Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Betaxolol hạ huyết áp chẹn thụ thể beta

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nội dung chính

Mô tả

Tên thuốc gốc (Hoạt chất)

Betaxolol

Loại thuốc

Thuốc chẹn giao cảm beta. Thuốc hạ huyết áp. Thuốc chẹn beta1-adrenergic chọn lọc.

Dạng thuốc và hàm lượng

  • Dạng uống: Viên nén bao phim 10 mg và 20 mg betaxolol hydroclorid.
  • Dạng nhỏ mắt: Dung dịch 0,5% betaxolol hydroclorid (5 ml, 10 ml, 15 ml), kèm benzalkonium clorid và dinatri edetat; hỗn dịch 0,25% betaxolol hydroclorid (5 ml, 10 ml, 15 ml) kèm benzalkonium.

Chỉ định

  • Tăng huyết áp (có thể dùng riêng hay phối hợp với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác như nhóm lợi tiểu thiazid).
  • Dự phòng cơn đau thắt ngực do gắng sức.
  • Nhỏ mắt để điều trị glaucoma mạn góc mở và tăng áp lực mắt.

Dược lực học

Betaxolol là một thuốc chẹn beta1-adrenergic chọn lọc mạnh nhất hiện có. Thuốc không có hoạt tính thực chất giống thần kinh giao cảm, không có tác dụng ổn định màng (gây tê).

Với liều thấp, betaxolol ức chế cạnh tranh trên các thụ thể beta1-adrenergic ở tim, ít tác dụng trên thụ thể beta2-adrenergic ở cơ trơn mạch máu và phế quản.

Khi dùng ở liều cao, tính chọn lọc của betaxolol giảm, thuốc ức chế cạnh tranh cả thụ thể beta1 và beta2 adrenergic.

Betaxolol có tác dụng trong điều trị đau thắt ngực vì thuốc làm giảm tần số tim, huyết áp, lực co bóp cơ tim và làm giảm công của tim nên làm giãn cơ tim tiêu thụ oxy, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành và cải thiện tưới máu cơ tim.

Cơ chế chống tăng huyết áp của betaxolol là do hiệu suất tim giảm, hoạt tính adrenergic giảm và ức chế giải phóng renin.

Tác dụng trên mắt:

  • Betaxolol chủ yếu được dùng để điều trị glaucoma tại chỗ.
  • Betaxolol làm hạ nhãn áp trên người mắc hoặc không mắc glaucoma, thuốc không ảnh hưởng tới kích thước đồng tử và điều tiết của mắt.
  • Sau khi nhỏ betaxolol, nhãn áp trung bình giảm khoảng 20 - 35% so với ban đầu.

Cơ chế tác dụng của thuốc chưa rõ ràng, thuốc làm giảm tạo thành thủy dịch có thể do ức chế nồng độ AMP vòng (adenosin monophosphat vòng) tăng trong thể cơ mi do catecholamin nội sinh kích thích và tiếp theo là giảm tạo thành thủy dịch.

Động lực học

Betaxolol chọn lọc ngăn chặn sự kích thích catecholamine của thụ thể beta (1) -adrenergic trong tim và cơ trơn mạch máu.

Điều này dẫn đến việc giảm nhịp tim, cung lượng tim, huyết áp tâm thu và tâm trương, và có thể phản xạ hạ huyết áp thế đứng.

Betaxolol cũng có thể ngăn chặn một cách cạnh tranh các phản ứng beta (2) -adrenergic trong các cơ trơn phế quản và mạch máu, gây co thắt phế quản.

Trao đổi chất

Hấp thu

Betaxolol được hấp thu hoàn toàn qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng đường uống khoảng 90%.

Tác dụng ức chế beta giao cảm và hạ huyết áp xuất hiện sau khi uống thuốc 3 - 6 giờ và kéo dài trên 24 giờ.

Tác dụng ức chế beta giao cảm và hạ huyết áp xuất hiện sau khi uống thuốc 3 - 6 giờ và kéo dài trên 24 giờ.

Thuốc có tác dụng hạ nhãn áp sau khi nhỏ mắt dung dịch 0,5% hoặc hỗn dịch 0,25% 30 phút đến 1 giờ, đạt tối đa trong vòng 2 giờ và duy trì được khoảng 12 giờ hoặc lâu hơn.

Phân bố

Thuốc gắn với protein huyết tương khoảng 45 - 60%, chủ yếu là với albumin. Thuốc qua được nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ.

Chuyển hóa và thải trừ

Thuốc qua được nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ.

Thời gian bán thải trong huyết tương của betaxolol trung bình 15 giờ ở người khỏe mạnh, người tăng huyết áp và kéo dài hơn ở người suy gan, thận và người cao tuổi.

Thuốc thải trừ 80 - 90% qua nước tiểu (16% dưới dạng chưa chuyển hóa), 1 - 3% qua phân, trong vòng 7 ngày. Betaxolol bị loại bỏ không đáng kể khi thẩm phân máu hay thẩm phân màng bụng.

Độc tính

LD 50 s uống là 350 đến 400 mg betaxolol / kg ở chuột và 860 đến 980 mg/kg ở chuột.

