Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngày nay, việc chăm sóc da bằng các sản phẩm BHA đang rất thịnh hành. Thế nhưng, ít người biết hợp chất quan trọng nhất trong nhóm BHA lại chính là Salicylic acid. Đây là một thành phần vô giá giúp giải quyết nhiều nguyên nhân gây ra mụn, cải thiện hiệu quả cho làn da chị em phụ nữ.
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Acid salicylic.
Loại thuốc
Thuốc tróc lớp sừng da, chống tiết bã nhờn, trị vảy nến; chất ăn da.
Dạng thuốc và hàm lượng
Acid salicylic được dùng tại chỗ dưới dạng đơn trị liệu hoặc kết hợp với thuốc khác (resorcinol, lưu huỳnh) để điều trị:
Acid salicylic có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ khi bôi trên da nên đã được dùng để điều trị tại chỗ một số bệnh da tăng sừng hóa và bong da (viêm da tiết bã nhờn, bệnh vảy nến, gàu, trứng cá, hột cơm, chai gan bàn chân…) tùy nồng độ thuốc. Ở nồng độ thấp, thuốc có tác dụng tạo sừng (điều chỉnh quá trình sừng hóa bất thường); ở nồng độ cao (≥ 1%), thuốc có tác dụng làm tróc lớp sừng.
Acid salicylic làm mềm và phá hủy lớp sừng bằng cách tăng hydrate hóa nội sinh (tăng nồng độ của nước), có thể do làm giảm pH, làm cho lớp biểu mô bị sừng hóa phồng lên, sau đó bong tróc ra. Khi bôi quá nhiều, thuốc có thể gây hoại tử da bình thường. Ở nồng độ cao (ví dụ 20%), acid salicylic có tác dụng ăn mòn da nên thường được dùng để điều trị chai gan bàn chân. Môi trường ẩm là cần thiết để acid salicylic có tác dụng làm lợt và làm bong tróc mô biểu bì.
Thuốc có tác dụng chống nấm yếu, nhờ làm bong lớp sừng ngăn chặn nấm phát triển và giúp cho các thuốc chống nấm thấm vào da, do đó cũng được dùng để điều trị một số bệnh nấm ngoài da. Khi phối hợp, acid salicylic và lưu huỳnh có tác dụng hiệp lực làm tróc lớp sừng.
Không dùng acid salicylic đường toàn thân vì tác dụng kích ứng rất mạnh trên niêm mạc tiêu hóa và các mô khác.
Acid salicylic được hấp thu dễ dàng qua da.
Acid salicylic liên kết với protein huyết tương khoảng 90%.
Thể tích phân bố khoảng 170 ml/kg.
Acid salicylic trải qua các phản ứng liên hợp tạo ra chất chuyển hóa chính là acid salicyluric và chất liên hợp glucuronid..
Acid salicylic bài tiết chậm qua nước tiểu (khoảng 10%), do vậy đã có trường hợp bị ngộ độc cấp salicylate sau khi dùng quá nhiều acid salicylic trên diện rộng của cơ thể.
Tránh bôi các thuốc như adapalene, alitretinoin, isotretinoin, tretinoin, bexarotene, tazarotene, trifarotene và acid salicylic ở cùng 1 vị trí vì tăng khả năng bị kích ứng hoặc khô da quá mức.
Acid salicylic chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Nên dùng nồng độ thấp, 1 lần/ngày, sau đó tăng dần nồng độ thuốc và số lần bôi trong ngày, tùy theo đáp ứng của người bệnh.
Cụ thể: bôi acid salicylic tại chỗ trên da, 1 lần/ngày, có thể tăng tới 3 lần/ngày. Khởi đầu nên dùng dạng 2%, sau đó tăng lên 6% nếu thấy cần thiết, có thể kết hợp với các thuốc khác (đặc biệt là hắc ín than đá).
Acid salicylic nồng độ cao tới 60% được dùng như một chất ăn mòn da để điều trị hột cơm hoặc chai ở gan bàn chân.
Các vết chai hoặc sẹo: cần thay miếng thuốc dán cách 48 giờ một lần và điều trị trong 14 ngày cho đến khi hết các vết chai hoặc sẹo. Có thể ngâm các vết chai hoặc sẹo trong nước ấm ít nhất 5 phút để giúp các vết chai dễ tróc ra.
Các hạt mụn cơm: tùy thuộc vào chế phẩm, dán thuốc 2 ngày một lần hoặc dán khi đi ngủ, để ít nhất 8 giờ, bỏ thuốc dán ra vào buổi sáng và dán thuốc mới sau 24 giờ. Trong cả hai trường hợp, cần tiếp tục dùng thuốc có thể tới 12 tuần, cho đến khi tẩy được hạt mụn cơm.
Dạng nước gội hoặc xà phòng tắm: làm ướt tóc và da đầu bằng nước ấm, xoa đủ lượng nước gội hoặc xà phòng tắm để làm sủi bọt và cọ kỹ trong 2 - 3 phút, xối rửa, xoa và bôi lại, sau đó xả với nước sạch.Trẻ em
Với acid salicylic 1% dùng bôi tại chỗ. Sử dụng ở trẻ từ 12 tuổi trở lên: rửa sạch và lau khô vùng da cần điều trị, bôi 2 – 3 lần/ngày. Nếu bị khô da có thể giảm còn 1 lần/ngày.
Người cao tuổi: liều và cách dùng như với người lớn.
Kích ứng da nhẹ, cảm giác bị châm đốt.
Kích ứng da trung bình đến nặng. Loét hoặc ăn mòn da, đặc biệt khi dùng chế phẩm acid salicylic có nồng độ cao.
Không có báo cáo.
Khó thở; khô và bong tróc da; phát ban, ngứa.
Thuốc không ảnh hưởng khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Quá liều và độc tính
Khi uống phải acid salicylic, triệu chứng ngộ độc thường biểu hiện khác nhau tùy từng người như thở sâu, nhanh, ù tai, điếc, giãn mạch, ra mồ hôi.
Dùng dài ngày acid salicylic trên diện rộng có thể bị ngộ độc salicylate (triệu chứng: lú lẫn, chóng mặt, đau đầu nặng hoặc liên tục, thở nhanh, tiếng rung hoặc tiếng vo vo trong tai liên tục).
Cách xử lý khi quá liều
Phải rửa dạ dày và theo dõi pH huyết tương, nồng độ salicylate trong huyết tương và các chất điện giải. Có thể phải kiềm hóa nước tiểu bắt buộc để tăng bài niệu, nếu nồng độ salicylate trong huyết tương trên 500 mg/lit ở người lớn hoặc 300 mg/lit ở trẻ em.
Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy bôi càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và bôi liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng thuốc gấp đôi liều đã quy định