Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Danh mục | Thuốc tim mạch huyết áp |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách | Hộp 10 Vỉ x 10 Viên |
Thành phần | |
Chỉ định | Bệnh mạch vành, Rối loạn nhịp tim, Loét thực quản, Suy tim, Cơn đau thắt ngực, Huyết áp cao, Cường giáp |
Chống chỉ định | Huyết áp thấp, Hen phế quản, Phổi tắc nghẽn mạn tính, Block nhĩ thất, Tim đập chậm |
Nhà sản xuất | RUSAN PHARMA LTD |
Nước sản xuất | Ấn Độ |
Xuất xứ thương hiệu | Ấn Độ |
Số đăng ký | VN-20083-16 |
Thuốc cần kê toa | Có |
Mô tả ngắn | Bisocar 2,5 là một sản phẩm của công ty Rusan Pharma Ltd., chứa thành phần hoạt chất bisoprolol fumarat. Thuốc được dùng để điều trị đau thắt ngực, tăng huyết áp và điều trị suy tim mạn tính ổn định kèm suy giảm chức năng tâm thu thất trái kết hợp với thuốc ức chế enzym chuyển, thuốc lợi tiểu và các glycosid tim. Bisocar 2,5 được bào chế dạng viên nén bao phim màu trắng, hình trái tim, hai mặt hơi lồi và đóng gói theo quy cách: Hộp 10 vỉ x 10 viên. |
Lưu ý | Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo. |
Thuốc Bisocar 2.5mg là gì?
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Bisoprolol | 2.5mg |
Thuốc Bisocar 2,5 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Bisoprolol là thuốc chẹn thụ thể beta-1-adrenergic chọn lọc cao, không có tác dụng kích thích thần kinh giao cảm nội tại và không có tính chất ổn định màng. Bisoprolol cho thấy có ái lực thấp với thụ thể beta-2 của cơ trơn phế quản và mạch máu cũng như ảnh hưởng trên thụ thể beta-2 liên quan đến điều hòa chuyển hóa.
Do đó, bisoprolol nhìn chung không ảnh hưởng lên trở kháng đường thở và các tác dụng chuyển hóa qua trung gian thụ thể beta-2. Đặc tính chọn lọc trên beta-1 của thuốc vẫn tồn tại với liều vượt khoảng liều điều trị. Bisoprolol được dùng điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực và suy tim. Hiệu quả của bisoprolol tương đương với các thuốc chẹn beta khác, cơ chế tác động trên tăng huyết áp chưa được hiểu rõ.
Tuy nhiên, bisoprolol làm giảm tác động rennin huyết tương một cách rõ rệt. Cơ chế điều trị đau thắt ngực: Bằng cách ức chế thụ thể beta trên tim, bisoprolol ức chế tác động thần kinh giao cảm. Kết quả là làm giảm nhịp tim và giảm co bóp cơ tim dẫn đến giảm nhu cầu oxy của cơ tim.
Trong điều trị cấp tính trên bệnh nhân tim mạch vành không bị suy tim mãn tính, bisoprolol làm giảm nhịp tim và giảm thể tích máu tống ra trong mỗi lần tim bóp, do đó giảm lưu lượng tim và giảm tiêu thụ oxy. Trong điều trị mạn tính, bisoprolol làm giảm tính đề kháng động mạch ngoại biên tăng cao lúc ban đầu.
Hấp thu
Bisoprolol được hấp thu gần như hoàn toàn qua đường tiêu hoá và chuyển hoá qua gan lần đầu rất ít nên đạt sinh khả dụng khá cao, khoảng 90%. Thuốc có dược động học tuyến tính trong khoảng liều rộng từ 2,5 - 100 mg, không phụ thuộc vào tuổi. Thức ăn không ảnh hưởng đến hấp thu thuốc.
Phân bố
Khoảng 30% bisoprolol gắn vào protein huyết tương. Thể tích phân bố là 3,5 l/kg.
Chuyển hóa và thải trừ
Nửa đời huyết tương của thuốc ở người khoẻ mạnh khoảng 9 - 12 giờ, tăng lên trong những trường hợp suy giảm chức năng thận hoặc xơ hoá gan. Thuốc bài tiết qua nước tiểu khoảng 50% là chất chuyển hoá và 50% dưới dạng nguyên vẹn.
