Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Cefotaxime
Loại thuốc
Kháng sinh cephalosporin thế hệ 3
Dạng thuốc và hàm lượng
Cefotaxim là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3, có phổ kháng khuẩn rộng. Tác dụng diệt khuẩn của thuốc là do ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Thuốc gắn vào một hoặc nhiều các protein gắn penicilin (PBP), là các protein tham gia vào thành phần cấu tạo màng tế bào vi khuẩn và do đó ức chế bước cuối cùng của quá trình sinh tổng hợp thành tế bào.
Thuốc được hấp thu rất nhanh sau khi tiêm bắp. Sau khi tiêm bắp 30 phút với liều 500 mg và 1g, nồng độ đỉnh trong huyết tương trung bình tương ứng là khoảng 12 và 20 microgam/ml.
Khoảng 40% thuốc được gắn vào protein huyết tương. Nửa đời của cefotaxim trong huyết tương khoảng 1 giờ và của chất chuyển hóa hoạt tính desacetylcefotaxim khoảng 1,5 giờ
Ở gan, cefotaxim chuyển hóa một phần thành desacetylcefotaxim và các chất chuyển hóa không hoạt tính khác.
Thuốc đào thải chủ yếu qua thận (trong vòng 24 giờ, khoảng 40 - 60% dạng không biến đổi được thấy trong nước tiểu), khoảng 20% đào thải ở dạng chất chuyển hóa desacetyl.
Cephalosporin và colistin (kháng sinh thuộc nhóm polymyxin) có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương thận.
Cefotaxim và penicilin: Người bệnh bị suy thận có thể bị bệnh về não và bị cơn động kinh cục bộ nếu dùng cefotaxim đồng thời azlocilin.
Cefotaxim và các ureido-penicilin (azlocilin hay mezlocilin): Dùng đồng thời các thứ thuốc này sẽ làm giảm độ thanh thải cefotaxim ở người bệnh có chức năng thận bình thường cũng như ở người bệnh bị suy chức năng thận. Phải giảm liều cefotaxim nếu dùng phối hợp các thuốc đó.
Cefotaxim làm tăng tác dụng độc đối với thận của cyclosporin.
Dùng đồng thời aminoglycosid có thể gây tăng nguy cơ độc đối với thận trong quá trình điều trị.
Probenecid làm giảm độ thanh thải efotaxim, do đó làm tăng và kéo dài nồng độ cefotaxim và chất chuyển hóa desacetyl của cefotaxim trong huyết tương.
Hoạt lực của cefotaxim có thể tăng khi dùng đồng thời với các tác nhân gây uric niệu.
Cefotaxim có thể làm giảm hoạt lực của vắc xin thương hàn.
Cefotaxim không tương hợp với các dung dịch kiềm như dung dịch natri bicarbonat. Để pha dung dịch truyền tĩnh mạch phải dùng các dung dịch như natri clorid 0,9%, dextrose 5%, dextrose và natri clorid, ringer lactat hay một dung dịch truyền tĩnh mạch nào có pH từ 5 đến 7.
Tiêm cefotaxim riêng rẽ, không tiêm cùng với aminoglycosid hay metronidazol.
Không được trộn lẫn cefotaxim với các kháng sinh khác trong cùng một bơm tiêm hay cùng một bộ dụng cụ truyền tĩnh mạch.
Chống chỉ định cho người mẫn cảm với cefotaxim hay bất cứ thành phần nào trong công thức điều chế hoặc cephalosporin khác.
Nhiễm khuẩn không biến chứng:
Liều thường dùng là 1 g cách 12 giờ một lần, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
Nhiễm khuẩn từ vừa đến nặng:
Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 1 - 2 g cách 8 giờ một lần.Trường hợp nhiễm khuẩn nặng đe doạ tính mạng có thể dùng 2 g tiêm tĩnh mạch cách nhau 4 giờ một lần. Liều tối đa được khuyến cáo là 12 g/ngày.
Viêm màng não và nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương:
Liều thường dùng: 2 g tiêm tĩnh mạch cách 6 giờ một lần, dùng từ 7 - 21 ngày. Liệu pháp dùng cefotaxim 7 ngày để điều trị viêm màng não không có biến chứng gây bởi các chủng Haemophilus influenzae hoặc Neisseria meningitidis. Dùng tối thiểu 10 - 14 ngày đối với trường hợp viêm màng não có biến chứng hoặc viêm màng não gây nên bởi Streptococcus pneumoniae và dùng tối thiểu 21 ngày đối với viêm màng não do Enterobacteriaceae nhạy cảm như Escherichia coli, Klebsiella.
