Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Tramadol
Loại thuốc
Thuốc giảm đau tổng hợp loại opioid.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nang cứng: Tramadol hydrocloride 50mg
Viên nén phóng thích kéo dài: Tramadol Hydrochloride 100mg.
Dung dịch tiêm: Tramadol hydrocloride 100 mg/2ml, 50 mg/ml.
Tramadol được chỉ định điều trị giảm đau trong các trường hợp đau nặng hoặc trung bình khi có chống chỉ định hoặc dùng các thuốc giảm đau khác không có hiệu quả.
Tramadol hydrochloride là thuốc giảm đau tổng hợp loại opioid có tác dụng giảm đau theo cơ chế trung ương và có thể gây nghiện như morphin. Thuốc và chất chuyển hóa o- desmethyltramadol (M1) của tramadol hydrochloride gắn vào thụ thể µ của nơron thần kinh và làm giảm sự tái nhập norepinephrin và serotonin vào tế bào nên có tác dụng giảm đau.
Tác dụng giảm đau xuất hiện sau khi dùng thuốc 1 giờ và đạt tác dụng tối đa sau 2 - 3 giờ. Khác với morphin, tramadol hydrochloride không gây giải phóng histamin, không ảnh hưởng đến tần số tim và chức năng thất trái và ở liều điều trị tramadol hydrochlorid ít ức chế hô hấp hơn morphin.
Tramadol hydrochloride hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Thức ăn ít ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc.
Trong máu thuốc gắn vào protein khoảng 20% và được phân bố trong tất cả các cơ quan với thể tích phân bố khoảng 2,7 lít/kg.
Sự chuyển hóa lần đầu qua gan mạnh nên sinh khả dụng tuyệt đốì của thuốc chỉ đạt 75%. Thời gian đạt nồng độ tối đa trong máu khác nhau giữa tramadol hydrochloride và chất chuyển hóa. Tramadol hydrochloride có nồng độ tối đa trong máu sau khi dùng 2 giờ, còn sản phẩm chuyển hóa M1 là 3 giờ.
Trong cơ thể tramadol bị chuyển hóa thông qua phản ứng N và O khử methyl dưới sự xúc tác của 2 isoenzym CYP3A4 và CYP2D6. Dưới sự xúc tác của CYP2D6, tramadol chuyển hóa thành MI còn tác dụng giảm đau, do vậy khi dùng kèm với một số chất có khả năng gây cảm ứng isoenzym này sẽ làm thay đổi tác dụng của tramadol.
Hoạt tính của isoenzym CYP2D6 có tính di truyền. Tỉ lệ có hoạt tính enzym yếu chiếm khoảng 7%. Ngoài sự chuyển hóa qua pha I, tramadol và chất chuyển hóa còn bị chuyển hóa qua pha II thông qua phản ứng liên hợp với acid glucuronic hoặc acid sulfuric.
Thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận 90% và 10% qua phân, dưới dạng chưa chuyển hóa chiếm tỉ lệ 30% và đã chuyển hóa là 60%. Thuốc đi qua nhau thai và sữa mẹ. T1/2 của tramadol hydrochloride là 6,3 giờ còn của M1 là 7,4 giờ.
Carbamazepin: Làm tăng chuyển hoá tramadol hydrochloride.
Quinidin: Ức chế CYP2D6 làm giảm chuyển hoá và tăng tác dụng của tramadol hydrochloride.
Warfarin: Tramadol hydrochloride làm kéo dài thời gian prothrombin, khi dùng phối hợp với warfarin cần phải kiểm tra thời gian prothrombin thường xuyên.
Fluoxetin, paroxetin, aminotriptylin làm giảm chuyển hoá tramadol hydrochloride, ngược lại tramadol hydrochloride ức chế sự tái nhập noradrenalin và serotonin. Do vậy, không được phối hợp trong điều trị.
Rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc giảm đau opioid. Ảnh hưởng trên sự tỉnh táo nên có thể gây nguy hiểm cho người khi lái xe và vận hành máy móc.
Tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn và các thuốc có chứa cồn khi đang sử dụng thuốc này.
Tramadol chống chỉ định với các trường hợp:
Dùng đường uống:
Liều lượng và số lần dùng thuốc phụ thuộc vào tình trạng đau câp tính hay mạn tính nhưng tốt nhất là thời gian tối đa không quá 7 ngày cho một đợt điều trị. Uống cả viên, không chia nhỏ hoặc nhai, với đủ chất lỏng, có hoặc không có thức ăn.
Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi: Liều thông thường: uống 1 - 2 viên/ lần, cách 4 - 6 giờ/ lần. Tổng liều một ngày không quá 400mg tramadol hydrochlorid.
Tiêm bắp – tiêm tĩnh mạch – tiêm dưới da:
Người lớn, trẻ em > 14 tuổi: 1 ống 100 mg hoặc 2 ống 50 mg, tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch chậm. Có thể dùng thêm liều thứ hai sau 30 - 60 phút. Tối đa 400 mg/ngày.
Trong trường hợp điều trị sau phẫu thuật, liều dùng có thể lên đến 500 mg/4 giờ.
Trẻ em > 1 tuổi: 1 - 2 mg/kg thể trọng.
Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng thận:
Nếu độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút: Khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc là 12 giờ và tổng liều không vượt quá 200 mg/ngày.
Nếu độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút: Không được dùng tramadol.
Tramadol được thải trừ rất chậm qua thẩm tách hoặc lọc máu, vì vậy sử dụng thuốc sau khi thẩm tách để duy trì tác dụng giảm đau thường không cần thiết.
Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng gan nặng: Liều một lần 50 mg, cách 12 giờ/lần.
Khó chịu, lo lắng, bồn chồn, lú lẫn, căng thẳng thần kinh, rối loạn giấc ngủ, nôn, buồn nôn, đau bụng, chán ăn, trướng bụng, táo bón, tăng trương lực cơ.
Dị ứng, sốc phản vệ, có xu hướng nghiện, giảm cân. Hạ huyết áp thể đứng, ngất, tim đập nhanh. Mất trí nhớ, rối loạn nhận thức, trầm cảm, khó tập trung, ảo giác, dáng đi bất thường, co giật, run. Khó tiểu tiện, rối loạn kinh nguyệt.
Rối loạn điện tim và huyết áp, nhồi máu cơ tim, đau nửa đầu, viêm gan, viêm miệng...
Các triệu chứng của phản ứng ngưng thuốc, tương tự như trong hội chứng cai thuốc có thể gồm: tình trạng kích động, lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, tăng động, run và triệu chứng tiêu hóa. Nếu ngưng sử dụng đột ngột tramadol, các triệu chứng ngưng thuốc rất hiếm có thể gồm: cơn hoảng loạn, lo lắng nghiêm trọng, ảo giác, dị cảm, ù tai và các triệu chứng thần kinh trung ương bất thường khác.
Những người có tiền sử sốc phản vệ với codein hoặc các opioid khác khi dùng tramadol hydrochlorid dễ có nguy cơ sốc phản vệ.
Người có tiền sử lệ thuộc opioid, nếu dùng tramadol sẽ gây lệ thuộc thuốc trở lại.
Trường hợp cần thiết phải phối hợp với các thuốc ức chế thần kinh trung ương thì phải giảm liều tramadol hydrochloride.
Mặc dù tramadol hydrochloride gây ức chế hô hấp kém morphin nhưng khi dùng liều cao hoặc kết hợp với các thuốc gây mê, rượu sẽ làm tăng nguy cơ ức chế hô hấp.
Những người bệnh có biểu hiện của tăng áp lực sọ não hoặc chấn thương vùng đầu khi dùng tramadol hydrochloride cần phải theo dõi trạng thái tâm thần cẩn thận.
Người có chức năng gan, thận giảm cần phải giảm liều tramadol hydrochloride.
Nguy cơ nghiện thuốc nếu dùng tramadol quá 7 ngày liền lặp lại. Người bệnh thèm thuốc, tìm kiếm thuốc, và tăng liều do nhờn thuốc.
Sử dụng đồng thời tramadol làm tăng nguy cơ co giật ở bệnh nhân dùng: các chất ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin (thuốc chống trầm cảm SSRI hoặc anorectics), thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs), và các hợp chất tricyclic khác (ví dụ, cyclobenzaprin, promethazin,…), các opioid khác.
Sử dụng tramadol có thể làm tăng nguy cơ co giật ở bệnh nhân đang dùng: thuốc ức chế MAO, thuốc an thần kinh, hoặc các loại thuốc khác làm giảm ngưỡng co giật.
