốm pha hỗn dịch dành cho trẻ em điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm tai giữa cấp, viêm họng do liên cầu khuẩn, viêm phế quản, viêm phổi,... Xem ngay!

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến viêm họng do liên cầu khuẩn

Nguyên nhân của viêm họng do liên cầu khuẩn là do nhiễm vi khuẩn liên cầu. Đặc biệt là liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải viêm họng do liên cầu khuẩn?

  • Trẻ nhỏ từ 5 - 15 tuổi;
  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch;
  • Người sống trong môi trường bị ô nhiễm;
  • Người có cơ địa dễ bị dị ứng;
  • Người luôn phải giao tiếp nhiều.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm họng do liên cầu khuẩn

Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm họng do liên cầu khuẩn: 

  • Trẻ từ 5 - 15 tuổi;
  • Tiếp xúc với người mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp;
  • Hệ miễn dịch suy giảm;
  • Sinh sống trong điều kiện môi trường ô nhiễm;
  • Thời tiết thay đổi, không giữ ấm cơ thể;
  • Hít phải khí độc, hóa chất hay uống rượu, sử dụng thuốc lá trong một khoảng thời gian dài.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm họng do liên cầu khuẩn

Nếu bạn gặp phải triệu chứng viêm họng do liên cầu khuẩn. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về những triệu chứng đang gặp phải, kiểm tra thăm khám lâm sàng và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm. Những xét nghiệm thường thấy như:

  • Xét nghiệm dịch từ cổ họng để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh.
  • Xét nghiệm kháng nguyên: Xét nghiệm nhanh chóng trên các mẫu thử để phát hiện vi khuẩn. 

Kết quả xét nghiệm, chẩn đoán là cơ sở để bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó hướng dẫn, chỉ định điều trị hợp lý, tốt nhất cho người bệnh.

Phương pháp điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn hiệu quả

Vì viêm họng liên cầu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nên bác sĩ thường kê kháng sinh để điều trị. Những loại thuốc này ức chế sự lây lan của vi khuẩn và nhiễm trùng.

  • Đối với bệnh viêm họng liên cầu ở trẻ nhỏ: Trong đơn thuốc thường có sự xuất hiện của amoxicillin dạng viên vì tương đối tác dụng nhanh và dễ uống.
  • Đối với người lớn: Sử dụng penicillin dạng tiêm hoặc uống.
  • Trong trường hợp người bệnh bị dị ứng với penicillin, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh khác: Cephalexin (uống), cefadroxil (uống), clindamycin (uống), clarithromycin (uống), azithromycin (uống).

Việc lựa chọn kháng sinh còn phụ thuộc vào vấn đề kháng thuốc của vi khuẩn.

Một số thuốc điều trị triệu chứng như thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau,… được dùng bên cạnh bên cạnh việc dùng thuốc kháng sinh giúp người bệnh thoải mái hơn, dễ chịu hơn:

Không được dùng aspirin cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên do hội chứng Reye, một bệnh có khả năng đe dọa tính mạng. Hãy cẩn thận với acetaminophen. Uống liều lớn, có thể gây ra vấn đề về gan. 

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm họng do liên cầu khuẩn

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị;
  • Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi, súc miệng;
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng;
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị;
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Uống nhiều nước.
  • Nên ăn những thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch như rau xanh và trái cây, chú ý bổ sung chất đạm, chất béo lành mạnh, không tạo gánh nặng cho cơ thể (thịt nạc, thịt bò, cá hồi, cá ngừ, trứng, sữa…).
  • Kiêng ăn những thực phẩm kích thích đến cổ họng như đồ chua cay hoặc đồ sống, tái chín, chứa arginine (socola) giúp vi sinh phát triển.

Phương pháp phòng ngừa viêm họng do liên cầu khuẩn hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Chế độ sinh hoạt, làm việc khoa học, tập thể dục để có sức đề kháng tốt.
  • Hạn chế tiếp xúc bụi bẩn, khí thải, vi khuẩn, khói thuốc lá.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng họng.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu.
  • Thường xuyên vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ.
  • Khi trời lạnh cần phải giữ ấm cơ thể.
  • Rửa tay kỹ và thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi hắt hơi hoặc ho.
  • Tránh dùng chung thức ăn, ly uống nước hoặc dụng cụ.
  • Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh.
Nguồn tham khảo
  1. https://www.healthline.com/health/strep-throat#treatment

  2. https://www.webmd.com/

  3. https://www.msdmanuals.com/

Các bệnh liên quan

  1. Papilloma thanh quản

  2. Điếc

  3. Nấm tai

  4. Xốp xơ tai

  5. Viêm xoang mạn tính

  6. Sổ mũi

  7. Thủng màng nhĩ

  8. Viêm amidan xơ teo

  9. Viêm thanh quản

  10. Viêm mũi vận mạch