Các triệu chứng dự đoán của quá liều bao gồm nhịp tim chậm, suy tim sung huyết, hạ huyết áp, co thắt phế quản và hạ đường huyết.

Tương tác thuốc

Dùng đồng thời betaxolol với một số thuốc ức chế acetylcholinesterase, aminoquinolein, các thuốc gây mê (cyclopropan, halothan, enfluran, isofluran, methoxyfluran), các thuốc hạ huyết áp như thuốc chẹn kênh calci (verapamil, diltiazem), clonidin, diazoxid, reserpin; amiodaron, nitroglycerin, cimetidin, phenytoin, propafenon, propoxyphen, prostacyclin có thể làm tăng tác dụng ức chế tim và hạ huyết áp.

Tác dụng của betaxolol có thể bị giảm khi dùng đồng thời với methylphenidat, các thuốc chống viêm không steroid, thuốc ngủ loại barbiturat, rifamycin, yohimbin.

Betaxolol làm giảm tác dụng của các thuốc chủ vận beta2-adrenergic, theophylin khi dùng đồng thời.

Betaxolol làm tăng tác dụng của thuốc chẹn alpha hoặc beta (trực tiếp) amifostin, phenothiazin, glycosid trợ tim, insulin, lidocain, methacholin khi dùng phối hợp.

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với thuốc hoặc các thành phần của thuốc.
  • Tiền sử co thắt phế quản hoặc hen, các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng.
  • Bệnh suy nút xoang (bao gồm cả block xoang - nhĩ).
  • Nhịp tim chậm (dưới 45-50 lần/phút), block nhĩ thất độ II và độ III, sốc tim, suy tim mất bù hoặc suy tim chưa kiểm soát được. Sốc tim.
  • Cơn đau thắt ngực Prinzmetal (dạng đơn thuần và liệu pháp 1 thuốc).
  • U tế bào ưa crôm (chưa điều trị).
  • Hội chứng Raynaud và bệnh động mạch ngoại vi nặng.

Liều lượng & cách dùng

Người lớn

Dạng uống:

Điều trị tăng huyết áp và dự phòng cơn đau thắt ngực:

  • 5 - 10 mg/ngày, uống 1 lần trong ngày.
  • Sau 7 - 14 ngày, nếu thấy cần thiết liều có thể tăng lên 20 mg/ngày. Liều tối đa 40 mg/ngày.

Dạng nhỏ mắt:

Điều trị glaucoma góc mở hoặc tăng áp lực mắt:

  • Liều khuyến cáo dùng 1 - 2 giọt dung dịch betaxolol 0,5% hoặc hỗn dịch betaxolol 0,25% vào mắt bị bệnh, 2 lần/ngày.

Trẻ em

Dạng uống:

Điều trị tăng huyết áp và dự phòng cơn đau thắt ngực:

  • Liều chưa được xác định.

Dạng nhỏ mắt:

Điều trị glaucoma góc mở hoặc tăng áp lực mắt:

  • 1 giọt hỗn dịch betaxolol 0,25% vào mắt bị bệnh, 2 lần/ngày.

An toàn và hiệu quả ở trẻ em chưa được thiết lập. Không khuyến khích sử dụng ở trẻ em.

Đối tượng khác

Dạng uống:

Điều trị tăng huyết áp và dự phòng cơn đau thắt ngực:

  • Người cao tuổi: Liều khởi đầu 5 mg/ngày.
  • Người bệnh suy thận (đang thẩm phân máu): Khởi đầu 5 mg, một lần/ngày, tăng dần liều mỗi lần tăng 5 mg cách nhau 2 tuần cho tới liều tối đa 20 mg/ngày, nếu thấy cần thiết. Liều tối đa 20 mg/ngày.

Dạng nhỏ mắt:

Điều trị glaucoma góc mở hoặc tăng áp lực mắt:

  • Tương tự với liều người lớn, không cần hiệu chỉnh liều ở các đối tượng đặc biệt.

Chú ý:

  • Dạng thuốc hỗn dịch phải lắc kỹ trước khi dùng.
  • Cần theo dõi nhãn áp ở các thời điểm khác nhau trong ngày. Đánh giá kết quả sau 1 tháng điều trị.

Tác dụng phụ

Thường gặp

Mệt mỏi, mất ngủ, tim đập chậm, đau ngực, đánh trống ngực, khó thở, viêm họng, buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy

Lạnh các đầu chi, kháng thể kháng nhân dương tính (5%) rất ít có biểu hiện lâm sàng.

Ít gặp và hiếm gặp

Các phản ứng dị ứng da và quá mẫn với thuốc.

Chảy mồ hôi, tiểu tiện khó, sốt, chuột rút, ảo giác.

Tác dụng không mong muốn khi dùng nhỏ mắt:

Các dạng thuốc nhỏ mắt của betaxolol có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn tại chỗ, hay gặp là khó chịu và đau ở vùng mắt, ngứa, chảy nước mắt.

Các ADR hiếm gặp là: Nhìn mờ, khô mắt, viêm giác mạc dạng chấm, sợ ánh sáng, cứng mi, giảm thị lực. Thuốc cũng có thể gây phản ứng dị ứng và phù nề.

