Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Hô hấp/
  4. Hen suyễn

Bệnh hen suyễn: Triệu chứng. nguyên nhân và cách phòng bệnh

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Hoàng Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ với hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong điều trị Nội khoa và Cấp cứu tổng hợp. Từng đảm nhiệm vai trò Trưởng phòng Kế hoạch và điều trị tại khoa Nội và khoa Cấp cứu, bác sĩ luôn không ngừng nâng cao chuyên môn và cống hiến cho sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Hen suyễn, hay hen phế quản, là một bệnh hô hấp mạn tính đặc trưng bởi viêm đường dẫn khí, gây ra các triệu chứng như thở khò khè, khó thở, và ho. Điều trị bao gồm dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng và tránh các tác nhân gây cơn hen

Nội dung chính

Tìm hiểu chung hen suyễn

Hen suyễn là tình trạng đường thở bị thu hẹp, sưng lên và có thể tăng tiết chất nhầy. Điều này có thể gây khó thở và gây ho, phát ra tiếng rít (thở khò khè) khi bạn thở ra và khó thở.

Bệnh hen suyễn có thể gây phiền toái với một số người nhưng lại là một vấn đề lớn cản trở các hoạt động hàng ngày và có thể dẫn đến cơn hen suyễn đe dọa tính mạng đối với những người khác.

Hen suyễn không thể chữa khỏi, nhưng có thể kiểm soát các triệu chứng. Vì bệnh hen suyễn thường thay đổi theo thời gian, cần phải thăm khám với bác sĩ để theo dõi các dấu hiệu, triệu chứng và điều chỉnh phương pháp điều trị khi cần thiết.

Chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh, thăm khám sức khỏe và xét nghiệm chức năng phổi. Điều trị bằng cách kiểm soát các yếu tố khởi phát bệnh và thuốc, phổ biến nhất là các thuốc chủ vận beta-2 dạng hít và corticosteroid dạng hít. Tiên lượng bệnh thường tốt nếu được điều trị.

Triệu chứng hen suyễn

Những dấu hiệu và triệu chứng của Hen suyễn

Các triệu chứng hen suyễn khác nhau ở mỗi người. Bệnh nhân có thể lên cơn hen suyễn không thường xuyên, chỉ có triệu chứng vào những thời điểm nhất định, chẳng hạn như khi tập thể dục hoặc có triệu chứng mọi lúc.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hen suyễn bao gồm:

Khó thở;

Tức ngực hoặc đau.

Thở khò khè khi thở ra, là dấu hiệu phổ biến của bệnh hen suyễn ở trẻ em.

Khó ngủ do khó thở, ho hoặc thở khò khè.

Các cơn ho hoặc thở khò khè trở nên tồi tệ hơn do virus đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm.

Các dấu hiệu cho thấy bệnh hen suyễn đang trở nên tồi tệ hơn bao gồm:

Các dấu hiệu và triệu chứng hen suyễn thường xuyên hơn và khó chịu hơn.

Khó thở tăng khi kiểm tra chức năng phổi bằng máy đo lưu lượng đỉnh.

Nhu cầu sử dụng thuốc giãn phế nhanh dạng hít thường xuyên hơn.

Đối với một số người, các dấu hiệu và triệu chứng hen suyễn bùng phát trong một số tình huống nhất định:

Bệnh hen suyễn do tập thể dục, có thể nặng hơn khi không khí lạnh và khô.

Bệnh hen suyễn nghề nghiệp, do các chất kích thích tại nơi làm việc như khói hóa chất, khí hoặc bụi gây ra.

Bệnh hen suyễn do dị ứng, kích hoạt bởi các chất trong không khí, chẳng hạn như phấn hoa, bào tử nấm mốc, chất thải của gián hoặc các mảnh da, lông và nước bọt của vật nuôi.

