Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tắc sữa: Tình trạng thường gặp của phụ nữ cho con bú và cách khắc phục

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tắc sữa là hiện tượng xảy ra khi có sự cản trở lưu lượng dòng chảy của sữa trong hệ thống ống dẫn sữa hoặc núm vú. Đây là tình trạng thường gặp ở những người phụ nữ sau sinh cho con bú. Tình trạng tắc sữa hay xảy ra trong khoảng thời gian từ sáu đến tám tuần đầu sau khi sinh em bé.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Tắc sữa là gì? 

Tắc sữa là hiện tượng một phần lượng sữa bị hao hụt ở lại phía trong bầu ngực tại đường ống dẫn sữa. Tình trạng tắc sữa tuy không quá gây nguy hiểm đến tính mạng người phụ nữ nhưng có thể dẫn đến tăng áp lực trong ống dẫn sữa làm bà mẹ khó chịu, sưng đau ở vú và có thể tác động đến kế hoạch nuôi con bằng sữa mẹ.

Khi tắc tia sữa có thể có khả năng cao người mẹ sẽ nuôi con bằng sữa ngoài. Ngoài ra, nếu người mẹ chủ quan không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ về lâu dài như gây ra một số bệnh lý áp xe vú, viêm tuyến vú, u xơ tuyến vú. 

Vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng tắc tia sữa, người mẹ nên lập tức xử lý tận gốc, tránh trường hợp gây ra các bệnh viêm nhiễm, áp xe vú về sau. Để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, mẹ cần nên thăm khám và điều trị ở các cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín. 

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của tắc sữa

Một vài biểu hiện tắc tia sữa thường gặp ở phụ nữ sau sinh có thể bao gồm:

  • Một hoặc hai bên vú cảm thấy đau sưng, căng tức ở vị trí cụ thể trong bầu ngực và có xu hướng gia tăng.

  • Bề mặt bầu ngực trở nên gồ ghề do xuất hiện một khối u sưng mềm ở vú.

  • Lượng sữa tiết ra khi cho con bú chảy rất chậm và ít, thậm chí không tiết ra sữa dù mẹ đã cố gắng vắt sữa. 

  • Khi chạm vào bầu vú có cảm giác nóng ran và có vài nốt sần nhỏ quanh vú. 

  • Trong một số trường hợp đặc biệt có thể dẫn đến sốt cao, nhức đầu có thể là trường hợp nhiễm trùng vú nghiêm trọng cần đi khám bác sĩ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường trường hợp tắc sữa ở dạng nhẹ có thể không cần phải đi khám bác sĩ, có thể do vấn đề tư thế cho bé bú không đúng. Tuy nhiên, đối với các trường hợp nghiêm trọng, đặc biệt liên quan đến nhiễm trùng vú bạn nên đi thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt nhất:

  • Vú trở nên đau dữ dội.

  • Bầu ngực trở nên sưng đỏ, cảm giác căng tức.

  • Cơ thể trở nên sốt cao, đau đầu, mệt mỏi...

  • Sữa bị tắc kéo dài hơn ba ngày liên tục vẫn chưa có triệu chứng thuyên giảm.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến tắc sữa

Một số nguyên nhân thường gặp của các trường hợp tắc tia sữa như sau:

Mẹ không cho trẻ bú đúng lúc, không vắt sữa thường xuyên, sẽ khiến sữa bị tồn đọng ở bầu ngực dễ dẫn đến tình trạng tắc tia sữa sau một thời gian.

Phụ nữ sau sinh thường bị tình trạng stress, căng thẳng sau sinh sẽ làm giảm việc kích thích tuyến sữa hoạt động, giảm lượng hormone oxytocin. Điều này có thể khiến cho tuyến sữa tạm ngừng sản xuất lượng sữa cần thiết cho bé.

Khi tình trạng lượng sữa mẹ quá nhiều mà mẹ không kịp vắt hết lượng sữa tồn đọng trong vú cũng dễ khiến ứ đọng làm tắc tia sữa. 

Tư thế cho bé bú không phù hợp có thể trẻ không bú hết dẫn đến lượng sữa tồn đọng nhiều dễ gây viêm tắc tia dẫn sữa.

Việc vệ sinh đầu vú khi cho bé bú không sạch sẽ nên vi khuẩn dễ xâm nhập khiến vú bị nhiễm khuẩn dẫn đến tình trạng tia sữa bị sưng viêm. 

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải tắc sữa?

Một số đối tượng phụ nữ sau sinh dễ có nguy cơ bị tắc sữa cao hơn phụ nữ bình thường: 

  • Phụ nữ sau sinh có cơ địa dễ bị tắc sữa.

  • Phụ nữ sau sinh căng thẳng, mệt mỏi, thiếu máu và hệ thống miễn dịch suy yếu.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tắc sữa

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tắc sữa, bao gồm:

  • Khi mẹ cho con bú không hút hết sữa dễ tạo điều kiện để sữa bị ứ đọng và làm tăng khả năng tắc tia dẫn sữa.

  • Bé bú không hết lượng sữa mẹ tiết ra trong một lần bú. 

  • Bầu vú bị đau cản trở việc cho con bú thường xuyên, dễ bị tắc ống dẫn sữa hơn.