Dùng theo đường uống. Nên dùng thuốc vào buổi sáng và có thể uống cùng với thức ăn. Nuốt nguyên viên với nước, không được nhai.
Người lớn
Điều trị tăng huyết áp
Liều khởi đầu được khuyến cáo là 2,5 - 5 mg x 1 lần/ngày.
Với bệnh nhân không kiểm soát được huyết áp bằng liều khởi đầu, có thể tăng tuỳ theo dung nạp đến 10 mg, trường hợp nặng có thể tăng lên tối đa 20 mg/ngày.
Điều trị tăng đau thắt ngực
Liều thường dùng: 10 mg x 1 lần/ngày, tối đa 20 mg/ngày. Một số bệnh nhân có thể đạt hiệu quả điều trị với liều 5 mg/ngày.
Người cao tuổi
Có chức năng gan thận bình thường: Không cần thay đổi liều.
Suy thận hoặc suy gan
Với bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin trong khoảng 5 - 20 ml/phút) và bệnh nhân bị tổn thương gan nặng hoặc tiến triển, khuyến cáo không nên dùng quá 10 mg/ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Nếu quá liều xảy ra, phải ngưng bisoprolol và điều trị hỗ trợ và triệu chứng. Có một số ít dữ liệu cho thấy bisoprolol khó bị thẩm tách.
Dựa trên các tác động được lực đã biết trước và các khuyến cáo cho các thuốc chẹn beta khác, cần xem xét các biện pháp sau đây khi có các dấu hiệu lâm sàng sau:
• Nhịp tim chậm: Tiêm tĩnh mạch atropin. Nếu đáp ứng không đầy đủ, có thể dùng một các thận trọng isoprenalin hoặc một số thuốc khác có tác dụng làm tăng nhịp tim. Trong một số trường hợp, đặt máy tạo nhịp tim nếu cần thiết.
• Hạ huyết áp: Truyền dịch tĩnh mạch và dùng các thuốc tăng huyết áp. Có thể dùng glucagon tiêm tĩnh mạch.
• Block nhĩ thất (độ 2 hoặc độ 3): Theo dõi cẩn thận bệnh nhân và tiêm truyền isoprenali hoặc đặt máy tạo nhịp tim.
• Suy tim cấp trầm trọng: Tiêm tĩnh mạch thuốc lợi tiểu, thuốc tăng co bóp cơ tim, thuốc giãn mạch.
• Co thắt phế quản: Dùng thuốc giãn phế quản như isoprenalin, thuốc kích thích giao cảm beta-2 và/hoặc aminophyllin.
• Hạ glucose huyết: Tiêm tĩnh mạch glucose.
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Bisocar 2,5, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp (>1/100 đến <1/10)
Tâm thần: Rối loạn giấc ngủ, trầm cảm.
Thần kinh: Chóng mặt, nhức đầu.
Tim: Tăng suy tim (ở bệnh nhân suy tim mạn).
Mạch máu: Cảm thấy lạnh hay tê cóng tay chân, hạ huyết áp đặc biệt ở bệnh nhân suy tim.
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón.
Ít gặp (>1/1.000 đến <1/100)
Tâm thần: Ác mộng, ảo giác.
Hô hấp, lồng ngực và trung thất: Co thắt phế quản ở bệnh nhân hen phế quản hoặc có tiền sử tắc nghẽn khí quản.
Cơ xương và mô liên kết: Yếu cơ và có rút cơ.
Hiếm gặp (>1/10.000 đến <1/1.000)
Thần kinh: Ngất.
Mắt: Giảm tiết nước mắt (cần lưu ý nếu bệnh nhân dùng kính sát tròng).
Tai: Rối loạn thính giác.
Tim: Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, tăng suy tim (ở bệnh nhân tăng huyết áp hoặc đau thắt ngực), nhịp tim chậm (ở bệnh nhân tăng huyết áp hoặc đau thắt ngực).
Hô hấp, lồng ngực và trung thất: Viêm mũi dị ứng.
gan mật: Viêm gan.
Hệ sinh sản: Rối loạn cương dương .
Da và mô dưới da: Phản ứng mẫn cảm (như ngứa, đỏ da, phát ban).
Các xét nghiệm: Tăng triglyceride, tăng enzym gan (ALAT, ASAT).
Rất hiếm gặp (<1/10.000).
Mắt: Viêm kết mạc.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Thuốc Bisocar 2,5 chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Điều trị suy tim mạn:
Điều trị suy tim mạn ổn định với bisoprolol phải được bắt đầu với giai đoạn điều chỉnh liều đặc biệt.