Điều trị bệnh lậu:
Dùng liều duy nhất 1 g, tiêm bắp. Đối với bệnh lậu lan tỏa: Tiêm tĩnh mạch 1 g cách 8 giờ một lần; tiếp tục dùng cefotaxim trong 24 - 48 giờ sau khi bệnh đã được cải thiện; sau đó có thể chuyển sang uống cefixim hoặc cefpodoxim ít nhất một tuần để bệnh khỏi hoàn toàn.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp:
Đối với trẻ sơ sinh dưới một tuần tuổi là 50 mg/kg cứ 12 giờ một lần, trẻ từ 1 - 4 tuần tuổi dùng 50 mg/kg cách 8 giờ một lần. Trẻ em có trọng lượng bằng hoặc trên 50 kg dùng liều như người lớn, nhưng liều không được quá 12 g/ngày.
Trẻ em từ một tháng tuổi đến 12 tuổi cân nặng dưới 50 kg: Mỗi ngày dùng 50 - 180 mg/kg, chia làm 4 - 6 lần đều nhau. Nhiễm khuẩn nặng có thể dùng liều cao hơn như viêm màng não. Nếu cần thiết thì có thể tăng liều lên tới 200 mg/kg (từ 100 đến 150 mg/kg đối với trẻ sơ sinh).
Viêm màng não và nhiễm khuẩn khác ở hệ thần kinh trung ương:
Trẻ em từ một tháng tuổi đến 12 tuổi cân nặng dưới 50 kg dùng liều cao trong khoảng liều từ 50 -180 mg/kg ngày. Liệu pháp dùng cefotaxim 7 ngày để điều trị viêm màng não không có biến chứng gây bởi các chủng Haemophilus influenzae hoặc Neisseria meningitidis. Dùng 10 -14 ngày đối với trường hợp có biến chứng hoặc viêm màng não gây nên bởi Streptococcus pneumoniae và tối thiểu 21 ngày đối với viêm màng não do Enterobacteriaceae nhạy cảm như Escherichia coli, Klebsiella.
Người bệnh bị suy thận nặng (độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút): Sau liều tấn công ban đầu thì giảm liều đi một nửa nhưng vẫn giữ nguyên số lần dùng thuốc trong một ngày; liều tối đa cho một ngày là 2 g.
Không cần điều chỉnh liều cho người bệnh có chức năng gan suy giảm, trừ khi chức năng thận cùng bị suy giảm hoặc bệnh gan nặng được khuyến cáo điều chỉnh giảm liều.
Phòng nhiễm khuẩn sau mổ: Tiêm 1 g trước khi làm phẫu thuật từ 30 đến 90 phút.
Mổ đẻ: Tiêm 1 g vào tĩnh mạch cho người mẹ ngay sau khi kẹp cuống rau; sau đó 6 và 12 giờ tiêm thêm hai liều nữa vào bắp thịt hoặc tĩnh mạch.
Tiêu chảy, nôn, buồn nôn, viêm ruột kết, viêm tắc tĩnh mạch tại chỗ tiêm, đau và có phản ứng viêm ở chỗ tiêm bắp, ngứa, phát ban.
Giảm bạch cầu ưa eosin hoặc giảm bạch cầu nói chung làm cho test Coombs dương tính
Thay đổi vi khuẩn chí ở ruột, có thể bị bội nhiễm do vi khuẩn kháng thuốc như Pseudomonas aeruginosa, Enterobacter spp...
Sốc phản vệ, các phản ứng quá mẫn cảm.
Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu tan máu.
Viêm kết tràng có màng giả hoặc ỉa chảy do Clostridium difficile.
Tăng bilirubin và các enzym của gan trong huyết tương.
Quá liều và độc tính
Nếu trong khi điều trị hoặc sau điều trị mà người bệnh bị tiêu chảy nặng hoặc kéo dài thì phải nghĩ đến người bệnh có thể bị viêm kết tràng có màng giả, đây là một rối loạn tiêu hóa nặng. Cần phải ngừng cefotaxim và thay thế bằng một kháng sinh có tác dụng lâm sàng trị viêm đại tràng do C. difficile (ví dụ như metronidazol, vancomycin).
Nếu có triệu chứng ngộ độc, cần phải ngừng ngay cefotaxim và đưa người bệnh đến bệnh viện để điều trị.
Cách xử lý khi quá liều
Có thể thẩm tách màng bụng hay lọc máu để làm giảm nồng độ cefotaxim trong máu.
Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Hãy gọi báo cho bác sĩ nếu bỏ lỡ cuộc hẹn để tiêm.
Tên thuốc: Cefotaxime
Ngày cập nhật: 23/7/2021