Nguy cơ co giật cũng có thể tăng ở những bệnh nhân bị bệnh động kinh, người có tiền sử co giật, hoặc bệnh nhân có nguy cơ co giật (như chấn thương đầu, rối loạn chuyển hóa, uống rượu và ngừng thuốc, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương). Khi quá liều tramadol, việc dùng chung với naloxon có thể làm tăng nguy cơ co giật.
Nguy cơ tự tử: Trường hợp tử vong liên quan đến Tramadol đã xảy ra ở những bệnh nhân có tiền sừ rối loạn cảm xúc hay ý tưởng tự sát trước đó hoặc có tiền sử lạm dụng thuốc an thần, rượu và các thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương.
Nguy cơ hội chứng Serotonin: Sự phát triển của hội chứng serotonin đe dọa tính mạng có thể xảy ra khi sừ dụng các thuốc chứa tramadol, đặc biệt sử dụng đồng thời những thuốc serotonergic như SSRIs, SNRIs, TCAs, MAOIs, và triptans, các thuốc này làm giảm chuyển hóa của serotonin (bao gồm MAOIs), và làm giảm sự chuyển hóa của tramadol (các chất ức chế CYP2D6 và CYP3 A4). Điều này có thể xảy ra khi dùng đúng liều khuyến cáo.
Hội chứng serotonin có thể bao gồm những thay đổi về tinh thần, trạng thái (kích động, ảo giác, hôn mê), mất ổn định (nhịp tim nhanh, huyết áp không ổn định, tăng thân nhiệt), quang sai thần kinh cơ (tăng phản xạ, mất phối hợp) và / hoặc các triệu chứng tiêu hóa (buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy).
Phản ứng phản vệ: phản ứng phản vệ hiếm khi gây tử vong ở những bệnh nhân được điều trị với tramadol. Phản ứng phản vệ thường xảy ra sau liều đầu tiên. Các phản úng dị ứng khác bao gồm ngứa, nổi mề đay, co thắt phế quản, phù mạch, hoại tử biểu bì và hội chứng Stevens Johnson. Bệnh nhân có tiền sử phản ứng phản vệ với codein và các opioid khác có thể có nguy cơ cao và không nên dùng tramadol.
Suy hô hấp: Sừ dụng tramadol thận trọng ở những bệnh nhân có nguy cơ suy hô hấp. Ở những bệnh nhân này, nên xem xét đến các thuốc giảm đau không opioid khác. Khi liều cao tramadol được dùng với thuốc gây mê hoặc uống rượu, thì suy hô hấp có thể xảy ra. Nên điều trị suy hô hấp khi dùng thuốc quá liều. Nếu dùng naloxon, thì nên sừ dụng một cách thận trọng vì nó có thể thúc đẩy cơn co giật.
Do thuốc đi qua được nhau thai nên không dùng thuốc trước khi chuyển dạ hoặc trong khi chuyển dạ trừ trường hợp hiệu quả mong đợi thật sự lớn hơn nguy cơ. Phụ nữ mang thai nếu dùng tramadol hydrochloride dài ngày có thể gây nghiện thuốc và hội chứng cai cho trẻ sau khi sinh.
Thuốc vào sữa mẹ và sự an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không nên dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú.
Tramadol hydrochloride làm giảm sự tỉnh táo, do vậy không dùng thuốc khi lái tàu xe, vận hành máy móc và làm việc trên cao.
Quá liều và độc tính
Quá liều phụ thuộc vào liều dùng, thường có biểu hiện là: Nôn, co giật, bối rối, lo âu, nhịp nhanh, tăng huyết áp, hôn mê, suy hô hấp.
Cách xử lý khi quá liều
Tuỳ theo mức độ quá liều mà có phương pháp xử trí khác nhau. Trước tiên phải duy trì tình trạng thông khí tốt, điều trị tích cực, chống co giật bằng thuốc ngủ nhóm barbiturat hoặc dẫn xuất benzodiazepin, cho uống than hoạt để tăng hấp phụ, giảm hấp thu tramadol.
Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Tên thuốc: Tramadol
Drugbank: https://drugbank.vn/thuoc/Tramadol-Stada-100mg&VD-23235-15
Drugbank: https://drugbank.vn/thuoc/Tramadol-50mg&VD-29638-18
EMC: https://www.medicines.org.uk/emc/product/11799/smpc#FORM
Ngày cập nhật: 22/07/2021