Việc bắt đầu và ngừng điều trị suy tim mạn ổn định với bisoprolol đòi hỏi phải theo được theo dõi thường xuyên.
Chưa có kinh nghiệm điều trị bằng bisoprolol cho bệnh nhân suy tim và kèm theo các bệnh sau:
Các chỉ định khác:
Có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột tử nếu bệnh nhân bị bệnh tim mạch vành ngưng điều trị đột ngột.
Đặc biệt đối với bệnh nhân bị bệnh tim do thiếu máu cục bộ, không được ngừng bisoprolol đột ngột trừ khi có chỉ định rõ ràng, vì điều này có thể làm cho tình trạng tim trầm trọng hơn khi chuyển tiếp. Thận trọng Điều trị tăng huyết áp hoặc đau thắt ngực: Bisoprolol phải được sử dụng một cách thận trọng cho bệnh nhân tăng huyết áp hoặc đau thắt ngực có kèm suy tim. hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đề kháng đường
Bisoprolol phải được sử dụng một cách thận trọng trong các trường hợp sau: .
Thuốc này có chứa lactose. Những bệnh nhân có vấn đề về di truyền không dung nạp galactose hiếm gặp, thiếu men Lapp lactase hoặc kém hấp thu glusoe-galactose không nên dùng thuốc này.
Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Trong một nghiên cứu trên các bệnh nhân bị bệnh tim mạch vành cho thấy bisoprolol không ảnh hưởng đến khả năng lái xe. Tuy nhiên, tùy theo phản ứng của mỗi cá nhân, khả năng lái xe và vận hành máy móc thể bị suy giảm. Cần đặc biệt lưu ý đến khả năng này khi bắt đầu điều trị, khi thay đổi liều hoặc khi dùng thuốc chung với rượu.
Tác dụng dược lực của bisoprolol có thể gây hại cho phụ nữ có thai và/hoặc thai nhi/trẻ sơ sinh. Nói chung, các thuốc chẹn thụ thể beta làm giảm lượng máu đến nhau thai dẫn đến làm thai chậm phát triển, thai lưu, sẩy thai hoặc sinh non. Các tác dụng phụ (như hạ glucose huyết, nhịp tim chậm) có thể xảy ra với thai nhi và trẻ sơ sinh. Nếu việc điều trị với các thuốc chẹn beta là cần thiết thì nên dùng các thuốc chẹn chọn lọc thụ thể beta-1. Không khuyến cáo dùng bisoprolol cho phụ nữ có thai trừ khi thật cần thiết. Nếu việc điều trị với bisoprolol là cần thiết, cần theo dõi chặt chẽ lượng máu đến tử cung, nhau thai và sự phát triển của thai nhi. Trong trường hợp xảy ra ảnh hưởng có hại cho phụ nữ có thai hoặc thai nhi, cần xem xét thay đổi phương pháp điều trị. Trẻ sơ sinh cần được theo dõi chặt chẽ.
Chưa có số liệu về khả năng phân bố của bisoprolol vào sữa mẹ hoặc tính an toàn của bisoprolol đối với trẻ sơ sinh. Vì thế, không khuyến cáo sử dụng bisoprolol cho phụ nữ cho con bú.
Kết hợp không được khuyến cáo
Điều trị suy tim mạn:
Các thuốc chống loạn nhịp nhóm I (như quinidin, disopyramid; lidocain, phenytoin, flecainid, propafenon): Có khả năng ảnh hưởng lên thời gian dẫn truyền nhĩ thất và tăng tác dụng ức chế co bóp cơ tim.
Tất cả các chỉ định:
Các thuốc đối kháng calci kiểu veparamil và diltiazem (ở mức độ thấp hơn): Làm giảm sự co bóp và dẫn truyền nhĩ thất. Khi tiêm tĩnh mạch veparamil cho bệnh nhân đang điều trị với thuốc chẹn beta có thể gây ra hạ huyết áp mạnh và blốc nhĩ thất.