Tác động của Hen suyễn đối với sức khỏe

Hen suyễn tái phát thường xuyên gây ho kéo dài vào ban đêm khiến cho người bệnh mất ngủ và dẫn đến mệt mỏi vào ban ngày. Các triệu chứng của hen gây căng thẳng, lo âu, bệnh nhân dễ bị trầm cảm, dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi, cản trở sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Ở trẻ mắc hen suyễn, cơn hen cũng thường xuất hiện vào ban đêm khiến trẻ không ngủ được, gây mệt mỏi, uể oải. Trẻ không thể vui chơi, chạy nhảy bình thường như các bạn đồng trang lứa, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển về tinh thần và thể chất. Hơn nữa, bệnh nhi cũng có thể thường xuyên phải nghỉ học, nhập viện hoặc đi cấp cứu vì khó thở, ảnh hưởng đến chất lượng quá trình học tập.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Hen suyễn

Hen suyễn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là dẫn đến tử vong (mặc dù tỉ lệ khá thấp). Nếu không được phát hiện sớm và kịp thời điều trị, hen phế quản có thể gây ra các biến chứng bao gồm: Khí phế thũng, tâm phế mạn tính, suy hô hấp, xẹp phổi, ngừng hô hấp kèm tổn thương não, tràn khí màng phổi…

Đối với phụ nữ mang thai, hen suyễn là một bệnh lý đặc biệt nguy hiểm. Nguy cơ khởi phát cơn hen cao nhất ở đối tượng này là vào tuần thứ 24 - 36 trong thai kỳ. Nếu mắc hen suyễn, sản phụ dễ gặp phải biến chứng xuất huyết âm đạo, sản giật, sinh non… Ngoài ra, trẻ sơ sinh có mẹ bị hen suyễn cũng nhẹ cân hơn so với những đứa trẻ khác.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân hen suyễn

Nguyên nhân dẫn đến Hen suyễn

Thuốc lá

Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại có thể gây kích ứng đường thở khi tiếp xúc trực tiếp đối với cả người hút và những người xung quanh, làm tăng tần suất khởi phát cơn hen cũng như mức độ nghiêm trọng (tuy nhiên thuốc lá không gây ra hen suyễn). Người mẹ hút thuốc lá khi mang thai có nguy cơ sinh con mắc bệnh hen suyễn cao hơn những người bình thường.

Ô nhiễm không khí

Không khí bị ô nhiễm chính là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh hen suyễn. Ngoài ra, sulfur dioxide trong khói bụi có thể gây kích ứng đường thở và khởi phát cơn hen.

Nghề nghiệp

Những nghề nghiệp có nguy cơ cao mắc phải bệnh hen suyễn bao gồm: nhân viên vệ sinh, giáo viên, công nhân làm việc nhà máy, người chăm sóc động vật, nông dân do thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây hại (như bụi phấn, lông động vật, thuốc trừ sâu, bụi công nghiệp, chất tẩy rửa...). Ngoài ra, môi trường làm việc ẩm ướt hoặc có nhiệt độ cao cũng gây khởi phát hoặc làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Thay đổi thời tiết đột ngột

Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều có thể ảnh hưởng đến cơ thể và gây ra các triệu chứng hen suyễn.

Dị ứng

Các tác nhân gây dị ứng như nấm mốc, bụi bẩn, mạt nhà, phấn hoa… có thể kích hoạt các cơn hen suyễn. Tình trạng dị ứng của cơ thể cũng có thể làm bệnh hen suyễn trầm trọng hơn, ví dụ như viêm mũi dị ứng làm tăng nguy cơ bị hen suyễn.

Nhiễm trùng hô hấp

Nhiễm trùng xoang, cảm sốt hay cúm đều có thể gây ra hen suyễn. Ở trẻ em dưới 6 tuổi, virus gây bệnh đường hô hấp trên là một trong những nguyên nhân gây hen suyễn phổ biến nhất.

Chia sẻ:

Kiểm tra mức độ phụ thuộc bình xịt cắt cơn của bị bệnh hen

Những tình trạng khò khè, khó thở khi cơn hen tái phát, bình xịt cắt cơn là thứ không thể thiếu với người bệnh hen. Hãy kiểm tra mức độ phụ thuộc bình xịt cắt cơn qua 6 câu hỏi sau đây nhé!

Hỏi đáp (0 bình luận)