Lưu ý

Lưu ý chung

  • Người huyết áp thấp, tiền sử có sốc phản vệ.
  • Người suy tim, block tim. Phải ngừng dùng thuốc ngay khi có dấu hiệu suy tim.
  • Người có nhịp chậm (50 - 55 lần/phút), nghẽn nhĩ thất độ I. Người bị hạn chế chức năng hô hấp phải thận trọng khi dùng betaxolol để điều trị glaucoma.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Thuốc có thể che lấp các dấu hiệu hạ glucose huyết ở người đái tháo đường, nhiễm độc giáp, làm yếu cơ (giống nhược cơ).
  • Người cao tuổi.
  • Suy thận.
  • Không dùng thuốc nếu mang kính áp tròng.
  • Ngừng điều trị: Không được ngừng đột ngột, đặc biệt đối với người bị bệnh tim thiếu máu cục bộ. Liều lượng phải giảm dần dần, nghĩa là giảm trong 1 - 2 tuần, đồng thời nếu cần, bắt đầu điều trị thay thế, để tránh cơn đau thắt ngực nặng lên.
  • Trong gây mê, thuốc chẹn beta làm giảm tim đập nhanh do phản xạ và làm tăng nguy cơ hạ huyết áp. Tiếp tục điều trị bằng thuốc chẹn beta làm giảm nguy cơ loạn nhịp, thiếu máu cục bộ cơ tim và các đợt tăng huyết áp.
  • Cần phải thông báo cho thầy thuốc gây mê biết là người bệnh đang điều trị thuốc chẹn beta.
  • Nếu ngừng điều trị thuốc chẹn beta được coi là cần thiết, ngừng 48 giờ được coi là đủ để làm xuất hiện lại tính nhạy cảm với catecholamin.
  • Trong một số trường hợp, không thể ngừng được điều trị bằng thuốc chẹn beta: Ở người bị suy mạch vành, nên tiếp tục điều trị cho tới khi can thiệp, do nguy cơ ngừng đột ngột thuốc chẹn beta.
  • Trong trường hợp cấp cứu hoặc không thể ngừng thuốc được, người bệnh phải được bảo vệ chống lại tác dụng của thần kinh phế vị bằng một tiền mê đủ atropin, có thể lặp lại nếu cần.
  • Gây mê phải dùng các thuốc ức chế cơ trơn ít nhất nếu có thể và phải bù đủ lượng máu mất trong phẫu thuật; phải chú ý đến sốc phản vệ.

Lưu ý với phụ nữ có thai

  • Cho tới nay, ở người và ở động vật chưa thấy tác dụng gây quái thai được báo cáo. Kết quả các nghiên cứu có kiểm tra cũng không thấy dị dạng khi sinh.
  • Nhưng ở trẻ sơ sinh có mẹ được điều trị, tác dụng chẹn beta kéo dài nhiều ngày sau khi sinh.
  • Tuy tác dụng còn lại này có thể không có hậu quả lâm sàng, nhưng có thể xảy ra suy tim phải nhập viện, tránh truyền dịch vì nguy cơ phù phổi cấp, đã có báo cáo nhịp tim chậm, suy hô hấp, hạ glucose huyết.
  • Do đó cần phải theo dõi cẩn thận trẻ sơ sinh (tần số tim và glucose huyết trong 3 - 5 ngày đầu) ở bệnh viện.
  • Thuốc nhỏ mắt: Chưa có nghiên cứu ở người mang thai.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú

  • Thuốc vào được sữa mẹ, do đó cân nhắc lợi/hại khi dùng thuốc cho người đang nuôi con bú.

Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc

  • Nhìn mờ tạm thời hoặc các rối loạn thị giác khác có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc sử dụng máy móc.
  • Nếu tình trạng mờ mắt xảy ra sau khi nhỏ thuốc, bệnh nhân phải đợi cho đến khi thị lực rõ ràng trước khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Quá liều

Quá liều và độc tính

Chậm nhịp tim, ức chế dẫn truyền, hạ huyết áp, suy tim, sốc tim. Co giật, hôn mê, ức chế hô hấp, co thắt phế quản (không thường xuyên). Trường hợp nặng có thể tử vong.

Cách xử lý khi quá liều Betaxolol

Thải nhanh thuốc ra khỏi cơ thể bằng gây nôn và cho uống than hoạt.

Khi hạ huyết áp nhẹ: Chỉ cần truyền dịch. Nếu huyết áp vẫn tiếp tục hạ dùng glucagon (1 mg) hoặc các thuốc giống giao cảm: Isoprenalin (25 µg) hoặc dobutamin (2,5 - 10 µg/kg/phút).

Nếu nhịp tim chậm có thể điều trị bằng atropin (1 - 2 mg), các thuốc giống giao cảm hoặc dùng máy tạo nhịp.

Khi có co giật, có thể tiêm tĩnh mạch diazepam hoặc lorazepam.

Chú ý:

Khi quá liều thuốc nhỏ mắt, nên rửa mắt với nước ấm.

Nguồn tham khảo