Các thuốc hạ huyết áp tác động lên hệ thần kinh trung ương như clonidin và các thuốc khác (như methyldopa, moxonodin, rilmenidin): Sử dụng đồng thời với các thuốc hạ huyết áp tác động lên hệ thần kinh trung ương có thể làm nặng hơn tình trạng suy tim do làm giảm trương lực giao cảm trung ương (giảm nhịp tim và công năng tim, giãn mạch). Ngưng dùng thuốc đột ngột, đặc biệt là trước khi ngưng sử dụng thuốc chẹn beta có thể làm tăng nguy cơ “tăng huyết áp dội ngược”.
Kết hợp cần thận trọng
Điều trị tăng huyết áp/đau thắt ngực:
Các thuốc chống loạn nhịp nhóm I (như quinidin, disopyramid; lidocain, phenytoin, flecainid, propafenon): Có khả năng ảnh hưởng lên thời gian dẫn truyền nhĩ thất và tăng tác dụng ức chế tính co bóp cơ tim.
Tất cả các chỉ định:
Các thuốc chẹn kênh calci nhóm dihydropyridin như felodipin và amlodipin: Khi dùng đồng thời có thể tăng nguy cơ hạ huyết áp, và không loại trừ gia tăng nguy cơ làm xấu đi chức năng bơm máu của tam thất ở những bệnh nhân suy tim.
Các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm III (như amiodaron): Có khả năng ảnh hưởng lên thời gian dẫn truyền nhĩ thất. • Các thuốc chẹn beta tác dụng tại chỗ (như thuốc nhỏ mắt trong điều trị glôcôm): Có thể có tác dụng hiệp lực với tác dụng toàn thân của bisoprolol.
Các thuốc kích thích hệ đối giao cảm: Sử dụng đồng thời có thể làm tăng thời gian dẫn truyền nhĩ thất và tăng nguy cơ bị nhịp tim chậm.
Insulin và các thuốc chống đái tháo đường dùng đường uống: Gia tăng tác dụng hạ đường huyết.
Các thuốc gây mê: Làm giảm phản xạ tim nhanh và tăng nguy cơ hạ huyết áp (xem phần “Cảnh báo và thận trọng”).
Các glycosid tim (digitalis): Làm giảm nhịp tim, tăng thời gian dẫn truyền nhĩ thất.
Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): NSAIDs có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của bisoprolol.
Các thuốc kích thích giao cảm beta (như isoprenalin, dobutamin): Sử dụng đồng thời với bisoprolol có thể làm giảm tác dụng của cả hai thuốc.
Các thuốc kích thích giao cảm tác động lên cả thụ thể β và α (như noradrenalin, adrenalin): Kết hợp với bisoprolol có thể làm tăng tác dụng co mạch gián tiếp qua thụ thể α của các thuốc này dẫn đến tăng huyết áp và làm trầm trọng hơn chứng khập khiễng cách hồi. Những tương tác này thường xảy ra với các thuốc chẹn beta không chọn lọc.
Kết hợp thuốc chống tăng huyết áp với các thuốc khác có khả năng làm hạ huyết áp (như thuốc chống trầm cảm ba vòng, barbiturat, phenothiazin) có thể làm tăng nguy cơ hạ huyết áp.
Kết hợp cần cân nhắc
Mefloquin: Tăng nguy cơ nhịp tim.
Các thuốc ức chế monoamin oxidase (ngoại trừ thuốc ức chế MAO-B): Tăng tác dụng hạ huyết áp của các thuốc chẹn beta, nhưng cũng có thể có nguy cơ bị cơn tăng huyết áp.
Rifampicin: Có thể làm giảm nhẹ thời gian bán thải của bisoprolol do kích thích các enzym chuyển hóa ở gan. Thông thường không cần thiết phải điều chỉnh liều.
Dẫn chất của ergotamin: Tăng rối loạn tuần hoàn ngoại vi.
Bảo quản ở nhiệt độ không quá 300C.
Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như
Theo thể chất:
Theo đường dùng:
Lọc theo:
Lê Quang Đạo
Chào bạn Long,
Dạ sản phẩm có giá 90,000 đồng/ Hộp ạ.
Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.
Thân mến!
Hữu ích
Tuan
Hữu ích
Lữ Thị Anh Thư
Chào bạn Tuan,
Dạ sản phẩm có giá 90,000 đồng/ Hộp ạ.
Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.
Thân mến!
Hữu ích
Nguyễn thanh long
Hữu ích
Tô Thị Hồng Anh
Chào bạn Nguyễn thanh long,
Dạ sản phẩm còn hàng trên hệ thống ạ.
Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.
Thân mến!
Hữu ích
Long
Hữu ích
Trả lời