  • Dinh dưỡng của người mẹ không phù hợp với trẻ.

  • Lịch trình cho con bú không đều đặn, các buổi cho con bú thường ngắn hoặc bỏ qua.

  • Áp lực lên bầu vú do tư thế cho con bú không thoải mái, mặc quần áo bó sát hoặc áo ngực có gọng.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tắc sữa

Mẹ nên cần chú ý theo dõi tình trạng vú của mình xem có gì bất thường không? Việc bạn có thể phát hiện ra các dấu hiệu bất thường sớm sẽ giúp việc điều trị hiệu quả và tốt hơn.

Bạn cần chú ý các đặc điểm: Sưng, đau, nóng ở vú và cơ thể. Khi đến thăm khám bác sĩ thường sẽ hỏi bạn các dấu hiệu bạn phát hiện và siêu âm để giúp chẩn đoán vùng vú bị sưng tắc. 

Phương pháp điều trị tắc sữa hiệu quả

Một số phương pháp thông dụng nhưng khá hiệu quả để giúp lưu thông tia sữa như sau: 

Đầu tiên cần vắt sữa triệt để sau khi cho con bú để sữa không bị tồn đọng trong ống dẫn sữa tránh tình trạng bị tắc sữa. Bạn có thể vắt sữa bằng tay hoặc nhờ sự hỗ trợ từ máy hút sữa. 

Đối với trường hợp bị viêm nhiễm khuẩn hoặc áp xe mưng mủ ở bầu vú thì cần điều trị bằng kháng sinh toàn thân, có thể kết hợp với tháo mủ để hiệu quả điều trị tốt nhất. Trong trường hợp này mẹ nên tránh cho bé bú bên vú bị nhiễm khuẩn vì dễ lây lan vi khuẩn sang bé.

Nếu bầu vú vừa bị tắc sữa vừa bị cục u co cứng thì mẹ nên cho bé bú nhiều lần kết hợp hút sữa ra ngoài để tránh tình trạng bị tồn đọng sữa nằm sâu trong bầu vú. Ngoài ra bạn cũng cần massage day bầu ngực theo hình vòng tròn nhiều lần kết hợp chườm ấm bầu ngực giúp cải thiện tình trạng tắc tia sữa. 

Nếu bạn đã thử rất nhiều cách nhưng vẫn không cảm thấy hiệu quả mà tình trạng tắc tia sữa ngày càng trầm trọng hơn thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả tránh để lại các biến chứng nguy hiểm về sau.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của tắc sữa

Chế độ sinh hoạt:

Bạn cần thăm khám theo lịch định kỳ để theo dõi tình trạng tắc tia sữa của mình để bác sĩ điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp nếu tình trạng tắc tia sữa chưa có dấu hiệu cải thiện.

Bạn cần cho con bú thường xuyên theo lịch trình tránh tình trạng sữa bị tồn đọng. Tần suất cho trẻ sơ sinh bú phù hợp có thể dao động từ 8 đến 12 lần bú trong một ngày. Mỗi lần cho trẻ sơ sinh bú hút cạn sữa mẹ có thể tầm 20 đến 30 phút. Do đó, mẹ cần phải thật kiên nhẫn khi cho trẻ bú vì khi trẻ hút cạn sữa mẹ ở từng bên vú đủ mới tốt cho cả mẹ và bé. 

Bạn có thể tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia để giúp bạn có thêm kiến thức và kỹ năng cho con bú đúng cách và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.

Chế độ dinh dưỡng:

Khi tắc sữa mẹ cần uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt hữu hiệu đối với mẹ bầu bị viêm sốt cần bổ sung lượng bị hao hụt. 

Lá đinh lăng từ xa xưa được dân gian xem là bài thuốc quý để điều trị tình trạng tắc tia sữa. 

Bí đỏ là thực phẩm bổ dưỡng nhiều khoáng chất rất tốt trong việc hỗ trợ tình trạng viêm tắc tia sữa. 

Phương pháp phòng ngừa tắc sữa hiệu quả

Để phòng ngừa tắc sữa hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Bạn cần mặc áo ngực phù hợp khi cho con bú để tránh tình trạng áo ngực quá chật làm ảnh hưởng đến sự lưu thông sữa trong tuyến vú. Ngoài ra, cần lựa chọn tư thế thoải mái tránh tạo sức nặng đè lên bầu vú của mẹ. 

Bổ sung Lecithin là chất được xem là có tác dụng giảm độ keo nhớt của sữa giúp thông tình trạng tắc ống dẫn sữa. 

Theo nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng men vi sinh chứa các thành phần như Lactobacillus salivarius, Lactobacillus fermentum có thể giúp phòng ngừa tình trạng viêm vú dẫn đến tắc tia sữa.

Nguồn tham khảo

1. Mayoclinic.healthsystem.com: https://www.mayoclinichealthsystem.org/

2. Medicalnewstoday.com: https://www.medicalnewstoday.com/

Các bệnh liên quan

  1. Ống phúc tinh mạc

  2. Hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp

  3. Mất nước

  4. Khô khớp

  5. Hạ đường huyết tiểu đường

  6. Rong kinh tiền mãn kinh

  7. Phù bạch huyết cánh tay

  8. Bí tiểu

  9. Viêm khớp chậu

  10. Mất ngủ sau sinh