Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Danh mục | Thuốc trị thiếu máu |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Thành phần | Ferrous fumarate, Acid folic |
Chỉ định | |
Nhà sản xuất | PHARMEDIC |
Nước sản xuất | Việt Nam |
Xuất xứ thương hiệu | Việt Nam |
Số đăng ký | VD-26133-17 |
Thuốc cần kê toa | Không |
Mô tả ngắn | Folicfer là sản phẩm thuốc của Công ty cổ phần dược phẩm dược liệu Pharmedic với thành phần hoạt chất là Sắt II fumarat và Acid folic được chỉ định trong việc phòng và điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt, phòng và điều trị thiếu máu do thiếu sắt và acid folic ở phụ nữ mang thai. |
Thuốc Folicfer là gì?
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Ferrous fumarate | 54.6mg |
Acid folic | 0.4mg |
Thuốc Folicfer được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Sắt cần thiết cho sự tạo hemoglobin, myoglobin và enzym hô hấp cytocrome C.
Acid folic là vitamin nhóm B. Trong cơ thể nó được khử thành tetrahydrofolat là coenzym của nhiều quá trình chuyển hóa trong đó có tổng hợp các nucleotid có nhân purin hoặc pyrimidin; do vậy ảnh hưởng lên tổng hợp DNA. Acid folic cũng tham gia vào một số chuyển hoá biến đổi acid amin. Acid folic là yếu tố không thể thiếu được cho tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường. Thiếu acid folic gây thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống như thiếu máu do thiếu vitamin B12.
Phối hợp acid folic với sắt trị thiếu máu ở phụ nữ mang thai tốt hơn là chỉ dùng một chất đơn độc.
Sắt được hấp thu ở tá tràng và đầu gần hỗng tràng, sắt được dự trữ trong cơ thể dưới 2 dạng: Ferritin và hemosiderin. Khoảng 90% sắt đưa vào cơ thể được thải qua phân.
Acid folic được hấp thu chủ yếu ở đầu ruột non. Acid folic được tích trữ chủ yếu ở gan và được tập trung hoạt động trong dịch não tủy, thải trừ qua thận. Acid folic đi qua nhau thai và có trong sữa mẹ.
Không nên nhai viên thuốc.
Nên uống trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ, uống thuốc với ít nhất nửa cốc nước.
Bổ sung chế độ ăn uống:
Người lớn: 1 viên/ngày.
Phụ nữ mang thai: 2 viên/ngày.
Trẻ em: Theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Điều trị thiếu máu do thiếu sắt:
Người lớn: 3 viên/ngày; ngày 3 lần.
Trẻ em: Theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Triệu chứng:
Sắt có thể gây đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mất nước, nhiễm acid và sốc kèm ngủ gà. Sau khoảng 6 - 24 giờ có thể gây sốt cao, giảm glucose huyết, nhiễm độc gan, suy thận, cơn co giật và hôn mê. Dễ có nguy cơ thủng ruột nếu uống liều cao.
Điều trị:
Rửa dạ dày ngay bằng sữa hoặc dung dịch carbonat. Sau khi rửa dạ dày, bơm dung dịch deferoxamin vào dạ dày qua ống thông. Trường hợp lượng sắt dùng trên 60mg/kg hoặc khi có triệu chứng nặng, đầu tiên phải cho deferoxamin tiêm truyền tĩnh mạch.
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Khi sử dụng thuốc Folicfer, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Không rõ tần suất, ADR:
Miễn dịch: Ngứa, nổi ban, mày đay.
Tiêu hoá: Rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, nôn, táo bón và phân đen.
Khác: Nguy cơ ung thư liên quan đến dự trữ quá thừa sắt.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Folicfer chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Cơ thể thừa sắt: Bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm hemosiderin và thiếu máu tan huyết.
Hẹp thực quản, túi cùng đường tiêu hoá.
Người bệnh có nghi ngờ loét dạ dày, viêm ruột hồi hoặc viêm loét ruột kết mạn.
Người bệnh có thể bị khối u phụ thuộc folat.
Sản phẩm này có chứa lactose. Không nên dùng thuốc này cho bệnh nhân có những vấn đề di truyền hiếm gặp như không dung nạp galactose, khiếm khuyết Lapp hoặc kém hấp thu glucose-galactose.
Chưa thấy báo cáo.
Thuốc dùng được cho người mang thai khi thiếu máu do thiếu sắt và acid folic.
Thuốc dùng được cho người cho con bú.
Tránh dùng phối hợp sắt với ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin.
Dùng đồng thời với các thuốc kháng acid hay nước trà có thể làm giảm sự hấp thu sắt. Sắt có thể làm giảm sự hấp thu tetracyclin, penicilamin, methyldopa, carbidopa/levodopa, các quinolon, các hormon tuyến giáp và các muối kẽm.
Dùng chung folat với sulphasalazin, thuốc tránh thai: Hấp thu folat có thể bị giảm.
Dùng chung acid folic với thuốc chống co giật: Nồng độ thuốc chống co giật trong huyết thanh có thể bị giảm.
Cotrimoxazol làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu không lồ của acid folic.
Bảo quản nhiệt độ không quá 30 °C.
Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như
Theo thể chất:
Theo đường dùng:
Lọc theo:
Lê Quang Đạo
Chào bạn Thanh Tùng,
Dạ sản phẩm hiện đã hết hàng từ nhà sản xuất, bạn có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Thuốc Tardyferon B9 Pierre Fabre dự phòng thiếu sắt, acid folic (3 vỉ x 10 viên) có giá 84,000 ₫/hộp, tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link.
Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.
Thân mến!
Hữu ích
Peter Le
Hữu ích
Nguyễn Minh Hằng
Chào bạn Peter Le,
Dạ sản phẩm hiện đã hết hàng từ nhà sản xuất, bạn có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Thuốc Tardyferon B9 Pierre Fabre dự phòng thiếu sắt, acid folic (3 vỉ x 10 viên) có giá 84,000 ₫/hộp, tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link.
Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.
Thân mến!
Hữu ích
Chị Ngọc
Hữu ích
Lữ Thị Anh Thư
Chào chi Ngọc,
Dạ bạn có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Thuốc Tardyferon B9 Pierre Fabre dự phòng thiếu sắt, acid folic (3 vỉ x 10 viên), tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link.
Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT chị đã để lại ạ.
Thân mến!
Hữu ích
chi Thy
Hữu ích
Trần Quang Ngọc Dũng
Chào chi Thy,
Dạ bạn có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Thuốc Tardyferon B9 Pierre Fabre dự phòng thiếu sắt, acid folic (3 vỉ x 10 viên) có giá 28.000đ/ vỉ, tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link.
Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.
Thân mến!
Hữu ích
Thanh Tùng
Hữu ích
Trả lời