Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Khi lớp chất nhầy lót bên trên lớp niêm mạc thực quản bị bào mòn do axit dạ dày và các loại dịch dạ dày, khả năng bảo vệ đường tiêu hóa giảm đi dẫn đến hình thành vết loét tại thực quản gọi là loét thực quản. Tình trạng này xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh trào ngược dạ dày thực quản, một số loại thuốc, nhiễm các loại nấm, vi khuẩn,... tình trạng này có thể được điều trị hiệu quả khi thay đổi lối sống hay sử dụng một số loại thuốc.
Loét thực quản là tình trạng tổn thương làm mất liên tục lớp niêm mạc thực quản. Tổn thương này thường do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (chiếm tỉ lệ khoảng 2-7%) hay viêm thực quản kéo dài do nấm, vi khuẩn,... gây ra.
Các dấu hiệu và triệu chứng loét thực quản xuất hiện thường tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây bệnh:
Loét thực quản do GERD gây ra thường biểu hiện các triệu chứng thực quản và dạ dày như trào ngược, khó nuốt, đau ngực, ợ nước, nuốt đau, buồn nôn, nôn, đau sau xương ức và đặc trưng là cảm giác nóng rát.
Thông thường, nuốt đau, khó nuốt và đau sau xương ức được báo cáo ở bệnh nhân loét thực quản do thuốc và viêm thực quản truyền nhiễm.
Hơn nữa, bệnh trào ngược dạ dày mãn tính dai dẳng với trương lực cơ của cơ thắt thực quản trên giảm, khi nghỉ ngơi có thể gây ra các triệu chứng thanh quản như hắng giọng, đau họng và ho khan dai dẳng.
Khi có vết loét thực quản đang hoạt động, bệnh nhân có thể bị nôn ra máu, nôn ra bã cà phê, đau ngực dưới xương ức lan ra sau lưng.
Loét thực quản khiến người mắc bệnh ăn uống kém, lo lắng, suy mòn,... khiến người mắc khó chịu và mệt mỏi.
Các biến chứng có thể phát sinh do loét thực quản bao gồm:
Khi có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào kể trên bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm giúp vết loét mau lành, hạn chế diễn tiến nặng thêm.
GERD là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây loét thực quản, ngoài ra còn nhiều nguyên nhân gây loét thực quản như sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID, kháng sinh) kéo dài, xạ trị, bệnh Crohn, uống nhầm độc chất, bệnh da liễu, ung thư và tác nhân truyền nhiễm như nấm candida, virus herpes simplex (HSV) cytomegalovirus (CMV) và tình trạng suy giảm miễn dịch (HIV). Các nguyên nhân gây loét thực quản cụ thể như sau:
GERD: Nguyên nhân phổ biến nhất gây loét thực quản là trào ngược dạ dày thực quản với phần lớn bệnh nhân có kèm bất thường cơ vòng thực quản dưới (LES) khi đánh giá qua nội soi. Cơ vòng thực quản dưới có nhiệm vụ ức chế sự trào ngược của các chất trong dạ dày lên thực quản. Khi cơ này yếu đi, lượng thức ăn chứa axit trào lên thực quản tiếp xúc niêm mạc thực quản gây loét.
Nôn kéo dài: Nôn mửa kéo dài hay gặp ở những bệnh nhân mắc chứng cuồng ăn, nghén nặng,... nôn kéo dài gây ra sự tiếp xúc thường xuyên của niêm mạc thực quản với các chất acid trong dạ dày cũng gây trầy xước, loét thực quản.
Thuốc: Thuốc có thể gây ra do bỏng cục bộ trên niêm mạc thực quản nếu bị kẹt tại thực quản trên bệnh nhân có vấn đề về khả năng nuốt (đột quỵ, bại não, chấn thương, hôn mê,...). Điều này thường xảy ra với những viên thuốc có độ pH thấp, gây phá hủy hàng rào bảo vệ lạnh của niêm mạc và hình thành vết loét.
Thủ thuật: Một số loại phẫu thuật, thủ thuật qua thực quản- dạ dày như nội soi dạ dày, đặt sonde mũi dạ dày hoặc nuốt phải dị vật cũng có thể là những nguyên nhân gây loét thực quản.